CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Kết quả khảo sát tại 2 cống thải
3.2.1.1. Hiện trạng cống thải:
Hình 3.3. Cống Thải Tơn Thất Đạm
Cống xả cuối đường Tôn Thất Đạm được thiết kế chỉ để thốt nước mưa, khơng thực hiện việc thu gom nước thải trong cống chính, nên nước thải tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường biển. Mặc khác, sau các trận mưa tại các vị trí cửa xả hình thành các mương nước đi qua bãi tắm gây mất mỹ quan, ô nhiễm tại khu vực.
Cống xả thải mang theo rác nhựa từ trong đất liền ra biển.
Nhiều năm nay đã xuống cấp, ở tình trạng q tải, khơng đáp ứng được nhu cầu thốt nước đô thị trong thời điểm hiện nay, không được cải tạo nâng cấp, bể đan, đất cát và rác thải tồn đọng dưới cống, bốc mùi hôi và ô nhiễm môi trường.
28
Bảng 3.2. Tổng hợp thành phần khối lượng và phần trăm các loại chất thải nhựa kiểm tốn tại cống Tơn Thất Đạm
Loại Nhựa Khối lượng (g/ngày) Phần trăm (%)
Tổng rác thải nhựa 6495 ± 861,83 100 Túi ni lông 2453 37,7 Bao bì nhiều lớp 1324 20,38 Bao bì một lớp 1071 16,4 Nhựa dùng một lần 914 14,07 PET 346 5,32 HPDE/LD/PE/PP 156 2,4 PVC 231 3,5
Khối lượng rác thải nhựa thất thoát ra biển là 6495±861,83 g/ngày (khối lượng ướt). Tỷ lệ rác nhựa cao nhất là túi ni lông, chiếm tỷ lệ gần một nửa trong tổng lượng rác thải nhựa, tiếp theo là bao bì nhiều lớp, bao bì một lớp, nhựa dùng một lần, nhựa PET, PVC và HPDE/LD/PE/PP. Rác nhựa tại đây không được thu gom và xử lý.
29 3.2.1.2. Kích thước cống và độ sâu mực nước:
- Cống Tôn Thất Đạm là cống đôi chiều rộng miệng cống đạt: (3m5 x 3m5).
- Chiều sâu miệng cống là: 2m.
- Độ sâu mực nước tại cống: 0,2m / 2m.
Hình 3.5. Bản vẽ cấu tạo miệng cống Kết quả đo vận tốc dòng chảy:
Đợt 1 (ngày 25/1 – 31/1)
Bảng 3.3. Kết quả đo vận tốc dịng chảy tại cống Tơn Thất Đạm
STT Thời gian Vận tốc (m/s) 1 7h-9h 0,45 m/s 2 9h-11h 0,32 m/s 3 13h-15h 0,32 m/s 4 15h-17h 0.3 m/s Đợt 2 ( ngày 5/4 – 11/4 )
Cống thải đang sửa chữa, lượng nước thoát ra tại cống được ngăn lại và bơm ngược về trạm xử lý nước thải Phú Lộc.
30
3.2.2. Sông Phú Lộc
Hình 3.6. Sơng Phú Lộc
3.2.2.1. Hiện trạng Sơng Phú Lộc:
Hiện nay sông Phú Lộc tiếp nhận ngày càng nhiều lượng nước thải chưa qua xử lý từ
các kênh, hồ thuộc địa bàn các quận Thanh Khê, ở nhiều khu vực vẫn xảy ra tình trạng
nước thải đổ ra, khiến con sông này vẫn bốc mùi hôi thối. Đặc biệt, tại cửa sông Phú Lộc ngay đoạn đổ ra biển, khi trời nắng mùi hơi rất nặng. Dưới sơng, nước đen ngịm, đầy cặn và bọt nổi lềnh bềnh trên mặt sông.
Sông Phú Lộc hiện đang là nơi tiếp nhận nhiều nguồn nước thải như: nguồn nước rỉ rác của bãi rác Khánh Sơn khi việc xử lý nước thải này chưa đạt yêu cầu; lượng nước thải sinh hoạt của người dân; sông Phú Lộc chịu áp lực của những cơng trình thi cơng xung quanh. Chưa kể do đặc thù của hệ thống sông Phú Lộc chịu ảnh hưởng của triều cường, nước thải khơng thốt được nên gây ra tình trạng bốc mùi hơi thối.
Mặt khác, do vị trí cửa sơng Phú Lộc tiếp giáp với vịnh Đà Nẵng nên thuận lợi cho việc giao thông đường thủy và cũng là nơi ngư dân neo đậu thuyền thúng ghe nhỏ, mỗi ngày tiếp nhận hàng chục lượt tàu thuyền ra vào và cũng nguồn tiếp nhận lượng nước thải sau xử lý của Trạm XLNT Phú Lộc.
31
Bảng 3.4. Tổng hợp thành phần khối lượng và phần trăm các loại chất thải nhựa kiểm tốn tại cửa Sơng Phú Lộc
Loại Nhựa Khối lượng (g/ngày) Phần trăm (%)
Tổng rác thải nhựa 8891 ± 1270,14 100 Túi ni lông 3231 36,34 Bao bì nhiều lớp 1224 13,7 Bao bì một lớp 507 5,7 Nhựa dùng một lần 1056 11,87 PET 1502 16,89 HPDE/LD/PE/PP 1071 12,04 PVC 300 3,37
- Khối lượng rác thải nhựa thất thoát ra biển là 8891±1270,14 g/ngày (khối lượng ướt) chủ yếu là túi ni lông, nhựa nhiều lớp, ngư cụ đánh bắt bị hư hỏng, nhựa một lần, nhựa pet..), các hộ dân dọc hai bên sơng vẫn cịn tình trạng vứt rác xuống sơng. Khối lượng các loại chất thải nhựa theo thứ tự là: túi ni lơng, nhựa PET, bao bì nhiều lớp, nhựa dùng một lần, HPDE.., bao bì một lớp, PVC.
Hình 3.8. Hiện trạng RTN tại cửa sơng Phú Lộc
3.2.2.2. Kích thước cống và độ sâu mực nước:
- Cửa sơng Phú Lộc có hình cổ chai, đáy Kênh có dạng lịng chảo. - Miệng cửa sông rộng khoảng 40m.
32
- Độ sâu mực nước ở giữa kênh là 1m32.
- Khi thủy triều lên mực nước tăng từ 0,4m – 0,6m.
Hình 3.9. Cấu Trúc Cầu Phú Lộc Kết quả đo vận tốc dòng chảy :
Đợt 1 ( ngày 25/1 – 31/1 )
Bảng 3.5. Kết quả đo vận tốc dòng chảy lần 1 tại sông Phú Lộc STT Thời gian Vận tốc (m/s) Ghi chú
1 7h – 9h 0,1 m/s Đo lúc chưa có thủy triều
2 9h – 11h 0,06 m/s Thủy triều bắt đầu lên
3 14h – 16h 0,09 m/s Thủy triều xuống chậm
4 16h – 18h 0,08 m/s Nước ròng
Đợt 2 ( ngày 5/4 – 11/4 )
Bảng 3.6. Kết quả đo vận tốc dịng chảy lần 2 tại sơng Phú Lộc STT Thời gian Vận tốc (m/s) Ghi chú
1 7h – 9h 0,09 m/s Đo lúc chưa có thủy triều
2 9h – 11h 0,06 m/s Thủy triều bắt đầu lên
3 14h – 16h 0,1 m/s Thủy triều xuống chậm
4 16h – 18h 0,08 m/s Nước rịng
33
Nhìn chung cho thấy cống Tơn Thất Đạm và sơng Phú Lộc đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa. Cứ đến mùa mưa, tại các cống thốt nước thải ra mang theo rác ni lơng, chai nhựa … tràn ra bãi biển.
Nhận thức của người dân và ngư dân chưa cao, vẫn cịn tình trạng vứt rác thải và các ngư cụ hư hỏng xuống các cống kênh.
Cống xả thải mang theo rác nhựa từ trong đất liền ra biển cùng với sông Phú Lộc mang theo lượng rác sinh hoạt của các hộ dân dọc hai bên sông vứt xuống đổ ra biển Thanh Khê.
Các quán vỉa hè dọc ven biển và chợ cá tự phát của người dân sử dụng nhiều đồ nhựa làm phát sinh và thất thoát ra biển.
Quản lý chưa chặt chẽ nên vẫn cịn nhiều tình trạng tụ tập mang thức ăn xuống bãi biển và xả thải rác nhựa.
Tại cống Tôn Thất Đạm là nơi tiếp nhận lượng nước mưa nên lượng nước thoát ra cống ít, kết quả đo vận tốc dịng chảy dao động từ o,3 m/s – 0,45 m/s, hệ thống thu gom nước mưa đang dùng chung với hệ thống thu gom nước thải, dẫn đến khi trời mưa to là nước thải và rác lại tràn ra biển
Tại cửa kênh Phú Lộc kết quả sau 2 lần đo số liệu thay đổi không đáng kể, lượng nước thải lớn nhưng vận tốc dòng chảy yếu dao động từ 0,06 m/s – 0,1 m/s do phụ thuộc vào thủy triều lên xuống, gây nên hiện trạng rác thải nhựa ứ động tại khu vực này.
=> Từ những vấn đề trên cần thực hiện một số giải pháp nhằm ngăn chặn lượng rác thải nhựa thất thoát ra biển tại các cống kênh.
3.3. Đề xuất các giải pháp
3.3.1. Một số giải pháp hiện nay đã và đang được áp dụng Song chắn rác cơ giới Song chắn rác cơ giới
Song chắn rác cơ giới được chế tạo hoàn tồn bằng thép khơng gỉ chịu được sự ăn mịn hóa chất. Khi nước đi qua lưới, tất cả các chất rắn được giữ lại và chuyển đi bằng các chiếc cào đặc biệt ở phần phía trên. Bộ phận cào rác vận hành bằng xích quay theo một đầu dẫn, rác được cuốn theo chiều đi xuống của dây xích và đưa lên một máng lọc đổ.
Cào cơ giới hoạt động tự động và liên tục. Răng cào luồn vào khe hở song để lôi rác ra. Lúc này trong hệ thống cũng cần thêm 1 máy nghiền rác
Là loại song chắn rác kiểu mới có thể lọc rác có kích cỡ khác nhau tuỳ theo khe hở của lưới lọc (1mm, 3mm, 5mm,..).
Song chắn rác thường đặt nghiêng 1 góc 45 – 90 độ so với mặt phẳng ngang để thuận lợi khi vớt rác.
34
Hình 3.10. Cấu tạo hoạt động song chắn rác cơ giới (Ảnh entecogroup.com) Thùng rác đại dương
Chiếc thùng rác biển này có chức năng hút các loại rác - từ chai nhựa, túi nilon tới giấy, dầu, xăng hay các chất tẩy rửa đang trôi nổi trên bề mặt đại dương.
Chiếc thùng đựng rác Seabin được tạo ra bằng cách gắn 1 máy bơm có khả năng hút rác trôi nổi trên mặt nước.
Cấu tạo chiếc thùng rác này đơn giản bao gồm: một chiếc thùng rác bên trong gắn màng lọc, một đường ống dài nối chiếc thùng với một chiếc máy bơm được để ở trên bờ. Miệng thùng rác được đặt cố định tại vị trí mặt nước và khi máy bơm hoạt động thì rác sẽ theo nước bị hút cuốn vào miệng thùng. Các loại rác lớn sẽ được lưu lại tại màng lọc được gắn trong thùng trong khi những loại nhỏ, dầu mỡ được hút vào máy bơm và lọc riêng, nước sạch sẽ được trả lại đại dương. Đây là phương án bổ sung cho việc sử dụng tàu và thuyền chạy dọc bờ biển vớt rác bằng lưới khá tốn kém.
Hình 3.11. Thùng rác nổi tự động thu gom rác trên biển. (Ảnh: News.com.au) Lắp đặt lưới thu gom rác thải tại các cửa xả ven biển
35
Lắp đặt lưới thu gom rác tại các cửa xả nước mưa ra biển nhằm khắc phục tình trạng rác thải tràn ra các bãi biển khi mưa lớn. lưới thu gom rác sẽ được lắp đặt ở cửa xả với bề rộng mắt lưới 1cm, bảo đảm thu gom được các loại rác như: ly nhựa, ống hút, chai nhựa và các mảnh nhựa có kích thước nhỏ.
Việc lắp đặt lưới thu gom rác tại các cửa xả ven biển chỉ là biện pháp tạm thời và trước mắt để ngăn chặn rác thải trôi ra các bãi biển khi trời mưa lớn.
Hình 3.12. Lưới chắn rác tại các cửa xả thải ven biển Mỹ Khê. (Ảnh:vietnammoi.vn) Hệ thống phao chắn rác
Hệ thống phao nổi chắn rác này đươc sử dụng bao bọc xung quanh bên ngồi miệng cống hoặc các cửa sơng nhằm ngăn rác thải nhựa khơng thốt ra bên ngồi.
Cấu tạo chủ yếu của Phao :
Vỏ phao là nhựa PVC chịu áp lực, chống thấm, chống ăn mòn và không bị rách khi va chạm.
Phần phao nổi trên mặt nước cao từ 30 – 50 cm nên ngăn đươc rác trên dịng chảy lớn.
Phần chìm sâu dưới nước có thể điều chỉnh kích thích tùy theo độ sâu mực nước của khu vực nhằm ngăn lượng rác chìm khơng thể chui qua được.
36
Bẫy rác trên biển từ ngư cụ cũ
Tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), nhóm Làng chài bình n khơi nguồn ý tưởng “Thu gom rác đại dương bằng tri thức địa phương" từ nghề lưới đăng truyền thống của ngư dân địa phương.
Nhóm Làng chài bình n sử dụng bẫy làm từ ngư cụ cũ, dựa vào sóng, gió và dịng hải lưu để gom rác trơi nổi, kết hợp mơ hình du lịch trải nghiệm nhặt rác lặn ngắm san hơ, góp phần giảm rác thải nhựa đại dương trên dọc bờ biển và các đảo ở Việt Nam, đặc biệt là vùng biển Nam Trung Bộ.
Ở đây, lưới đánh cá cũ được cải tiến thành bẫy rác, chiều rộng 5m, có thể duy trì độ sâu từ 3-4m bởi lớp viền chì bên dưới, phía trên có phao nổi để giữ mép lưới ln trên bề mặt, chặn được rác nhựa trôi trên tầng mặt. Túi thu rác được cải tạo để rác và nhựa dễ dàng cuốn vào và khó đẩy ra.
Hình 3.14. Bẫy rác từ ngư cụ cũ | Nguồn: UNESCO Máy nhặt rác thông minh
o Ở Thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam), nhóm Green River thiết kế và thi cơng
máy thu gom rác WSCA1.0 tự động trên mặt nước, dần phát triển thành chiếc máy thu gom rác thông minh.
Máy vớt rác WSCA1.0 hoạt động trên mặt nước sơng, hồ tĩnh và mặt biển sóng nhẹ với chức năng chính là thu những rác nhựa và rác trơi nổi trên bề mặt nước. Chiếc máy này có thể chứa 50-75kg rác/1 lần, sử dụng năng lượng mặt trời, điều khiển từ xa thơng qua sóng wifi, nâng cấp định vị GPS tự tìm rác, được tích hợp bộ điều khiển không dây từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại thơng minh.
37
Hình 3.15. Máy thu rác trên sông | Nguồn: UNESCO
o Ở Đà Nẵng “Máy nhặt rác biển thơng minh” của nhóm sinh viên (SV) Trường ĐH
Bách khoa-ĐH Đà Nẵng (DUT) vừa đạt giải “Trình bày xuất sắc nhất” tại Cuộc thi Đổi mới sáng tạo kỹ thuật eProjects-2020 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.
Khi khởi động, máy sẽ di chuyển theo điều hướng nhất định, máy tự động phát hiện và định vị rác thải trên bề mặt nước (nhờ hệ thống camera). Tiếp theo, máy sẽ tự động điều hướng di chuyển tiếp cận rác và kích hoạt động cơ quay băng chuyền để vớt rác, đưa vào khu vực phân loại: Rác có thể tái chế và rác không thể tái chế.
Điểm đáng chú ý là nước cịn có thể được kiểm tra bởi khối cảm biến đo các thông số về chất lượng nước tại mỗi vị trí và cập nhật dữ liệu đến ứng dụng giám sát cho đến khi máy khơng cịn nhận diện thấy rác nữa (Báo Môi Trường 2021).
Hình 3.16. Máy nhặt rác biển thơng minh do sinh viên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng sáng chế. (Ảnh: XUÂN LAN)
38
3.3.2. Các giải pháp phù hợp tại các cống/ kênh ở quận Thanh Khê
Dựa trên kết quả khảo sát thực địa, đo đạc và kiểm toán tại khu vực nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp tương ứng cho từng khu vực như sau:
3.3.2.1. Đối với cống Tôn Thất Đạm
Nên xây dựng hệ thống song chắn rác cơ giới ngay dưới miệng cống là phù hợp nhất, tại cống lượng rác thải chủ yếu là túi ni long và nhựa sử dụng một lần và các mảnh nhựa nhỏ, kết quả đo đạt vận tốc và lưu lượng nước thải ra phù hợp với thông số để thiết kế.
* Ưu điểm :
Lấy rác tương đối triệt để nhất là các loại rác "mềm" như giấy, vải, nylon, chai nhựa... các thanh chắn được bảo vệ khỏi bị hư hại do các mãnh vỡ gây ra.
Lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng, dễ thu và vận chuyển rác. Dễ vận hành, an tồn cao, chi phí thấp và bảo dưỡng đơn giản. Cơng suất xử lí ổn định, vận hành hồn tồn tự động.
* Nhược điểm :
Là nó thỉnh thoảng bị kẹt do các loại rác "cứng" gây ra, đồng thời gặp khó khăn khi chỉnh sửa bánh xích và cần thiết phải tháo nước khỏi lịng kênh.
3.3.2.2. Đối với sơng Phú Lộc
Tại sông Phú lộc mặt nước tĩnh, lượng nước thải ra lớn. Vận tốc dòng chảy yếu cho nên lượng rác nổi, túi ni lông bị tồn động lại gây ô nhiễm. Hoạt động tàu thuyền ra vào thường xuyên nên không thể xây dựng các bẫy rác cố định mà nên sử dụng hệ thống nhặt rác thông minh để xử lý được rác thải nhựa trên sông, sử dụng hệ thống này thay cho con người vớt rác bằng phương pháp thủ công.
* Ưu điểm :
Thiết bị có khả năng tự động hóa cao với nhiều tính năng “thơng minh” đồng thời có
kích thước và trọng lượng vừa phải (dài 140 cm, rộng 60 cm, cao 45 cm, nặng 50kg), sử dụng nhiên liệu thơng dụng nạp từ bình ắc quy hoặc năng lượng mặt trời.
Máy chạy ổn định, thu được rác thải vô cơ, hữu cơ, kể cả những vật dụng khó thu
gom như túi ni lơng, chai nhựa cũng được xử lý một cách hoàn hảo. * Nhược điểm :
Chi phí hồn thiện sản phẩm cao.
Còn phụ thuộc vào con người để điều khiển.
Khó khăn trong việc di chuyển đến địa điểm cần làm sạch.
3.3.3. Những giải pháp/mơ hình cần nhân rộng tại địa phương