CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 48 - 52)

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.7. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

3.7.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm

3.7.1.1. Thời gian qua các giai đoạn

- Thời gian gieo đến mọc mầm (ngày): Σnixi Thời gian mọc = ——

Σn trong đó:

ni: là số cây mọc ngày thứ i xi: là số ngày theo dõi thứ i Σn: tổng số cây mọc

- Thời gian từ gieo đến ra hoa: từ gieo đến khi có 50% số cây ra hoa (ngày). - Thời gian sinh trưởng: sau mọc 110, 115, 120, 125, 130 ngày. Nếu tổng số quả chín 80% số quả/cây thì giống đã chín và có thể thu hoạch. Cách làm: mỗi ô nhổ thử 5 cây, đếm tổng số quả chắc/cây, tổng số quả già rồi tính ra %.

3.7.1.2. Tỷ lệ mọc mầm

Số cây mọc

Tỷ lệ mọc mầm (%) = —————— x 100 Tổng số hạt gieo

3.7.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng

- Chiều cao cây cuối cùng và chiều dài cành cấp1thứ nhất (cm):

+ Mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 cây đo từ đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn (bỏ 2 cây đầu rạch, theo dõi 5 cây kế tiếp).

- Đếm tổng số lá trên thân chính: Mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 cây đã đánh dấu trước. Đếm số lá trên thân chính qua 3 thời kỳ:

+ Thời kỳ cây con (sau khi nảy mầm 20 ngày) + Thời kỳ ra hoa (sau khi bắt đầu nở hoa 10 ngày)

+ Thời kỳ quả chắc.

- Đếm tổng số cành cấp 1 trên cây: Mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 cây đã đánh dấu trước, tính tổng số cành cấp 1 của 5 cây và lấy giá trị trung bình.

- Diện tích lá: Đo 3 cây/1 ơ, cắt toàn bộ lá, đo theo phương pháp cân trực tiếp, tùy thuộc vào từng thí nghiệm xác định ở các thời kỳ:

+ Thời kỳ bắt đầu ra hoa + Thời kỳ ra hoa rộ

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 25 ngày + Thời kỳ sau ra hoa rộ 45 ngày + Thời kỳ quả chắc

- Chỉ số diện tích lá:

LAI (m2 lá/m2 đất) = Diện tích lá trung bình 1 cây (m2) x mật độ (cây/m2) - Khả năng tích chất khơ: Theo dõi 3 cây/1 ô, sấy và cân khối lượng, tùy

thuộc vào từng thí nghiệm xác định ở các thời kỳ: + Thời kỳ bắt đầu ra hoa

+ Thời kỳ ra hoa rộ

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 25 ngày + Thời kỳ sau ra hoa rộ 45 ngày + Thời kỳ quả chắc

3.7.3. Khả năng hình thành nốt sần

Phương pháp: Trước khi lấy mẫu 15 phút cần tưới nước ẩm, tiến hành nhổ nhẹ nhàng để tránh làm mất nốt sần rồi đưa vào chậu nước rửa sạch, sau đó bắt đầu đếm. Xác định số lượng và khối lượng nốt sần của 3 cây/ô, tùy thuộc vào từng thí nghiệm xác định ở các thời kỳ:

+ Thời kỳ bắt đầu ra hoa + Thời kỳ ra hoa rộ

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 25 ngày + Thời kỳ sau ra hoa rộ 45 ngày + Thời kỳ quả chắc

3.7.4. Chỉ tiêu sinh lý

- Xác định chỉ số diệp lục bằng máy đo SPAD: Theo dõi trên mỗi ô 5 cây, mỗi cây 1 lá ở vị trí thứ 3 từ đỉnh xuống, đo trên 4 lá chét và lấy trung bình, tùy thuộc vào từng thí nghiệm xác định ở các thời kỳ:

+ Thời kỳ bắt đầu ra hoa + Thời kỳ ra hoa rộ

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 25 ngày + Thời kỳ sau ra hoa rộ 45 ngày + Thời kỳ quả chắc

- Hiệu suất huỳnh quang diệp lục: Đo bằng máy đo hiệu suất huỳnh quang diệp lục (Chlorophyll fluorescence metter), tùy thuộc vào từng thí nghiệm xác định ở các thời kỳ:

+ Thời kỳ sau ra hoa rộ 25 ngày + Thời kỳ sau ra hoa rộ 45 ngày + Thời kỳ quả chắc

3.7.5. Chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh (QCVN01- 57: 2011/ BNN & PTNN) PTNN)

+ Theo dõi thường xuyên các loại sâu bệnh hại xuất hiện trên ruộng lạc. + Tiến hành đánh giá mức độ gây hại của từng loại sâu bệnh.

+ Điều tra mức độ hại (chỉ số bệnh): Dựa theo thang điểm phân cấp của Viện nghiên cứu Quốc tế các cây trồng cạn.

- Bệnh đốm nâu: Điều tra 10 cây/1 ô theo quy tắc đường chéo 5 điểm vào thời điểm trước thu hoạch:

+ Rất nhẹ - cấp 1 : < 1% diện tích bị hại. + Nhẹ – cấp 3 : từ 1- 5% diện tích bị hại.

+ Trung bình – cấp 5 : > 5- 25% diện tích bị hại. + Nặng – cấp 7 : > 25- 50% diện tích bị hại. + Rất nặng - cấp 9 : > 50% diện tích bị hại.

- Bệnh rỉ sắt: Điều tra và ước lượng diện tích bị bệnh của 10 cây/1 ô theo quy tắc đường chéo 5 điểm vào thời điểm trước thu hoạch:

+ Rất nhẹ - cấp 1: < 1% diện tích bị hại. + Nhẹ - cấp 3 : từ 1- 5% diện tích bị hại.

+ Trung bình - cấp 5 : > 5- 25% diện tích bị hại. + Nặng - cấp 7 : > 25- 50% diện tích bị hại. + Rất nặng - cấp 9 : > 50% diện tích bị hại.

- Mức độ nhiễm một số sâu hại tính theo tỉ lệ % và phân cấp hại. Các đối tượng hại chính: sâu cuốn lá, sâu khoang.

3.7.6. Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Động thái ra hoa: đếm số hoa nở/cây/ngày, theo dõi 5 cây/1 ô. Theo dõi liên tục từ khi cây bắt đầu ra hoa cho đến khi cây kết thúc ra hoa.

-Tổng số quả trên cây.

- Tổng số quả chắc trên cây và tính ra tỷ lệ quả chắc/ cây (%) - Khối lượng 100 quả (g), khối lượng 100 hạt (g).

- Tỷ lệ nhân: Cân khối lượng 100 quả khơ, bóc vỏ cân khối lượng hạt tính ra tỉ lệ nhân.

Khối lượng hạt

Tỷ lệ nhân % = ——————— x 100 Khối lượng quả

Năng suất cá thể (g/cây): Cân khối lượng quả chắc, khô của 5 cây lấy khối lượng cân được chia cho 5.

M quả 5 cây Năng suất cá thể (gam/cây) = ——————

5

Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Năng suất cá thể x mật độ x 10000 m2 . Năng suất thực thu (tạ/ha): Dựa trên năng suất quả khô thu được trên thực tế.

3.7.7. Phương pháp phân tích canxi

- Ca tổng số trong đất được phân tích theo tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 8246: 2009. Chất lượng đất - Xác định kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

- Ca tổng số trong cây được phân tích theo tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 9015-2:2011. Cây trồng - Xác định hàm lượng Canxi và Magie tổng số - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.

Đất trước khi trồng lạc và trước khi thu hoạch 15 ngày được thu thập để phân tích hàm lượng canxi trong đất.

Cây lạc trước khi thu hoạch 15 ngày được thu thập để phân tích hàm lượng canxi trong cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)