Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn huyện thanh trì (Trang 33 - 39)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4.4. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước đã dần

đi vào nền nếp và đạt được kết quả nhất định. Tuy vậy, trong q trình tổ

chức thực hiện, cơng tác này ở nhiều địa phương còn nhiều điểm nghẽn.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2020 cả nước thực hiện gần 4 triệu thủ tục về quyền của người sử dụng đất. Giai đoạn 2016-2020 đã cấp mới trên 3,3 triệu Giấy chứng nhận lần đầu, đưa tỷ lệ diện tích được cấp giấy trên cả nước lên 97,36% (https://baotainguyenmoitruong.vn, 2021).

1.4.4.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Vĩnh Phúc

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, 9 tháng

đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid - 19,

nhưng các ngành chức năng của tỉnh đã thực hiện cấp được 33.769 GCN với diện tích là 2.993 ha, tăng hơn 6.000 GCN so với cùng kỳ năm 2020. Trong

đó cấp cho hộ gia đình, cá nhân 31.851 GCN với diện tích 2.489 ha; cấp cho

các tổ chức và dự án về nhà ở 1.918 GCN với diện tích 504 ha.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì cơng tác cấp GCN quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với hộ cá nhân,

gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn có những hạn chế, tình trạng chậm muộn hồ sơ vẫn tồn còn tại ở hầu hết các huyện, thành phố. Theo kết quả

kiểm tra xác suất hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai của Đồn

kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ năm 2021 của UBND tỉnh, số hồ sơ chậm hạn chiếm 29% tổng số hồ sơ kiểm tra, đặc biệt đối với Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) chi nhánh Tam Dương lên đến 60%, cao nhất tỉnh;

với Phịng TN&MT huyện là 18%.

1.4.4.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Yên Bái

Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đối với các tổ chức sử dụng đất:

giải quyết 56 hồ sơ, yêu cầu bổ sung 04 hồ sơ và đang tiếp tục giải quyết 23 hồ sơ.

Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN cho đối tượng là hộ gia đình, cá

nhân (tại các chi nhánh): Các chi nhánh đã cơ bản giải quyết xong 1.004 hồ sơ tồn đọng từ năm 2019 chuyển sang; đã tiếp nhận, giải quyết 18.856 hồ sơ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trong đó đã giải

quyết trước hạn 16.573 hồ sơ, đúng hạn 2.275 hồ sơ; tiếp nhận và giải quyết

8.218 hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm (trong đó đã giải quyết trước hạn

7.141 hồ sơ, đúng hạn 1.077 hồ sơ) (https://tnmt.yenbai.gov.vn/)

1.4.4.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Cao Bằng

Vài năm trở lại đây, do tốc độ đơ thị hóa phát triển nhanh nên nhu cầu sử dụng đất, chuyển đổi mục đích về đất của người dân, hộ gia đình ở thành

phố Cao Bằng tăng cao. Cùng với đó, cơng tác quản lý, quy hoạch đô thị, vấn

đề sử dụng đất từng bước được siết chặt, nhất là công tác cấp GCNQSDĐ.

Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay, thành phố tiếp nhận 24.473 hồ sơ xin cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của

các hộ gia đình, cá nhân. Kết quả, đã cấp 23.670 GCNQSDĐ, đạt 96,7% kế

hoạch. Trong đó, có 2.138 hộ gia đình được cấp GCNQSDĐ thuộc nhóm đất nơng nghiệp 154,08 ha; 3.641 hộ gia đình, cá nhân được cấp GCNQSDĐ đối với đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp 216,44 ha. Riêng 2 tháng đầu năm 2021, Văn phòng cấp 697

GCNQSDĐ; đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

192 hồ sơ; xóa thế chấp quyền sử dụng đất 117 hồ sơ; đăng ký biến động đất

đai 670 hồ sơ.

Để có kết quả nay, thành phố đã triển khai các giải pháp tích cực như:

Ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý đất đai; tăng cường công tác quản

lý, quy hoạch đô thị theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển; nâng cao năng lực hoạt động của bộ phận một cửa liên thông trong việc tiếp nhận,

giải quyết, trả kết quả hồ sơ cho người dân; hoàn thiện cơ sở dữ liệu làm căn cứ cho việc cấp GCNQSDĐ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ứng dụng cơng nghệ thông tin trong nghiệp vụ chuyên môn; đẩy mạnh tuyên truyền,

hướng dẫn người dân sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý về quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất, công bố rộng rãi các quy hoạch để người dân nắm được và tuân thủ thực hiện. Đặc biệt là việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, tài sản gắn liền với đất, tạo hiệu ứng tích cực cho người dân khi làm thủ tục liên quan đến đất

đai; giảm tình trạng tranh chấp, khiếu kiện và nâng cao tính minh bạch, cơng

khai trong việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn. Đến nay, việc cấp mới

GCNQSDĐ được rút ngắn xuống còn 20 ngày, giảm 10 ngày so với trước đây; việc cấp đổi còn 16 ngày, giảm 6 ngày (Phạm Oanh, 2021).

1.4.4.4. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Nghệ An

Năm 2020 là một năm đặc biệt đối với lĩnh vực đăng ký, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với

đất; đo đạc bản đồ phục vụ giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất… trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Ngoài ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giai đoạn đầu năm 2020 việc đưa sáp nhập 21 Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện vào Văn

phòng Đăng lý đất đai tỉnh cịn có những lúng túng trong cơng tác phối hợp,

kể cả việc nảy sinh tâm tư trong cán bộ, công chức. Điều này dẫn đến hồ sơ

liên quan đến đất đai tồn tại ở các địa phương nhiều. Từ khó khăn đó, Văn

phịng Đăng ký đất đai tỉnh Nghệ An đã tập trung ổn định tổ chức bộ máy;

tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày

06/4/2020 về quy chế phối hợp giải quyết một số thủ tục đăng ký đất đai, tài

sản gắn liền với đất, cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác

gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Đình

Gắn với sự quyết liệt chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc về chun mơn Văn phịng đã thành lập các tổ công tác trực tiếp về từng địa phương để đồng

hành, xử lý cùng với các chi nhánh. Nhờ đó, trong năm 2020, Văn phịng Đăng ký đất đai tỉnh Nghệ An đã hồn thành khối lượng công việc khá lớn.

Cụ thể, đã giải quyết 3.792/3.947 hồ sơ của tổ chức đơn vị làm thủ tục đăng

ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai; đăng ký biện pháp bảo đảm…, đạt 96,07% (Đình Tiệp, 2021).

Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, cấp đổi, cấp lại, đăng ký biến động đất đai của hộ gia đình, cá nhân; Văn phịng Đăng ký đất đai tỉnh Nghệ An đã hồn thành, trả kết quả 175.940/199.320 hồ sơ được tiếp

nhận, đạt 88,27%. Bên cạnh đó, tiến độ, chất lượng đo đạc, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính phục vụ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận được

văn phòng tập trung chỉ đạo đạt 82,84% hồ sơ (Đình Tiệp, 2021).

Tồn tỉnh Nghệ An đang cịn khoảng 80 xã chưa hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận sau dồn điền, đổi thửa. Việc giải quyết

hồ sơ cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân cịn chậm thời gian công vụ với tỷ lệ hồ sơ quá hạn chiếm 1,3% tổng số hồ sơ. Chất lượng xử lý hồ sơ của một số chi nhánh chưa đảm bảo yêu cầu, chưa chặt chẽ, trình ký một số bộ hồ sơ không đúng thẩm quyền, dự thảo giấy chứng nhận cịn sai sót và phải trả đi, trả lại nhiều lần…(Đình Tiệp, 2021).

Lãnh đạo Văn phịng Đăng ký đất đai tỉnh Nghệ An đã đặt ra nhiệm vụ năm 2021 tập trung cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong

quản lý, thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất; nâng cao ý

thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm (Đình Tiệp, 2021).

1.4.4.5. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Bắc Kạn

Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và

cơng tác cấp GCN nói riêng trên địa bàn tỉnh. Ngay từ đầu năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 37/QĐ-STNMT về việc

ban hành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ năm 2021. Đối với

công tác cấp Giấy chứng nhận: Chỉ tiêu phấn đấu thực hiện cấp Giấy chứng

nhận cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh: 14.000 Giấy chứng

nhận; Tổ chức triển khai Kế hoạch số 413/KH-UBND ngày 15/7/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 07/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Thực hiện chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính, GCNQSD đất các đơn vị sắp xếp theo Nghị quyết số 855

NQ-UBTVQH14.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Sở Tài nguyên và Môi trường luôn tăng cường công tác giải quyết thủ tục hành chính tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân đến giao dịch. Kết quả

trong 6 tháng đầu năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 7.706 hồ sơ cấp Giấy chứng nhận (trong đó đất tổ chức 23 hồ sơ, hộ gia đình cá

nhân là 7.683 hồ sơ), thực hiện xong 6.573/14.000 hồ sơ, đạt 46,95% so với

chỉ tiêu đề ra.

Để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 413/KH-UBND ngày 15/7/2020

của UBND tỉnh Bắc Kạn về triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 07/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Sở Tài nguyên và Môi trường luôn chủ động báo cáo, tham mưu cho UBND tỉnh về tiến độ và kết

quả của việc cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức. Ngày 16/3/2021 UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1411/UBND-NNTNMT v/v đẩy nhanh tiến độ cấp

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh. Kết quả từ lúc triển khai kế hoạch đến thời điểm 25/5/2021, có 27 xã và 31 tổ chức sử dụng đất lập kế

hoạch cấp Giấy chứng nhận đối với thửa đất đang quản lý, sử dụng.

Công tác cấp Giấy chứng nhận 6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc cấp GCN cho tổ chức và hộ gia đình cá nhân cịn chậm so với chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại, hạn chế như: Chất lượng hồ sơ cấp GCN lần đầu (tập trung chủ yếu đất lâm nghiệp) còn thấp, việc thực hiện hướng dẫn lập hồ sơ đối với các thửa đất tổ chức theo kế hoạch số 413/KH-

UBND ngày 15/7/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn cịn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân: Do phần lớn các thửa đất của tổ chức đang sử dụng đều có

vướng mắc dẫn đến tiến độ giải quyết còn chậm; Một số bản đồ đất lâm

nghiệp độ chính xác chưa cao; một số tổ chức và hộ gia đình, cá nhân chưa chủ động trong việc kê khai, đăng ký cấp GCN…( Sằm Thị Na, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bắc Kạn)

1.4.5. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Hà Nội

Trong những năm qua, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực. Q trình

tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận đã

được thực hiện tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình kê

khai, đăng ký. Tuy nhiên, do sự thay đổi về cơ chế, chính sách qua từng thời kỳ cùng với đó là nhu cầu đăng ký cấp giấy chứng nhận của người dân tăng cao dẫn đến công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố vẫn còn

nhiều tồn tại, hạn chế, nhiều vướng mắc kéo dài chưa được giải quyết.

Theo báo cáo của Sở Tài ngun và Mơi trường thì những khó khăn, vướng mắc tập trung vào nội dung liên quan đến công tác cấp giấy chứng

địa bàn thành phố; thủ tục hành chính đối với cá nhân nước ngoài, tổ chức

nước ngoài; thủ tục chia, tách thửa đất đối với các trường hợp giao đất tái định cư, dịch vụ, đất giãn dân…Tồn thành phố hiện cịn khoảng 135 dự án

còn tồn tại, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội, 2020).

Về việc xây dựng mơ hình thí điểm tích tụ, tập trung đất đai, đại diện

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đến nay, thành phố thực

hiện dồn điền, đổi thửa được 79.454,3ha. Đến nay, các huyện, thị xã đã cơ

bản cấp xong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân sau dồn điền, đổi thửa, với số lượng 617.964/622.861 (đạt 99,21%).

Cũng trong thời gian qua, các đồn cơng tác của Ban Thường vụ Thành

ủy Thành phố đã khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và

Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn một số quận Bắc Từ Liêm, Hà Đông và 2 huyện Gia Lâm, Mê Linh.

Báo cáo từ các quận, huyện cho thấy đã tập trung thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm và rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế

hoạch sử dụng đất hằng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, từ đó làm cơ sở cho cơng tác quản lý, sử dụng đất đai.

Bên cạnh đó, các quận, huyện cũng cơ bản thực hiện tốt công tác cấp

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đấu giá đất, giao đất, cho thuê đất,

chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, xử lý các vi

phạm… 4 địa phương đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở

hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho tối thiểu 98% các

trường hợp đủ điều kiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn huyện thanh trì (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)