Chương I : TỔNG QUAN
1.7. Giới thiệu tổng quát về quận Thanh Khê
1.7.3. Thực trạng quản lý RTN tại quận Thanh Khê
Thanh Khê là quận đầu tiên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ra đại dương. Các văn bản, chính sách của quận thể hiện quyết tâm giảm lượng rác thải nhựa rất lớn, cụ thể:
a. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách về quản lý rác thải nhựa đại dương
Thành lập Tổ công tác của quận về quản lý rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng kèm với cơ chế hoạt động của Ban chỉ đạo.
Duy trì và đẩy mạnh phong trào “Nói khơng với các sản phẩm nhựa dùng một lần” trong các cơ quan, đơn vị để hạn chế tiến tới nói khơng với sản phẩm nhựa dùng một lần.
Xây dựng mạng lưới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng để chia sẻ thông tin, vận động tham gia các hoạt động, sự kiện nhằm giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn quận và mở rộng hợp tác quốc tế.
Xây dựng, triển khai thí điểm mơ hình kinh tế tuần hồn hồn, thúc đẩy tiêu dùng xanh và giảm thiểu sử dụng nhựa dùng một lần.
Xây dựng và ban hành các quy chế dựa trên các mơ hình thí điểm giảm thiểu rác thải nhựa đã triển khai thành công.
b. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và rác thải nhựa đại dương
Phối hợp với Ban quản lý các bãi biển du lịch và bán đảo Sơn Trà, ga Đà Nẵng, trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim, thư viện... để lồng ghép tuyên truyền thông qua các áp phích, bảng điện tử, video về tác hại của rác thải nhựa đến môi trường sống, sức
khỏe con người, cách để sống xanh, tiêu dùng giảm thiểu nhựa…
Lồng ghép các chủ đề về rác thải nhựa (tác hại, thực trạng, các biện pháp giảm thiểu) với các hoạt động môi trường vào các ngày kỷ niệm vì mơi trường như: Ngày mơi trường thế giới 05/06, Ngày nước Thế giới 22/03, Giờ Trái Đất, Ngày Đại dương Thế giới 06/06…
Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến về các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa và kêu gọi hành động trong các cơ quan đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể, cộng đồng dân cư thông qua các cuộc họp.
Tăng cường việc lồng ghép chủ đề về ô nhiễm rác thải nhựa vào nội dung giáo dục ở
các cấp học; đồng thời, tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm về rác thải nhựa đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, công chức, viên chức, cộng đồng cư dân ven biển, ngư dân…
Tăng cường vai trò trong việc giảm thiểu rác thải nhựa trong các đoàn thể (Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,…). Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa. Thực hiện các chương trình, hoạt động về thiết kế “xanh” và chứng nhận nhãn sinh thái đối với các sản phẩm và dịch vụ. Vận động các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các hoạt động truyền thông môi trường và trách nhiệm xã hội gắn với phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
16
Tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức đi đầu trong công tác quản lý, đưa
ra các sáng kiến, mơ hình về quản lý, giảm thiểu và hạn chế rác thải nhựa (Báo cáo chuyên đề/URENCO 2018)
c. Thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa ở khu vực ven biển và trên biển
Tiếp tục hướng dẫn, triển khai phân loại rác tại nguồn và cơ chế thu gom phù hợp với điều kiện từng địa phương trên địa bàn quận. Xây dựng các tiêu chí thi đua tại địa phương, đồn thể, trường học, cơ quan, xí nghiệp về quản lý chất thải nhựa và chất thải rắn nói chung.
Tăng cường tuyên truyền vận động với công nhân thu gom rác, nhặt ve chai, cơ sở kinh doanh phế liệu trong việc nâng cao nhận thức về rác thải nhựa và thu thập các thông tin liên quan đến rác thải nhựa.
Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong công tác quản lý, xử lý rác thải thất thốt ra mơi trường.
d. Ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương từ nguồn thải trên đất liền và trên biển
Tổ chức có hiệu quả và thường xuyên các phong trào, chiến dịch, hoạt động thu gom, dọn dẹp rác trên các bãi biển, điểm nóng về rác thải trên địa bàn quận Thanh Khê, đảm bảo xóa ít nhất 03 điểm nóng rác thải và khơng phát sinh điểm nóng rác thải mới trên địa bàn quận từ năm 2022.
Nâng cao nhận thức ngư dân về rác thải nhựa; xây dựng và hỗ trợ các biện pháp giúp giảm thiểu rác nhựa trong đánh bắt thủy sản cho ngư dân.
Vận động và triển khai các hoạt động giảm thiểu sử dụng túi ni lông tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn quận Thanh Khê.
Khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở kinh doanh - sản xuất, doanh nghiệp từng bước thay đổi, áp dụng các giải pháp hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần và thay thế bằng vật liệu thân thiện môi trường.
Khuyến khích các hoạt động sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, mặt hàng thay thế đồ nhựa, sản phẩm thân thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững.
Tiếp nhận và xử lý các phản ánh của người dân về các tình trạng, hoạt động phát thải rác thải sai quy định ra môi trường.
e. Kiểm sốt ơ nhiễm rác thải nhựa
Huy động sự tham gia của người dân, cở sở kinh doanh - sản xuất trong việc điều tra, thống kê, đánh giá các nguồn phát sinh rác thải nhựa, đặc điểm, số lượng. Phối hợp xây dựng hệ thống cơ sở thông tin, dữ liệu về rác thải nhựa và rác thải rắn nói chung trên địa bàn quận Thanh Khê. Từng bước hình thành cơ chế tham gia của cộng đồng vào hoạt động điều tra, khảo sát rác thải nhựa.
Tăng cường công tác quan trắc, kiểm tra, giám sát việc phát thải rác thải nhựa đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quận Thanh Khê.
Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu thực hiện các chương trình đánh giá rủi ro ơ nhiễm rác thải nhựa và triển khai các giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm rác thải nhựa trên địa bàn quận
17
Tăng cường sự quản lý chính quyền phối hợp chặt chẽ với người dân trong việc giám sát việc xả thải, chôn lấp không đúng quy định. Thường xuyên và đột xuất kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm về xả thải trái phép. Thực hiện nghiêm các chế tài, công cụ xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật (Báo điên tử/ Bộ tài nguyên và môi 2020). 1.7.4. Đánh giá cơng tác quản lý RTN
1.7.4.1. Tính hiệu quả của cơng tác quản lý
Sự tập trung trong công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ các ngành và chính quyền các địa phương trong cơng tác quản lý, bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2019.
Nguồn lực đầu tư tăng dần qua các năm: Kinh phí sự nghiệp mơi trường tăng từ 955 triệu đồng (chiếm 0,25% tổng chi ngân sách quận) năm 2011 đến 23.868 triệu đồng chiếm 2,8% tổng chi ngân sách quận) năm 2019. Thêm nguồn hỗ trợ từ các dự án như: Dự án “Đại dương không nhựa” do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng triển khai với sự hỗ trợ của USAID, Dự án "Quản lý chất thải rắn nhằm thúc đẩy phân loại và tái chế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" do JICA tài trợ.(URENCO 2019)
Có sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, cộng đồng quan tâm hơn đến chất lượng môi trường sống, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi hành vi (đối với rác thải nhựa, chất thải nguy hại,..).
Nhiều điểm nóng về mơi trường đã được đầu tư giải quyết như: Ơ nhiễm môi trường sông Phú Lộc với các giải pháp đồng bộ (Nâng cấp Trạm Xử lý nước thải Phú Lộc, Thu gom và xử lý đạt quy chuẩn nước rỉ tại bãi rác Khánh Sơn,..); Ô nhiễm kênh Phần Lăng (đầu tư hệ thống thu gom nước thải dọc chuỗi hồ Phần Lăng, tiến hành nạo vét bùn dưới hồ 02 Hecta,..); Thay mới các cửa xả tại hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung, hồ Công viên 29-3,.. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn “Trường học xanh” có sự quan tâm trong nhà trường về nội dung giáo dục, quản lý và sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị từ phía quận.
Xây dựng các chợ đạt tiêu chí “Chợ an tồn thực phẩm” với các nội dung cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, thoát nước và vệ sinh môi trường của các chợ: Phú Lộc, Thanh Khê 1, Tam Thuận,…
Đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý mơi trường được đảm bảo, có chun mơn và nghiệp vụ.
Từng bước thực hiện các nội dung phân cấp của thành phố có hiệu quả: Thực hiện đấu thầu dịch vụ cơng ích vệ sinh mơi trường; Thu phí Bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp,… đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
Công tác tổ chức triển khai các nhiệm vụ quản lý mơi trường ở địa phương đã mang tính dài hạn với định hướng xây dựng “Phường thân thiện mơi trường”: Hiện có 8/10 phường đạt tiêu chí “Phường thân thiện mơi trường”.
Mặt trận TQVN quận và các hội đồn thể đã tham gia tích cực cùng chính quyền với nhiều cách làm hay và mơ hình hiệu quả, góp phần giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh tại địa phương với các hoạt động ra quân làm sạch môi trường Ngày Chủ nhật xanh – sạch – đẹp, đăng ký tuyến đường tự quản,...
Công tác kiểm tra bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ được tiến hành định kỳ hàng năm, từng bước hướng dẫn, chấn chỉnh các tổ chức, cá nhân chấp
18
hành đúng các quy định về bảo vệ mơi trường (thu gom xử lý nước thải, khí thải; phân loại và xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại,...).
Là địa phương đầu tiên triển khai sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường tại các chợ hướng đến mục tiêu giảm thiểu phát thải túi ni lơng khó phân hủy (Báo điên tử/ Bộ tài nguyên và môi 2020).
1.7.4.2. Những tồn tại và hạn chế
Tuy nhiên, là một quận có diện tích nhỏ và mật độ dân số đơng, nhiều khu đô thị cũ, cơ sở sản xuất gia công nhỏ lẻ, tuyến đường sắt Bắc – Nam đoạn đi qua địa bàn quận, là nơi tập trung nhiều hồ, đường bờ biển dài và có sơng Phú Lộc, điều kiện kinh tế và nhận thức của một bộ phận nhân dân vẫn còn thấp, nhiều khu đất vẫn chưa được các chủ dự án triển khai nên vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của quận. Những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện đề án “Xây dựng Thanh Khê – Quận môi trường” cụ thể như sau:
Nhiều cơ sở sản xuất, gia công nhỏ lẻ nằm xen lẫn trong các khu dân cư với mục đích tạo cơng ăn việc làm tại chỗ nhưng khả năng tài chính yếu, đặc biệt là áp dụng cơng nghệ về xử lý môi trường, một số cơ sở thuê mặt bằng và hoạt động tạm bợ.
Một số điểm nóng về mơi trường chưa được xử lý dứt điểm: Khu vực tuyến đường sắt, mương thoát nước Khe Cạn, hồ đầm, biển Nguyễn tất Thành,..
Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở nhiều địa phương chưa hiệu quả, chạy theo sự vụ, giải quyết khi có đơn thư phản ảnh, chưa làm tốt kiểm tra, ngăn ngừa ô nhiễm; hiệu quả phát hiện và xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường cịn thấp, chưa đủ sức răn đe (có một số địa phương cả năm không xử lý được trường hợp nào).
Quản lý, chăm sóc và phát huy giá trị của các khu vui chơi, công viên vườn dạo vẫn cịn hạn chế.
Bất cập trong cơng tác quản lý chất thải rắn đô thị: Thiếu điểm tập kết và nâng gắp thùng rác, nhân lực và phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải chưa đảm bảo, thời gian không đúng theo phương án được duyệt. Do mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt hiện nay khá thấp, chưa thu hút doanh nghiệp đầu tư để hiện đại hóa các trang thiết bị.
Công tác quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường các hồ đầm chưa có giải pháp căn cơ, vẫn phát sinh các sự cố môi trường.
Kết cấu đô thị cũ, mật độ dân cư đông, điều kiện vệ sinh môi trường chưa đảm bảo nhất là tại khu vực đất nông nghiệp (các phường Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây và An Khê)
Tại các khu đất/lô đất trống đến nay vẫn chưa triển khai cơng trình, dễ trở thành điểm phát sinh ơ nhiễm (Tạp chí điện tử/Tịa án nhân dân 2021)
1.7.5. Các hình thức thu gom và phân loại rác tại địa bàn quận Thanh Khê
a. Các hình thức thu gom rác thải:
* Phương thức đặt thùng thu gom rác theo giờ và đặt thùng rác cố định trên các tuyến đường:
19
Năm 2017 đặt thùng rác theo giờ : 340 thùng (240l) bình quân thu được 24 tấn/ngày. Đến nay đã xóa bỏ phương thức đặt thùng theo giờ.
Thu gom rác đặt thùng cố định trên đường: 80 thùng (240l) bình quân thu được 12 tấn/ ngày.
* Phương thức thu gom trực tiếp bằng xe cuốn ép:
- Bình quân 40 tấn/ngày ( trên địa bàn các phường Thanh Khê Đơng, Thanh Khê Tây, An Khê, Hịa Khê và Chính Gián)
* Phương thức thu gom bằng xe nâng gắp:
- Phương thức thu gom này chủ yếu tại các cơ quan, chợ, siêu thị, trường học..bình quân khoảng 25 tấn/ngày
* Phương thức thu gom bằng xe bagac về trạm về điểm tập kết tạm thời trên các tuyến đường:
Về trạm (Trạm Nguyễn Đức Trung): bình quân 20 tấn/ ngày. Về điểm: 24 điểm, bình quân: 107 tấn/ngày.
Đến nay hiện tại đã xóa bớt chỉ cịn 10 điểm tập kết rác tạm thời trên địa bàn 10 phường.
b. Các hình thức phân loại rác thải:
Giai đoạn 2016 – 2020: Xí nghiệp chưa tổ chức phân loại rác thải trên địa bàn quận Thanh Khê. Tuy nhiên:
Từ tháng 12/2020 thực hiện chủ trương của UBND quận Thanh Khê, Xí nghiệp đã tổ chức thực hiện phương án phân loại rác thải tài nguyên tại phường Tân Chính ( thí điểm từ tổ 1 đến tổ 6 tần suất thu gom 2 lần/ tuần), khối lượng phân loại rác thải tài nguyên bình quân 18.8 kg/ ngày.
Hình thức phân loại tự phát: do công nhân thu gom tự phân loại ( lượm phế liệu): Bình quân hằng ngày khoảng: 1.050 kg/ngày.
Các hội, đoàn thể tại các khu dân cư tự phân loại (Báo cáo chuyên đề/URENCO 2018).
1.8. Tổng quan một số phương pháp xử lý RTN
1.8.1. Một số phương pháp xử lý RTN của một số nước trên thế giới
Trên Thế Giới, rác thải cũng là một vấn đề gây nhiều phiền tối. Nhưng cũng có các Quốc gia hết sức thành công trong việc quản lý rác thải, điển hình là Thuỵ Điển, Áo, Bỉ và Nhật.
* Thuỵ Điển – Quốc gia phải nhập khẩu rác để xử lý
Lượng rác thải cần phải chơn lấp ở Thuỵ Điện chỉ chiếm khoảng 1%. Cịn lại, 47% được tái chế và 52% được đốt để sản xuất nhiệt và điện, 50% lượng điện năng tiêu thụ của Thuỵ Điển đến từ năng lượng tái tạo. Họ thiết lập mạng lưới đốt rác để thu lại nguồn điện, hoà vào mạng điện Quốc gia.Trong mùa đơng lạnh buốt, họ cũng có mạng lưới đốt rác được bố trí theo từng quận, để truyền nhiệt năng, sưởi ấm đến từng hộ gia đình. Để đáp ứng “nhu cầu về rác” rất lớn này, người dân Thuỵ Điển đã và đang thực hiện theo một quy trình phân loại rác rất khoa học, kể từ những năm 1970.
20
Tuy nhiên lượng rác trong nước vẫn không đủ, Thuỵ Điển còn phải nhập khẩu rác từ