Động thái ra lá trên thân chính của một số dịng, giống lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 58)

Tên dòng, giống Động thái ra lá (lá/cây)

TK bắt đầu ra hoa TK ra hoa rộ TK quả chắc

L27 (Đ/C) 14,6 28,6 45,4 Sen Nghệ An 14,6 25,5 37,6 Eo Nghệ An 14,0 24,9 43,8 D20 15,8 27,4 45,6 Đỏ Sơn La 14,6 26,2 44,0 D22 14,6 25,6 44,0 Đỏ Bắc Giang 14,2 25,8 44,4 L12 14,3 25,9 45,2 D18 17,7 32,1 46,7 L14 14,1 25,2 43,4 CV% 6,6 8,6 7,7 LSD0,05 1,7 1,8 1,9

Trong từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau, mỗi giống có số lá nhất định, động thái ra lá của các giống cũng khác nhau.Theo dõi đặc điểm phát triển bộ lá

của các dịng, giống tham gia thí nghiệm qua 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, thời kỳ hoa rộ và thời kỳ quả chắc kết quả thu được trình bày tại bảng 4.4.

Qua số liệu bảng 4.4 cho thấy: Ở các thời kỳ theo dõi khác nhau số lá giữa các dịng, giống cũng có sự khác biệt.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa, số lá trên thân chính biến động trong phạm vi 14,0 – 17,7 lá/thân chính. Trong đó, dịng D18 đạt số lá trên thân chính cao nhất (17,7 lá/thân chính), giống Eo Nghệ An đạt số lá thấp nhất (14,0 lá/thân chính). Giống đối chứng L27 có số lá đạt 14,6 lá/thân chính.

Cùng với sự phát triển của thân chính, số lá trên thân chính ở thời kỳ hoa rộ cũng tăng lên nhanh chóng và dao động từ 24,9 – 32,1 lá/thân chính. Dịng D18 có số lá trên thân chính cao nhất (32,1 lá/thân chính), thấp nhất là giống Eo Nghệ An (24,9 lá/thân chính). Giống đối chứng L27 có số lá trên thân chính đạt 28,6 lá/thân chính cao hơn so với số lá của các dòng, giống trừ dòng D18.

Ở thời kỳ quả chắc này, số lá trên thân chính của các giống vẫn tiếp tục tăng lên biến động trong phạm vi 37,6 – 46,7 lá/thân chính. Trong đó, dịng D18 đạt số lá trên thân chính cao nhất (46,7 lá/thân chính) tiếp đến là giống D20 có số lá đạt 45,6 lá/thân chính. Giống Sen Nghệ An có số lá trên thân chính thấp nhất chỉ đạt (37,6 lá/thân chính). Giống đối chứng L27 có số lá đạt 45,4 lá/cây thấp hơn so với dòng D20, D18 nhưng cao hơn so với các dòng, giống còn lại.

4.1.2. Một số chỉ tiêu về sinh lý của một số dòng, giống lạc

4.1.2.1. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của một số dịng, giống lạc

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá là hai yếu tố liên quan chặt chẽ đến hoạt động quang hợp của cây. Hoạt động quang hợp quyết định tới 90 – 95% năng suất cây trồng vì thế hoạt động quang hợp được coi là quá trình sinh lý quan trọng nhất trong mọi hoạt động sống của cây. Diện tích lá tăng dần từ khi mọc tới thời kỳ hình thành quả, tương ứng với sự sinh trưởng của chiều cao thân, cành. Thời kỳ sau ra hoa đến hình thành quả là thời kỳ thân cành phát triển mạnh đồng thời cũng là thời kỳ diện tích lá tăng nhanh nhất.

Chỉ số diện tích lá (LAI) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá diện tích lá của quần thể cây trồng, là cơ sở cho việc điều chỉnh diện tích lá. Nếu diện tích lá thấp thì sẽ gây lãng phí đất và lãng phí năng lượng mặt trời, nhưng nếu quá cao sẽ có hiện tượng che khuất ánh sáng lẫn nhau giữa các tầng lá trên cây, làm giảm

khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời của các tầng lá phía dưới, kéo theo lượng chất khơ tích lũy trong cây cũng giảm. Chỉ số diện tích lá tăng dần từ khi cây lạc mọc mầm cho tới khi ra hoa, hình thành quả và sau đó giảm dần cho đến khi thu hoạch do các lá già trên cây rụng dần. Trong sản xuất cần có biện pháp duy trì diện tích lá ở mức tối ưu, giúp cây trồng sử dụng ánh sáng một cách hiệu quả nhất, đảm bảo quá trình quang hợp diễn ra bình thường và đạt hiệu suất cao, từ đó sẽ nâng cao năng suất và chất lượng của lạc.

Theo dõi chỉ tiêu diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng, giống lạc qua các thời kì kết quả thu được trình bày tại bảng 4.5.

Bảng 4.5: Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các dịng, giống lạc

Dòng, giống

TK bắt đầu ra hoa TK ra hoa rộ TK quả chắc

Diện tích (dm2/cây) LAI (m2 lá/m2 đất) Diện tích (dm2/cây) LAI (m2 lá/m2 đất) Diện tích (dm2/cây) LAI (m2 lá/m2 đất) L27 (Đ/C) 2,48 0,69 7,98 2,23 12,54 3,51 Sen Nghệ An 2,06 0,58 6,76 1,89 12,34 3,46 Eo Nghệ An 2,71 0,76 7,06 1,98 11,94 3,34 D20 3,42 0,96 7,86 2,20 12,56 3,52 Đỏ Sơn La 1,96 0,55 6,81 1,91 10,45 2,93 D22 1,95 0,55 6,28 1,76 11,86 3,32 Đỏ Bắc Giang 2,15 0,60 6,97 1,95 11,06 3,10 L12 2,76 0,77 7,73 2,16 11,56 3,24 D18 2,24 0,63 8,94 2,50 12,67 3,55 L14 2,65 0,74 7,34 2,06 12,48 3,35 CV% 7,9 7,1 7,9 4,3 7,5 6,0 LSD0,05 0,2 0,14 0,52 0,28 0,82 0,12

Qua kết quả ở bảng 4.5 cho thấy: Diện tích lá và chỉ số diện tích lá có mối tương quan chặt chẽ với nhau và qua 3 thời kỳ thì diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các dịng, giống tham gia thí nghiệm đều có sự khác biệt.

Thời kì bắt đầu ra hoa: diện tích lá của các dịng, giống biến động trong

khoảng từ 1,95 – 3,42 dm2/cây. Trong đó, giống D20 có diện tích lá cao nhất (3,42 dm2/cây), thấp nhất là giống D22 (1,95 dm2/cây). Giống đối chứng L27 đạt 2,48 dm2/cây, chỉ số diện tích lá (LAI) của các dịng, giống ở thời kì này cũng biến động trong khoảng từ 0,55 – 0,96 m2 lá/m2 đất, trong đó cao nhất vẫn là giống D20 (0,96 m2 lá/m2 đất) và thấp nhất là giống D22 và Đỏ Sơn La (0,55 m2 lá/m2 đất). Giống đối chứng L27 đạt 0,69 m2 lá/m2 đất.

Bước vào thời kì ra hoa rộ: đây là thời điểm cây có sự sinh trưởng và phát

triển mạnh mẽ về thân và cành. Đi cùng với sự phát triển đó là bộ lá cũng được phát triển dẫn đến sự tăng lên đáng kể diện tích lá và chỉ số diện tích lá. Lúc này, diện tích lá biến động trong khoảng từ 6,28 – 8,94 dm2/cây.Trong đó, cao nhất là dịng D18 (8,94 dm2/cây), thấp nhất là giống D22 (6,28 dm2/cây). LAI của các dòng, giống dao động trong khoảng từ 1,76 – 2,50 m2 lá/m2 đất, cao nhất vẫn là dòng D18 (2,98 m2 lá/m2 đất), thấp nhất là D22 (1,76 m2 lá/m2đất).

Thời kỳ quả chắc: Diện tích lá của lạc cao nhất vào thời kỳ quả chắc dao

động trong khoảng 10,45 - 12,67 dm2/cây. Trong đó, cao nhất là dòng D18 (12,67dm2/cây), thấp nhất là giống Đỏ Sơn La (10,45 dm2/cây). Giống đối chứng L27 đạt 12,54 dm2/cây. Thời kì này, LAI của các dịng, giống dao động từ 2,93 - 3,55 m2 lá/m2 đất, cao nhất vẫn là dòng D18 (3,55 m2 lá/m2 đất), thấp nhất là giống Đỏ Sơn La (2,93 m2 lá/m2 đất), giống đối chứng L27 đạt 3,51 m2 lá/m2 đất.

Như vậy, nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, diện tích lá và chỉ số diện tích lá tăng lên qua các thời kì, tăng mạnh vào thời kì ra hoa rộ và quả chắc.

4.1.2.2. Chỉ số diệp lục của các dòng, giống lạc

Diệp lục là sắc tố quang hợp chính của cây, tạo nên màu xanh cho cây. Chỉ số diệp lục là chỉ số đánh giá mức độ màu xanh của lá, tỷ lệ thuận với hàm lượng diệp lục trong lá, có mối quan hệ mật thiết với hoạt động quang hợp của cây, có ảnh hưởng quan trọng đến tính chống chịu, khả năng tích lũy vật chất và năng suất của cây sau này. Chỉ số diệp lục được phản ánh qua màu sắc lá, màu sắc lá càng xanh thì hàm lượng diệp càng cao.

Tiến hành theo dõi chỉ số diệp lục của các dịng, giống tham gia thí nghiệm bằng máy đo SPAD trong 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và thời kỳ quả chắc thu được kết quả như trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Chỉ số diệp lục (SPAD) của các dòng, giống lạc

Dòng, giống TK bắt đầu ra hoa TK ra hoa rộ TK quả chắc

L27 (Đ/C) 42,3 43,3 39,7 Sen Nghệ An 41,0 41,4 39,9 Eo Nghệ An 42,2 43,6 39,4 D20 42,8 43,2 40,7 Đỏ Sơn La 42,3 42,5 39,1 D22 41,2 41,9 39,8 Đỏ Bắc Giang 40,8 41,1 39,8 L12 41,6 42,2 39,8 D18 43,6 45,6 42,4 L14 40,1 42,2 39,3 CV% 3,7 3,5 3,6 LSD0,05 2,7 1,5 1,1

Qua bảng 4.6 cho thấy: qua 3 thời kỳ sinh trưởng thì chỉ số diệp lục của các dịng, giống tham gia thí nghiệm có sự thay đổi rõ rệt.

Ở thời kỳ bắt đầu ra hoa, chỉ số diệp lục của các dòng, giống biến động trong phạm vi 40,1 – 43,6. Trong đó, đạt cao nhất là dịng D18 (43,6), thấp nhất là giống Sen Nghệ An (40,1), giống đối chứng L27 có chỉ số diệp lục là 42,3 chỉ thấp hơn so với dòng D20 và D18.

Thời kỳ ra hoa rộ, chỉ số diệp lục trong lá cũng tăng nhẹ, dao động trong khoảng 41,1 – 45,6. Trong đó, đạt cao nhất là dịng D18 (45,6), đạt thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (41,1). Dịng D18 có sự chênh lệch sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng L27 với độ tin cậy 95%.

Ở thời kỳ quả chắc khả năng quang hợp giảm kéo theo chỉ số diệp lục giảm xuống, thấp hơn hai thời kỳ đầu và dao động trong khoảng 39,1 – 42,4. Trong đó, cao nhất là dòng D18 (42,4), thấp nhất là giống Đỏ Sơn La (39,1). Giống đối chứng L27 có chỉ số diệp lục là 39,7.

Như vậy, chỉ số diệp lục của các dòng, giống tăng dần từ thời kỳ bắt đầu ra hoa, đạt cao nhất vào thời kỳ ra hoa rộ và bắt đầu giảm dần khi cây bước vào thời kỳ quả chắc.

4.1.2.3. Khả năng tích lũy chất khơ của các dịng, giống lạc

Khả năng tích lũy chất khô là lượng chất khơ mà cây trồng tích lũy trong suốt chu kỳ sống của cây, phản ánh khả năng vận chuyển, tích lũy vật chất trong cây, đánh giá sự tăng trưởng của cây. Khối lượng chất khơ tích lũy càng nhiều, khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng vào các bộ phận của cây càng tăng. Cây lạc trải qua các thời kỳ sinh trưởng khác nhau nên khả năng tích luỹ chất khơ cũng rất khác nhau. Thời kỳ phát triển thân lá tích luỹ vật chất khô không cao, do lượng chất mà cây tạo ra chủ yếu phục vụ cho việc đi xây dựng cơ thể. Thời kỳ hình thành cơ quan sinh trưởng sinh thực thì q trình tích luỹ vật chất mới thực sự tăng nhanh làm tăng khối lượng chất khô trong cây, đặc biệt là trong các cơ quan kinh tế. Khả năng tích lũy vật chất khơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật canh tác. Các giống có khả năng sinh trưởng tốt, khả năng tích lũy chất khơ cao sẽ là cơ sở cho việc hình thành năng suất sau này.

Kết quả theo dõi khả năng tích lũy chất khơ của các dịng, giống lạc tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.7. Qua bảng 4.7 cho thấy: Khả năng tích lũy chất khơ của lạc tăng dần qua ba thời kì: Thời kì bắt đầu ra hoa, thời kì ra hoa rộ, thời kì quả chắc. Trong đó thời kì quả chắc có lượng tích lũy chất khơ lớn nhất.

Bảng 4.7. Khả năng tích lũy chất khơ của các dịng, giống lạc

Dịng, giống Thời kỳ tích lũy chất khơ (g/cây)

Bắt đầu ra hoa Hoa nở rộ Qủa chắc

L27 (Đ/C) 2,0 8,6 15,8 Sen Nghệ An 2,1 8,1 14,7 Eo Nghệ An 2,1 7,7 15,0 D20 2,0 8,5 16,8 Đỏ Sơn La 2,0 8,6 17,0 D22 2,0 6,9 15,2 Đỏ Bắc Giang 1,9 8,7 15,2 L12 2,3 7,9 15,0 D18 2,4 10,3 18,6 L14 2,1 8,0 14,4 CV% 3,0 3,0 7,5 LSD0,05 0,2 1,2 2,5

Thời kì bắt đầu ra hoa là giai đoạn đầu của q trình sinh trưởng sinh thực nên khả năng tích lũy chất khơ chưa cao. Nhìn vào bảng trên ta thấy, lượng chất khơ tích lũy được biến động trong khoảng từ 1,9 - 2,4 g/cây. Trong đó, thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (1,9 g/cây) và cao nhất là dịng D18 (2,4 g/cây). Giống đối chứng L27 có khối lượng chất khơ thời kỳ này là 2,0 g/cây. Khối lượng chất khô bắt đầu tăng lên đáng kể khi cây bước sang thời kỳ hoa rộ. Cụ thể khối lượng tích lũy chất khơ ở giai đoạn này biến động trong khoảng 6,9 -10,3 g/cây. Trong đó giống D22 có khả năng tích lũy chất khơ thấp nhất (6,9 g/cây), dịng D18 có khả năng tích lũy chất khơ cao nhất (10,3 g/cây). Giống đối chứng L27 có khối lượng chất khô thời kỳ này là 8,6 g/cây, thấp hơn so với các dòng, giống Đỏ Bắc Giang và D18. Thời kỳ quả chắc, lượng chất khơ tích lũy được tăng lên rõ rệt và cao hơn hẳn so với hai thời kỳ trước, Thời kỳ này tích lũy chất khô dao động từ 14,4 – 18,6 g/cây. Trong đó, dịng D18 có khối lượng chất khô lớn nhất đạt 18,6g/cây, giống đối chứng L27 có khối lượng chất khơ đạt 15,8 g/cây.

4.1.2.4. Khối lượng rễ khơ và tỷ lệ khối lượng rễ/tồn cây (R/TC)

Rễ lạc là bộ rễ cọc, gồm rễ chính ăn sâu và hệ thống rễ bên rất phát triển. Bộ rễ của cây lạc không chỉ làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng nuôi cơ thể, mà cịn có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp và cố định đạm cho đất do có cấu tạo đặc biệt bởi sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium Vigna trong các nốt sần tại rễ. Một bộ rễ khỏe mạnh, ăn sâu và rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận trên mặt đất và các cơ quan trong cây phát triển mạnh.

Bảng 4.8. Khối lượng rễ khô và tỷ lệ R/TC của các dòng, giống lạc

Tên dòng, giống

Thời kì bắt đầu ra

hoa Thời kì ra hoa rộ Thời kì quả chắc Rễ (g/cây) Tỷ lệ R/TC (%) Rễ (g/cây) Tỷ lệ R/TC (%) Rễ (g/cây) Tỷ lệ R/TC (%) L27 (Đ/C) 0,28 10,26 0,53 5,16 0,62 4,85 Sen Nghệ An 0,27 11,64 0,35 7,31 0,44 4,37 Eo Nghệ An 0,34 12,03 0,59 5,96 0,70 5,27 D20 0,38 13,46 0,57 9,33 0,75 6,13 Đỏ Sơn La 0,29 7,50 0,54 4,15 0,60 4,74 D22 0,35 10,58 0,54 5,77 0,70 4,50 Đỏ Bắc Giang 0,26 6,58 0,31 4,58 0,69 5,43 L12 0,29 10,86 0,32 7,58 0,48 4,05 D18 0,40 13,25 0,72 9,43 0,83 6,37 L14 0,32 11,19 0,35 5,92 0,65 4,89

Khối lượng rễ khô và tỷ lệ R/TC là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng hoạt động của bộ rễ, tạo điều kiện cho việc đánh giá khả năng phát triển và sức chống chịu của mỗi giống với những bất lợi của điều kiện ngoại cảnh. Tỷ lệ R/TC thể hiện tỷ lệ giữa rễ khô và khối lượng khơ của tồn cây. Nếu tỷ lệ này quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây. Để có được sự phát triển cân đối giữa rễ và thân lá thì tỷ lệ R/TC phải phù hợp. Kết quả nghiên cứu theo dõi chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng 4.8.

Qua bảng 4.8 thấy: Khối lượng rễ khơ của các dịng, giống qua các thời kỳ đều có sự khác nhau:

Thời kỳ bắt đầu ra hoa, khối lượng rễ khô dao động trong khoảng 0,26 - 0,40 g/cây. Cao nhất là dòng D18 (0,40 g/cây), thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (0,26 g/cây). Giống đối chứng L27 có khối lượng rễ khơ ở thời kỳ này là 0,28 g/cây cao hơn so với các giống: Sen Nghệ An, Đỏ Bắc Giang và thấp hơn so với các dòng, giống còn lại.

Khối lượng rễ khô tăng lên đáng kể trong thời kỳ hoa rộ, dao động trong khoảng 0,31 - 0,72 g/cây, trong đó cao nhất là dòng D18 (0,72 g/cây), thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (0,31 g/cây). Giống đối chứng L27 có khối lượng rễ khơ thời kỳ này đạt 0,53 g/cây cao hơn so với các giống: Sen Nghệ An, Đỏ Bắc Giang, L12, L14 và thấp hơn so với các giống còn lại.

Trong thời kỳ quả chắc khối lượng rễ khô mới thực sự tăng mạnh dao động trong khoảng 0,44 - 0,83 g/cây, đạt cao nhất vẫn là giống D18 (0,83 g/cây), thấp nhất là giống Sen Nghệ An (0,44 g/cây). Giống đối chứng L27 có khối lượng rễ khơ thời kỳ này là 0,62 g/cây cao hơn so với các giống Sen Nghệ An, Đỏ Sơn La,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)