2.1. Đối tượng và phạm vi:
* Đối tượng
Cống thải Tôn Thất Đạm và sơng Phú Lộc, đoạn thốt nước ra biển (cửa xả).
* Phạm vi
Phạm vi không gian: Quận Thanh Khê.
Phạm vi thời gian: Từ 20/07/2020 đến 30/04/2021. 2.2. Phương pháp nguyên cứu:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu về Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tài ngun - mơi trường, khí tượng - thủy văn; tài nguyên sinh vật ven biển; tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên vùng bờ khác liên quan đến dự án.
Nguồn thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau của các nghiên cứu; báo cáo khoa học, hiện trạng hằng năm của các sở, ban, ngành đã thực hiện trước đây.
Các tài liệu được kế thừa có chọn lọc để có cái nhìn tổng quan về hiện trạng mơi trường, tình hình phát sinh RTN ở quận Thanh Khê Đà Nẵng.
Thu thập các báo cáo kế hoạch về môi trường của quận đã được công bố, niên giám thống kê.
Tìm thơng tin từ tài liệu đã công bố (sách, báo, báo cáo khoa học, internet,…) về các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
23
Trong quá trình triển khai đề tài, cần tham vấn ý kiến những cá nhân có kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề mơi trường, tình hình phát sinh RTN ở khu vực nghiên cứu, Vì vậy, phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn sâu các chuyên gia và cán bộ, chuyên viên của Phịng TNMT quận Thanh Khê, Sở Tài ngun Mơi trường, Cơng Ty Thốt Nước Và Xử Lý Nước Thải Đà Nẵng, Trạm Xử Lý Nước Thải Phú Lộc nhằm làm rõ hiện trạng mơi trường và tình hình phát sinh RTN tại khu vực nghiên cứu để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, tìm hiểu các giải pháp hiện nay đã, đang và sẽ áp dụng tại các cống kênh thải ra biển Đà Nẵng nhằm giảm lượng RTN ra đại dương và thu thập ý kiến về các đề xuất mà nghiên cứu đưa ra.
2.2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
* Vị trí nghiên cứu: Chọn 2 cống sát biển tại quận Thanh Khê gồm cống Phú Lộc và cống đường Tôn Thất Đạm.
Đề tài nghiên cứu thành lập các nhóm đi khảo sát theo các tuyến điều tra (theo từng đối tượng nghiên cứu) xác định sẵn trên bản đồ để thu thập dữ liệu, thu mẫu phân tích và ghi nhận hiện trạng thực tế về hiện trạng ô nhiễm RTN tại các cống/kênh. Bên cạnh đó, thu thập các thơng tin về hoạt động xả thải tại các cống/kênh và các nguyên nhân gây ô nhiễm nhằm phục vụ việc đánh giá hiện trạng và đưa ra giải pháp và xây dựng bẫy rác tại các cống/kênh ở quận Thanh Khê Đà Nẵng.
Khảo sát địa điểm nghiên cứu và thu tập số liệu:
* Đo đạc số liệu về dòng chảy (sử dụng máy đo lưu lượng dòng chảy, đo vận tốc dòng chảy bằng tay)
* Đo độ sâu mực nước, kích thước miệng cống ( sử dụng thước dây)
2.2.2.3. Phương pháp kiểm toán rác thải:
Sử dụng phương pháp giám sát rác thải biển và ô nhiễm nhựa vùng ven biển(NOAA) để kiểm toán rác tại khu vực bãi biển Thanh Khê (Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia 2012) (Long 2014)
* Lựa chọn địa điểm khảo sát
Các địa điểm lựa chọn khảo sát được chọn ngẫu nhiên nhưng có dựa trên một số tiêu chí sau:
- Gần các vùng lân cận của cảng hoặc bến cảng. - Vùng phụ cận cửa sông.
- Liền kề các khu đô thị ven biển. - Gần các địa điểm du lịch.
- Ở những vùng cách xa, tách biệt.
Ngoài ra bãi biển khảo sát cần đảm bảo: - Có chiều dài tối thiểu 100m.
- Độ dốc nằm trong khoảng từ 1,5 – 4,5o - Khơng có đê kè chắn sóng hoặc cầu cảng.
24
- Khơng có các hoạt động làm sạch thường xuyên hoặc bãi biển có hoạt động dọn dẹp rác diễn ra cách thời điểm khảo sát tối thiểu 3 tháng.
- Đảm bảo q trình khảo sát khơng gây ra bất kì mối đe dọa nào đối với các lồi nguy cấp hoặc được bảo vệ và môi trường sống của chúng.
* Tiến hành khảo sát ngoài thực địa
Trải thước dây theo chiều ngang của bãi cát để xác định khu vực 100m, đánh dấu vị trí các mặt cắt sẽ khảo sát đã được lựa chọn ngẫu nhiên và tọa độ 4 góc của điểm khảo sát bằng GPS. Ghi lại thông tin về địa điểm khảo sát và các mặt cắt theo mẫu phiếu. Mặt cắt chia thành các đoạn có chiều 60m. Tiến hành thu gom các rác thải nhựa có kích thước lớn hơn 2,5cm; lần lượt từng đoạn theo thứ tự từ bờ xuống mép nước. Sau khi thu gom rác tiến hành phân loại, đếm và cân từng loại rác. Các mẫu rác thải có kích thước, khối lượng lớn chỉ tiến hành đếm, đo kích thước lớn nhất và chụp ảnh. Các mẫu rác thải có kích thước nhỏ: mẫu vật thu được tại mỗi mặt cắt được gom lại và cân, đếm số lượng. Cân tổng khối lượng của từng loại rác thải tìm thấy sau khi đã được phân loại và đếm số lượng (Greenhub 2019).
2.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu được thống kê và xử lý bằng phần mềm excel, autocad..kết quả được trình bày bằng bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ.
25