Tính hiệu quả của công tác quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng phát sinh rác thải nhựa trên biển và đề xuất giải pháp tại quận thanh khê tp đà nẵng (Trang 27 - 28)

Chương I : TỔNG QUAN

1.7. Giới thiệu tổng quát về quận Thanh Khê

1.7.4.1. Tính hiệu quả của công tác quản lý

Sự tập trung trong công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ các ngành và chính quyền các địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2019.

Nguồn lực đầu tư tăng dần qua các năm: Kinh phí sự nghiệp môi trường tăng từ 955 triệu đồng (chiếm 0,25% tổng chi ngân sách quận) năm 2011 đến 23.868 triệu đồng chiếm 2,8% tổng chi ngân sách quận) năm 2019. Thêm nguồn hỗ trợ từ các dự án như: Dự án “Đại dương không nhựa” do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng triển khai với sự hỗ trợ của USAID, Dự án "Quản lý chất thải rắn nhằm thúc đẩy phân loại và tái chế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" do JICA tài trợ.(URENCO 2019)

Có sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, cộng đồng quan tâm hơn đến chất lượng môi trường sống, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi hành vi (đối với rác thải nhựa, chất thải nguy hại,..).

Nhiều điểm nóng về môi trường đã được đầu tư giải quyết như: Ô nhiễm môi trường sông Phú Lộc với các giải pháp đồng bộ (Nâng cấp Trạm Xử lý nước thải Phú Lộc, Thu gom và xử lý đạt quy chuẩn nước rỉ tại bãi rác Khánh Sơn,..); Ô nhiễm kênh Phần Lăng (đầu tư hệ thống thu gom nước thải dọc chuỗi hồ Phần Lăng, tiến hành nạo vét bùn dưới hồ 02 Hecta,..); Thay mới các cửa xả tại hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung, hồ Công viên 29-3,.. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn “Trường học xanh” có sự quan tâm trong nhà trường về nội dung giáo dục, quản lý và sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị từ phía quận.

Xây dựng các chợ đạt tiêu chí “Chợ an toàn thực phẩm” với các nội dung cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, thoát nước và vệ sinh môi trường của các chợ: Phú Lộc, Thanh Khê 1, Tam Thuận,…

Đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường được đảm bảo, có chuyên môn và nghiệp vụ.

Từng bước thực hiện các nội dung phân cấp của thành phố có hiệu quả: Thực hiện đấu thầu dịch vụ công ích vệ sinh môi trường; Thu phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp,… đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

Công tác tổ chức triển khai các nhiệm vụ quản lý môi trường ở địa phương đã mang tính dài hạn với định hướng xây dựng “Phường thân thiện môi trường”: Hiện có 8/10 phường đạt tiêu chí “Phường thân thiện môi trường”.

Mặt trận TQVN quận và các hội đoàn thể đã tham gia tích cực cùng chính quyền với nhiều cách làm hay và mô hình hiệu quả, góp phần giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh tại địa phương với các hoạt động ra quân làm sạch môi trường Ngày Chủ nhật xanh – sạch – đẹp, đăng ký tuyến đường tự quản,...

Công tác kiểm tra bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ được tiến hành định kỳ hàng năm, từng bước hướng dẫn, chấn chỉnh các tổ chức, cá nhân chấp

18

hành đúng các quy định về bảo vệ môi trường (thu gom xử lý nước thải, khí thải; phân loại và xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại,...).

Là địa phương đầu tiên triển khai sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường tại các chợ hướng đến mục tiêu giảm thiểu phát thải túi ni lông khó phân hủy (Báo điên tử/ Bộ tài nguyên và môi 2020).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng phát sinh rác thải nhựa trên biển và đề xuất giải pháp tại quận thanh khê tp đà nẵng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)