Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 70 - 72)

Dòng, giống Tổng quả/cây (quả) Quả chắc/cây (quả) Tỉ lệ quả chắc/cây (%) M 100 quả (g) M 100 hạt (g) Tỉ lệ nhân (%) L27 (Đ/C) 12,20 8,00 65,57 143,60 53,30 70,21 Sen Nghệ An 11,20 7,65 68,30 127,90 46,70 70,00 Eo Nghệ An 11,50 8,36 72,70 129,80 48,10 70,34 D20 14,32 11,10 77,51 152,50 60,80 71,80 Đỏ Sơn La 11,50 8,06 70,09 139,60 46,60 70,54 D22 11,36 8,12 71,48 131,50 51,40 69,06 Đỏ Bắc Giang 9,60 5,60 58,33 112,80 39,80 70,60 L12 11,00 8,33 75,76 130,60 47,90 69,70 D18 15,50 12,10 78,76 168,70 64,70 73,80 L14 11,36 8,38 73,77 131,20 50,60 70,50 CV% 5,50 7,5 - 3,8 9,9 - LSD0,05 0,8 0,6 - 8,3 6,1 - Tỷ lệ quả chắc

Tỷ lệ quả chắc là yếu tố liên quan trực tiếp đến năng suất thực thu của lạc trên đồng ruộng, cũng là yếu tố xác định năng suất tiềm năng của mỗi dòng, giống khi tham gia thí nghiệm. Nó phản ánh kết quả của quá trình vận chuyển và tích lũy chất khô vào hạt trong suốt đời sống của cây. Ngoài ra, nó còn thể hiện khả năng đậu quả sau khi ra hoa của mỗi dòng, giống.

Theo dõi tỷ lệ quả chắc các dòng, giống tham gia thí nghiệm cho thấy: Tỷ lệ quả chắc trên cây dao động trog khoảng 58,33 - 78,76%. Cao nhất là dòng D18 (78,76%) và thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (58,33%). Giống đối chứng L27 có tỷ lệ quả chắc đạt (65,57%) cao hơn giống BG và thấp hơn các dòng, giống còn lại.

Tỷ lệ nhân (%)

Tỷ lệ nhân được tính bằng khối lượng hạt trên khối lượng quả, là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lạc nhân và là kết quả của sự tích lũy chất khô trong thời kỳ quả chắc của cây.

Tỷ lệ nhân của các dòng, giống trong thí nghiệm dao động trong khoảng 69,06 – 73,8%. Trong đó, dòng D18 có tỷ lệ nhân đạt giá trị cao nhất (73.8%), thấp nhất là giống D22 đạt 69,06%. Giống đối chứng L27 có tỷ lệ nhân là 70,21%.

Khối lượng 100 quả

Khối lượng 100 quả là chỉ tiêu có tương quan chặt chẽ với năng suất lạc, nó ảnh hưởng đến năng suất cá thể và tiềm năng năng suất của các giống. Khối lượng 100 quả phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh tác động…

Kết quả theo dõi ở bảng 4.11 cho thấy: Khối lượng 100 quả của các dòng, giống tham gia thí nghiêm dao động trong khoảng từ 112,8 – 168,7 g. Trong đó cao nhất là dòng D18 (168,7 g) và thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (112,8 g). Giống đối chứng L27 có khối lượng 100 quả là 143,6 g thấp hơn D20, D18 và cao hơn so với các dòng, giống còn lại.

Khối lượng 100 hạt

Khối lượng 100 hạt là căn cứ để đánh giá kích thước hạt to hay nhỏ, nặng hay nhẹ, là kết quả của quá trình tích lũy chất khô. Khối lượng 100 hạt là chỉ tiêu để đánh giá phẩm chất và năng suất lạc. Khối lượng hạt lạc phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả theo dõi ở bảng 4.11 cho thấy: Các dòng, giống lạc tham gia thí nghiệm có khối lượng 100 hạt nằm trong khoảng 39,8 - 64,7 g. Trong đó, cao nhất là dòng D18 (64,7 g) và thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (39,8 g). Giống đối chứng L27 có khôi lượng 100 hạt là 53,30 g.

4.1.3.2. Năng suất của các dòng giống

Đối với sản xuất nông nghiệp thì mục đích cuối cùng và quan trọng nhất là đạt được hiệu quả kinh tế cao, thu được sản phẩm với năng suất cao, chất lượng tốt. Vì vậy, năng suất chính là thước đo để đánh giá giống cây trồng tốt hay xấu, là cơ sở để đánh giá bản chất di truyền của giống, nó phản ánh khả năng thích ứng của từng dòng, giống trong cùng một điều kiện sinh thái và thâm canh giống nhau. Năng suất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh, chế độ canh tác…

Theo dõi năng suất tiềm năng và năng suất thực tế thu được của các giống lạc kết quả thu được trình bày tại bảng 4.12.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và tuyển chọn tổ hợp lúa lai triển vọng (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)