“động cơ không đồng bộ”.
3.3.1. Mục tiêu
- Báo cáo sản phẩm thu hoạch qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn về cấu tạo, ứng dụng của động cơ trong các lĩnh vực cuộc sống.
- Trải nghiệm thực tiễn về chế tạo một động cơ điện đơn giản. - Các nhóm trình bày báo cáo về sản phẩm các nhóm đã làm được.
3.3.2. Sản phẩm học tập
- Bài thu hoạch trải nghiệm về cấu tạo của động cơ không đồng bộ và ứng dụng của động cơ không đồng bộ trong các lĩnh vực cảu cuộc sống.
3.3.3. Tổ chức hoạt động
Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị của học sinh
Bài thu hoạch về hoạt động trải nghiệm cấu tạo động cơ không đồng bộ và ứng dụng động cơ không đồng bộ trong các lĩnh vực cuộc sống.
Nhiệm vụ 2: Báo cáo sản phẩm của hoạt động trải nghiệm về cấu tạo của động cơ không đồng bộ.
- GV tổ chức cho HS các nhóm báo cáo về sản phẩm thu hoạch.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Cử đại diện báo cáo sản phẩm
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm báo cáo sản phẩm
khi trải nghiệm thực tiễn.
*GV tổ chức cho các nhóm báo cáo.
Nhiệm vụ 3: Trải nghiệm về ứng dụng của động cơ trong các lĩnh vực của cuộc sống
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
+ Trả lời câu hỏi: Báo cáo hoạt động tìm hiểu về ứng dụng của động cơ không đồng bộ trong các lĩnh vực đời sống.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cử đại diện báo cáo kết quả hoạt động theo nhóm tìm hiểu về ứng dụng động cơ không đồng bộ.
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh trải nghiệm và chụp ảnh, quay video làm tư liệu để làm bài thu hoạch.
- GV: Tổ chức học sinh báo cáo kết quả trải nghiệm
Nhiệm vụ 4: Trải nghiệm tìm hiểu cách đấu dây của động cơ không đồng bộ ba pha
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Báo cáo sản phẩm nhóm mình + Trả lời câu hỏi: Trải nghiệm về cách đấu dây động cơ điện.
+ Sản phẩm là hình ảnh, vi deo sơ đồ đấu dây một số động cơ không đồng bộ mà các em đã trải nghiệm tìm hiểu.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ - Nhóm cử đại diện báo cáo.
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm trình chiếu kết quả hoạt động nhóm.
- GV: Tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm thu hoạch. 3.3.4. Phương án đánh giá
- GV dựa trên sản phẩm của các nhóm về: bài thuyết trình, các hoạt động của học sinh.
- Hs trong nhóm đánh giá lẫn nhau trong quá trình thực hiện về: tinh thần và thái độ làm việc
- HS các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau về: sản phẩm của nhóm, kết quả trả lời chất vấn của hs cả lớp (nếu có)
Kết luận chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu về quá trình dạy họ vật lý và công nghệ; xem xét các đặc điểm, vai trò, kết hợp với các phân tích về những thuận lợi của việc sử dụng dạy học trải nghiệm STEM trong việc phát triển phẩm chất và năng lực cho HS, chúng tôi nhận thấy:
– Việc sử dụng dạy học trải nghiệm STEM trong quá trình dạy học vật lí chắc chắn sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT. Đó là việc làm có cơ sở khoa học và là hết sức cần thiết.
Trong chương 2, đề tài đã thực hiện được các nhiệm vụ sau nhằm cụ thể hóa mục tiêu xây dựng và sử dụng tiến trình dạy học trải nghiêm STEM “ Động cơ không đồng bộ” – Vật lí 12, coogn nghệ 12 nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho HS.
Chúng tôi đã đưa ra căn cứ, nguyên tắc, đề xuất và phân tích quy trình để xây dựng hệ thống tiến trình phát triển phẩm chất và năng lực HS dựa trên ba yếu tố: kiến thức lí thuyết “Động cơ không đồng bộ ” – Vật lí 12, công nghệ 12; lý thuyết dạy học trải nghiệm STEM ; thực tiễn dạy học và cơ sở vật chất của trường THPT. Chúng tôi đã xây dựng được các tiến trình dạy học vận dụng trải nghiệm STEM bài “Động cơ không đồng bộ ” – Vật lí 12 và công nghệ 12 đảm bảo quy trình trên.
Chúng tôi đã đề xuất nguyên tắc, quy trình vận dụng nhằm phát triển phẩm chất và năng lực, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho HS. Từ đề xuất đó, chúng tôi đã soạn thảo ba tiến trình dạy học bài tập cho ba tiết học: Tìm hiểu lí thuyết về động cơ không đồng bộ; trải nghiệm thực tiễn về cấu tạo, ứng dụng cảu động cơ không đồng bộ và Báo cáo sản phẩm trải nghiệm.
Với các cơ sở khoa học và căn cứ như trên, chúng tôi hy vọng, tiến trình được xây dựng theo quy trình trên, nếu được sử dụng đúng nguyên tắc, đúng đối tượng sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học Vật lí nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.
CHƯƠNG 3