6. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 1 Đánh giá định tính
THỊ PHÂN PHỐI TẦN SUẤT TÍCH LŨY ĐIỂM KIỂM TRA
Hình 3.2: Đồ thị tần suất tích lũy
Từ kết quả thực nghiệm trên cho ta thấy:
- Điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. - Tỉ lệ % đạt khá, giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Tại các lớp thực nghiệm, khi tiến hành kiểm tra có bài đạt điểm tối đa. Trong khi mức điểm cao nhất của lớp đối chứng là 9.
- Tỉ lệ HS đạt điểm yếu ở lớp thực nghiệm luôn thấp hơn lớp đối chứng. - Hệ số biến thiên giá trị điểm số lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng
nghĩa là: Độ phân tán điểm số quanh điểm trung bình lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng.
- Đồ thị tần suất tích lũy lớp thực nghiệm nằm dưới đồ thị tần suất tích lũy lớp đối chứng. Qua đó thấy rằng chất lượng lớp thực nghiệm đều hơn. Như vậy, về mặt định lượng việc dạy học theo hệ thống bài tập trên đã phát huy sự sáng tạo cho người học đem lại hiệu quả khả quan khi vận dụng kiến thức kỹ năng của bản thân để giải các bài tập chương Cảm ứng điện từ.
Những học sinh tích cực, kiên trì, sáng tạo trong quá trình học tập của mình thì đạt điểm cao, số lượng học sinh này nhiều hơn ở lớp thực nghiệm. Ngược lại, những học sinh không cố gắng, ít tích cực chủ động khám phá, cách giải bài hay rườm rà có khi không đạt đến kết quả cuối cùng nên điểm thấp. Số học sinh này ở lớp đối chứng nhiều hơn so với lớp thực nghiệm.
Nhiệm vụ của GV là tạo cho HS sự tự tin, khuyến khích HS chủ động, mạnh dạn đưa ra ý tưởng trong các hoạt động học tập của mình. Khi hướng dẫn hoạt động học tập nói chung, hoạt động trải nghiệm STEM bài động cơ không đồng bộ vật lí 12 và công nghệ 12 từ nói riêng, hoạt động mà GV xây dựng cần phải đạt được các yêu cầu sau:
- Các tiến trình xây dựng phải kích thích được sựu hứng thú và nhu cầu tìm hiểu khám phá kiến thức của HS.
- Nội dung hoạt động học tập phải vừa sức, phù hợp với nội dung bài học, kích thích được hứng thú cho học sinh .
- Nội dung hoạt động phải đáp ứng đúng sự định hướng trong tình huống đang xét.
- Các hoạt động được xây dựng từ lí thuyết đến vận dụng thực tiễn trong các lĩnh vực của cuộc sống.
6.3. Kiểm định thống kê
Thông qua kết quả tính toán và phân tích kết quả thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng. Để kiểm định kết quả do ngẫu nhiên hay thực chất, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả thống kê để chứng minh.
Gọi H0 là giả thiết thống kê: Sự khác nhau giữa và , cụ thể là > là không thực chất, do ngẫu nhiên mà có với mức ý nghĩa =0,05.
Gọi H1 là đối giả thiết thống kê: Sự khác nhau giữa và , cụ thể là > là thực chất, do tác động của phương pháp mới chứ không phải do ngẫu nhiên.
Xét đại lượng kiểm định t được tính theo công thức: trong đó
Ta tính ra được t trong bảng 3.4
Từ mức ý nghĩa 0,05, ta suy ra được giá trị tới hạn t
Tra bảng suy ra t = 1,65.
So sánh kết quả tính toán qua thực nghiệm cho thấy, đại lượng kiểm chứng t qua các lần kiểm tra đều lớn hơn t , nên ta có thể bác bỏ giải thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1. Như vậy điểm trung bình cộng lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là thực chất. Điều đó có thể kết luận việc xây dựng hoạt động dạy học trải nghiệm
STEM bài động cơ không đồng bộ vật lí 12 và công nghệ 12 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS đã mang lại hiệu quả hơn nhiều so với dạy thông thường.
Ngoài ra hệ số biến thiên giá trị điểm số V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ độ phân tán điểm số quanh giá trị trung bình của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng, phản ánh đúng hoạt động học tập của lớp thực nghiệm tích cực hơn lớp đối chứng nên kết quả cao hơn.
Kết luận chương 3
Thông qua quan sát diễn biến các giờ dạy thực nghiệm, đồng thời tiến hành điều tra, xử lý kết quả định tính và định lượng các bài kiểm tra thực nghiệm đã khảng định giả thuyết khoa học của luận văn là hoàn toàn đúng đắn. Các kết quả thu được đã chứng tỏ rằng:
- Tiến trình dạy học có tính khả thi trong việc phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
- Hoạt động vận dụng dụng dạy học trải nghiệm STEM nhằm phát
triển phẩm chất năng lực cho học sinh có hiệu quả tốt trong dạy học bài động cơ không đồng bộ trong vật lý 12 và công nghệ 12.
7. KẾT LUẬN
7.1. Đề tài thu được những kết quả chính sau đây
1. Góp phần xây dựng tiến trình dạy học vận dụng STEM trong dạy học vật lí và công nghệ, các lí thuyết có liên quan đến vấn đề phát triển phẩm chất năng lực thông qua vận dụng dạy học trải nghiệm STEM.
2. Đề xuất các tiến trình hoạt động trong dạy học vận dụng trải nghiệm STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
3. Tìm hiểu thực trạng việc dạy học vật lý và công nghệ ở trường THPT trong huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
4. Xây dựng các tiến trình vận dụng dạy học trải nghiệm STEM bài “Động cơ không đồng bộ” – Vật lí 12 và công nghệ 12 THPT nhằm góp phần phát triển phẩm chất năng lực cho cho HS.
5. Lấy ý kiến phản hồi, góp ý của các chuyên gia là các GV Vật lí và công nghệ có kinh nghiệm, chuyên gia lí luận dạy học về cách xây dựng, căn cứ phân
mức và phương án vận dụng dạy học trải nghiệm STEM bài “Động cơ không đồng bộ” – Vật lí 12 và công nghệ 12 THPT nhằm góp phần phát triển phẩm chất năng lực cho cho HS.
6. Tiến hành TN sư phạm, có ĐC tại các lớp khối 12, trường THPT Nguyễn Cảnh Chân. Kết quả TN sư phạm phần nào cho thấy tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
Từ những kết qủa thu được, chứng tỏ giả thuyết khoa học là chấp nhận được. Việc vận dụng dạy học trải nghiệm STEM bài “Động cơ không đồng bộ” Vật lí 12 và công nghệ 12 THPT có thể đạt mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực cho cho HS.
Mục đích nghiên cứu của đề tài đã hoàn thành một phần. 7.2. Hướng phát triển của đề tài
+ Phát triển cơ sở lí luận xây dựng tiến trình dạy học trải nghiệm STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.
+Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để xây dựng và sử dụng tiến trình dạy học trải nghiệm STEM cho các bài học khác.
+Triển khai ở phạm vi rộng hơn trong GV và HS ở nhiều trường để có thể phát triển, chia sẻ và rút kinh nghiệm.
Chúng tôi hy vọng luận văn này sẽ đáp ứng được phần nào các yêu cầu đặt ra trong dạy học nhằm phẩm chất và năng lực cho HS, giúp đem lại những giờ học bổ ích, hứng thú và đạt hiệu quả cao với cả người dạy và người học.