Mức độ biết: Kiểm tra kiến thức cơ bản về Lịch sử trong chƣơng trình GV tập trung vào những mốc trọng đại: Sự kiện thành lập Đảng 1930, Cách mạng tháng Tám (năm 1945), cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ(19/12/1946), Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, Việt Nam trên con đƣờng đổi mới… Đây là những sự kiện mang tầm vóc quốc tế và có ý nghĩa dân tộc sâu sắc.
Mức độ hiểu: Kiểm tra hiểu biết Lịch sử của học sinh. Ở mức độ này đòi hỏi học sinh phải hiểu bản chất sự kiện, hiện tƣợng (Phần kiến thức trọng tâm cơ bản) trên cơ sở đó biết khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, lí giải đƣợc mối quan hệ giữa sự kiện này với sự kiện khác, ảnh hƣởng, tác động với nhau.
Ví dụ: Vì sao bƣớc vào thu - đơng 1950, Đảng và Chính phủ ta lại quyết định mở Chiến dịch Biên giới? Nêu ý nghĩa của chiến dịch.
Hoặc ở câu hỏi khác: Đọc đoạn trích sau:
“Bản chỉ thị nhận định: Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những điều kiện tổng khỏi nghĩa chƣa chín muồi. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dƣơng . Khẩu hiểu “ đánh đuổi Pháp – Nhật” đƣợc thay bằng khẩu hiệu “ đánh đuổi phái xít Nhật”. hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện… ” (Sách giáo khoa Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Đoạn trích trên là chủ trƣơng trong hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đơng Dƣơng? Giải thích và nhận xét vì sao Đảng lại đƣa ra chủ trƣơng đó?
Với những câu hỏi nhƣ trên yêu cầu học sinh không chỉ tái hiện lại kiến thức, mà cịn phải hiểu vấn đề, lí giải và đƣa ra ý kiến để lập luận, làm sáng tỏ vấn đề. Nhƣ vậy thay vì kiểm tra học thuộc lòng và nhớ các sự kiện lịch sử nhƣ nhớ diễn biến, ngày tháng, số liệu cụ thể.. câu hỏi sẽ tập trung vào khả năng hiểu biết lịch sử của học sinh và thông qua những hiểu biết đó yêu cầu học sinh phát hiện những mối quan hệ của sự kiện này với sự kiện khác, để từ đó hiểu sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử đƣợc học.