Xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng phát sinh rác thải nhựa trên biển và đề xuất giải pháp tại quận thanh khê tp đà nẵng (Trang 43)

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. xuất các giải pháp

3.3.1. Một số giải pháp hiện nay đã và đang được áp dụng Song chắn rác cơ giới Song chắn rác cơ giới

Song chắn rác cơ giới được chế tạo hoàn tồn bằng thép khơng gỉ chịu được sự ăn mịn hóa chất. Khi nước đi qua lưới, tất cả các chất rắn được giữ lại và chuyển đi bằng các chiếc cào đặc biệt ở phần phía trên. Bộ phận cào rác vận hành bằng xích quay theo một đầu dẫn, rác được cuốn theo chiều đi xuống của dây xích và đưa lên một máng lọc đổ.

Cào cơ giới hoạt động tự động và liên tục. Răng cào luồn vào khe hở song để lôi rác ra. Lúc này trong hệ thống cũng cần thêm 1 máy nghiền rác

Là loại song chắn rác kiểu mới có thể lọc rác có kích cỡ khác nhau tuỳ theo khe hở của lưới lọc (1mm, 3mm, 5mm,..).

Song chắn rác thường đặt nghiêng 1 góc 45 – 90 độ so với mặt phẳng ngang để thuận lợi khi vớt rác.

34

Hình 3.10. Cấu tạo hoạt động song chắn rác cơ giới (Ảnh entecogroup.com) Thùng rác đại dương

Chiếc thùng rác biển này có chức năng hút các loại rác - từ chai nhựa, túi nilon tới giấy, dầu, xăng hay các chất tẩy rửa đang trôi nổi trên bề mặt đại dương.

Chiếc thùng đựng rác Seabin được tạo ra bằng cách gắn 1 máy bơm có khả năng hút rác trôi nổi trên mặt nước.

Cấu tạo chiếc thùng rác này đơn giản bao gồm: một chiếc thùng rác bên trong gắn màng lọc, một đường ống dài nối chiếc thùng với một chiếc máy bơm được để ở trên bờ. Miệng thùng rác được đặt cố định tại vị trí mặt nước và khi máy bơm hoạt động thì rác sẽ theo nước bị hút cuốn vào miệng thùng. Các loại rác lớn sẽ được lưu lại tại màng lọc được gắn trong thùng trong khi những loại nhỏ, dầu mỡ được hút vào máy bơm và lọc riêng, nước sạch sẽ được trả lại đại dương. Đây là phương án bổ sung cho việc sử dụng tàu và thuyền chạy dọc bờ biển vớt rác bằng lưới khá tốn kém.

Hình 3.11. Thùng rác nổi tự động thu gom rác trên biển. (Ảnh: News.com.au) Lắp đặt lưới thu gom rác thải tại các cửa xả ven biển

35

Lắp đặt lưới thu gom rác tại các cửa xả nước mưa ra biển nhằm khắc phục tình trạng rác thải tràn ra các bãi biển khi mưa lớn. lưới thu gom rác sẽ được lắp đặt ở cửa xả với bề rộng mắt lưới 1cm, bảo đảm thu gom được các loại rác như: ly nhựa, ống hút, chai nhựa và các mảnh nhựa có kích thước nhỏ.

Việc lắp đặt lưới thu gom rác tại các cửa xả ven biển chỉ là biện pháp tạm thời và trước mắt để ngăn chặn rác thải trôi ra các bãi biển khi trời mưa lớn.

Hình 3.12. Lưới chắn rác tại các cửa xả thải ven biển Mỹ Khê. (Ảnh:vietnammoi.vn) Hệ thống phao chắn rác

Hệ thống phao nổi chắn rác này đươc sử dụng bao bọc xung quanh bên ngồi miệng cống hoặc các cửa sơng nhằm ngăn rác thải nhựa khơng thốt ra bên ngồi.

Cấu tạo chủ yếu của Phao :

Vỏ phao là nhựa PVC chịu áp lực, chống thấm, chống ăn mịn và khơng bị rách khi va chạm.

Phần phao nổi trên mặt nước cao từ 30 – 50 cm nên ngăn đươc rác trên dịng chảy lớn.

Phần chìm sâu dưới nước có thể điều chỉnh kích thích tùy theo độ sâu mực nước của khu vực nhằm ngăn lượng rác chìm khơng thể chui qua được.

36

Bẫy rác trên biển từ ngư cụ cũ

Tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), nhóm Làng chài bình n khơi nguồn ý tưởng “Thu gom rác đại dương bằng tri thức địa phương" từ nghề lưới đăng truyền thống của ngư dân địa phương.

Nhóm Làng chài bình n sử dụng bẫy làm từ ngư cụ cũ, dựa vào sóng, gió và dịng hải lưu để gom rác trơi nổi, kết hợp mơ hình du lịch trải nghiệm nhặt rác lặn ngắm san hơ, góp phần giảm rác thải nhựa đại dương trên dọc bờ biển và các đảo ở Việt Nam, đặc biệt là vùng biển Nam Trung Bộ.

Ở đây, lưới đánh cá cũ được cải tiến thành bẫy rác, chiều rộng 5m, có thể duy trì độ sâu từ 3-4m bởi lớp viền chì bên dưới, phía trên có phao nổi để giữ mép lưới ln trên bề mặt, chặn được rác nhựa trôi trên tầng mặt. Túi thu rác được cải tạo để rác và nhựa dễ dàng cuốn vào và khó đẩy ra.

Hình 3.14. Bẫy rác từ ngư cụ cũ | Nguồn: UNESCO Máy nhặt rác thông minh

o Ở Thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam), nhóm Green River thiết kế và thi cơng

máy thu gom rác WSCA1.0 tự động trên mặt nước, dần phát triển thành chiếc máy thu gom rác thông minh.

Máy vớt rác WSCA1.0 hoạt động trên mặt nước sơng, hồ tĩnh và mặt biển sóng nhẹ với chức năng chính là thu những rác nhựa và rác trơi nổi trên bề mặt nước. Chiếc máy này có thể chứa 50-75kg rác/1 lần, sử dụng năng lượng mặt trời, điều khiển từ xa thơng qua sóng wifi, nâng cấp định vị GPS tự tìm rác, được tích hợp bộ điều khiển không dây từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại thơng minh.

37

Hình 3.15. Máy thu rác trên sông | Nguồn: UNESCO

o Ở Đà Nẵng “Máy nhặt rác biển thơng minh” của nhóm sinh viên (SV) Trường ĐH

Bách khoa-ĐH Đà Nẵng (DUT) vừa đạt giải “Trình bày xuất sắc nhất” tại Cuộc thi Đổi mới sáng tạo kỹ thuật eProjects-2020 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.

Khi khởi động, máy sẽ di chuyển theo điều hướng nhất định, máy tự động phát hiện và định vị rác thải trên bề mặt nước (nhờ hệ thống camera). Tiếp theo, máy sẽ tự động điều hướng di chuyển tiếp cận rác và kích hoạt động cơ quay băng chuyền để vớt rác, đưa vào khu vực phân loại: Rác có thể tái chế và rác không thể tái chế.

Điểm đáng chú ý là nước cịn có thể được kiểm tra bởi khối cảm biến đo các thông số về chất lượng nước tại mỗi vị trí và cập nhật dữ liệu đến ứng dụng giám sát cho đến khi máy khơng cịn nhận diện thấy rác nữa (Báo Mơi Trường 2021).

Hình 3.16. Máy nhặt rác biển thông minh do sinh viên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng sáng chế. (Ảnh: XUÂN LAN)

38

3.3.2. Các giải pháp phù hợp tại các cống/ kênh ở quận Thanh Khê

Dựa trên kết quả khảo sát thực địa, đo đạc và kiểm toán tại khu vực nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp tương ứng cho từng khu vực như sau:

3.3.2.1. Đối với cống Tôn Thất Đạm

Nên xây dựng hệ thống song chắn rác cơ giới ngay dưới miệng cống là phù hợp nhất, tại cống lượng rác thải chủ yếu là túi ni long và nhựa sử dụng một lần và các mảnh nhựa nhỏ, kết quả đo đạt vận tốc và lưu lượng nước thải ra phù hợp với thông số để thiết kế.

* Ưu điểm :

Lấy rác tương đối triệt để nhất là các loại rác "mềm" như giấy, vải, nylon, chai nhựa... các thanh chắn được bảo vệ khỏi bị hư hại do các mãnh vỡ gây ra.

Lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng, dễ thu và vận chuyển rác. Dễ vận hành, an tồn cao, chi phí thấp và bảo dưỡng đơn giản. Cơng suất xử lí ổn định, vận hành hồn tồn tự động.

* Nhược điểm :

Là nó thỉnh thoảng bị kẹt do các loại rác "cứng" gây ra, đồng thời gặp khó khăn khi chỉnh sửa bánh xích và cần thiết phải tháo nước khỏi lịng kênh.

3.3.2.2. Đối với sơng Phú Lộc

Tại sông Phú lộc mặt nước tĩnh, lượng nước thải ra lớn. Vận tốc dòng chảy yếu cho nên lượng rác nổi, túi ni lông bị tồn động lại gây ô nhiễm. Hoạt động tàu thuyền ra vào thường xuyên nên không thể xây dựng các bẫy rác cố định mà nên sử dụng hệ thống nhặt rác thông minh để xử lý được rác thải nhựa trên sông, sử dụng hệ thống này thay cho con người vớt rác bằng phương pháp thủ công.

* Ưu điểm :

Thiết bị có khả năng tự động hóa cao với nhiều tính năng “thơng minh” đồng thời có

kích thước và trọng lượng vừa phải (dài 140 cm, rộng 60 cm, cao 45 cm, nặng 50kg), sử dụng nhiên liệu thơng dụng nạp từ bình ắc quy hoặc năng lượng mặt trời.

Máy chạy ổn định, thu được rác thải vơ cơ, hữu cơ, kể cả những vật dụng khó thu

gom như túi ni lông, chai nhựa cũng được xử lý một cách hoàn hảo. * Nhược điểm :

Chi phí hồn thiện sản phẩm cao.

Còn phụ thuộc vào con người để điều khiển.

Khó khăn trong việc di chuyển đến địa điểm cần làm sạch.

3.3.3. Những giải pháp/mơ hình cần nhân rộng tại địa phương

Ngồi những giải pháp trên quận Thanh Khê nên thực hiện nhiều mơ hình “ Chống rác thải nhựa ” tại các buổi cuối tuần như :

Đổi rác thải nhựa lấy nhu yếu phẩm gia đình, ngồi ra khơng chỉ có đổi rác thải nhựa lấy nhu yếu phẩm mà phong trào này ngày càng mở rộng đổi rác thải nhựa lấy rau sạch, gạo, dụng cụ học tập cho học sinh…

39

* Hình thức: đổi 1kg rác thải nhựa lấy 1 phiếu quà tặng sau khi trao đổi rác thải, người mua được chọn đổi được 1 phiếu mua xì dầu, nước rửa chén, nước mắm, tương ớt, nước ngọt; 2 phiếu mua được một trong các sản phẩm như: đường, gạo nếp, thạch rau câu, dầu ăn, trứng gà. Những yếu phẩm này được đặt trên hai chiếc kệ dài 3 tầng được đóng đơn giản, xếp nối nhau.

Mặc dù, số lượng phế liệu quy đổi không bằng giá trị của mặt hàng nhưng đây được xem là một hoạt động thiết thực, khuấy động phong trào trong từng khu dân cư. Đặc biệt là nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho người dân trong việc phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình.

Số rác thải nhựa sau khi được thu gom sẽ đem đi bán phế liệu lấy chi phí để gây quỹ thực hiện đợt tiếp theo.

Với quà tặng là các nhu yếu phẩm mơ hình, thu hút người dân đến với mơ hình nhiều

hơn. Từ đó, dần hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn để họ cảm thấy rác thải được phân loại có lợi ích, có thể đem đổi quà hoặc đem bán, giảm rác thải ra ngồi mơi trường.

Khơng chỉ vậy, nhiều cá nhân khác cũng có những cách làm sáng tạo để góp phần

kêu gọi người dân chung tay bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng ống hút sậy, sử dụng bao bì mì gói để làm túi xách, sử dụng ly giấy trong khi dùng nước uống... Những cách làm hay này đều hướng đến mục tiêu chung là góp phần hạn chế việc sử dụng đồ nhựa và túi nilơng khó phân hủy, kêu gọi cộng đồng thay thế bằng sản phẩn thân thiện với môi trường.

Hiện nay, phong trào “Chống rác thải nhựa” đang được triển khai thiết thực, bằng

cách làm sáng tạo đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể và nhiều người dân. Để việc hạn chế đồ nhựa dùng một lần ngày càng hiệu quả.

Bằng sự chung tay của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, hy vọng rằng phong trào “Chống

rác thải nhựa” sẽ càng phát triển sâu, rộng trong cộng đồng, nâng cao ý thức cho mỗi người về việc bảo vệ môi trường sống, hạn chế sử dụng và thải đồ dùng bằng nhựa, túi ni lông ra môi trường.

40

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Sau quá trình thực hiện khảo sát thực địa và kiểm toán rác thải ven biển tại khu vực quận Thanh Khê, em có kết luận sau đây:

Nhìn chung tỷ lệ rác nhựa thất thốt tại quận Thanh Khê thấp hơn so với một số khu vực của thành phố. Tuy nhiên do mật độ dân số cao nên tổng lượng rác phát sinh tại quận rất lớn. Vì vậy việc nâng cao nhận thức người dân về hạn chế sử dụng và phát sinh rác thải nhựa vô cùng quan trọng.

Mức độ phát thải túi ni lơng ở bãi biển khá cao và chưa có những biện pháp giúp giảm thiểu sử dụng túi ni lơng hiệu quả. Cần có những biện pháp mang tính truyền thơng và pháp chế hiệu quả để giảm thiểu sử dụng túi ni lông ở khu vực ven biển và cần giám sát quá trình thực hiện thường xuyên.

Trên địa bàn quận Thanh Khê vẫn còn nhiều bãi rác tự phát gây thất thoát rác thải nhựa ra mơi trường. Chính quyền và địa phương phối hợp để ra quân xử lý các bãi rác tự phát và duy trì việc quản lý tình trạng phát thải rác bừa bãi trong chính tổ dân phố thực hiện cùng với đó có những quy định xử phạt cụ thể đối với các trường hợp xả thải bừa bãi.

Công tác dọn vệ sinh rác biển vẫn chưa đảm bảo. Người dân nhận thức được rác biển ở quận Thanh Khê nhiều nhưng về mức độ hiểu biết và nhận thức về rác thải nhựa chưa cao. Đặc biệt việc mức độ tham giam các hoạt động, chương trình về bảo vệ mơi trường biển của người dân vẫn còn rất thấp.

Rác thải nhựa thất thốt ra mơi trường chủ yếu từ hai nguồn chính là lượng rác phát thải do rác thải sinh hoạt chưa được thu gom hoàn toàn và rác trên bãi biển từ các hoạt động vui chơi, giải trí, kinh doanh.

2. KIẾN NGHỊ

Nâng cao nhận thức của người dân về môi trường và vấn đề quản lý chất thải nhựa. Nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm của nước ngoài trong quản lý chất thải rắn để áp dụng cho phù hợp với điều kiện của thành phố Đà Nẵng.

Xây dựng các chính sách nhằm hồn thiện cơng tác quản lí chất thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng.

Áp dụng nhân rộng các biện pháp sạch, thân thiện môi trường, phát triển các công nghệ xử lý chế biến, tái sử dụng chất thải nhằm giảm thiểu tối thiểu rác thải nhựa thất thốt ra mơi trường.

Tăng cường hơp tác nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen của cộng đồng, đặc biệt là các hộ kinh doanh ăn uống về rác thải nhựa.

Cân nhắc ban hành những chính sách được người dân ủng hộ, học tập theo các mơ hình đã có như “ Chống rác thải nhựa”.

Bắt camera an ninh; xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm; truyền thông nâng cao nhận thức kết hợp đăng các thông tin trên trang facebook độ thị để thông tin được nhiều người dân tiếp cận dễ dàng, nghiêm cấm các hành vi mang thức ăn, vật dụng xuống biển

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ACVN. 2019. “Cac-Phuong-Phap-Xu-Ly-Chat-Thai-Ran.” Https://Www.Acvn.vn/Cac-

Phuong-Phap-Xu-Ly-Chat-Thai-Ran.Html.

Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia. 2012. “Chất Thải Rắn - Phương Pháp Xác Định Thành Phần Của Chất Thải Rắn Đô Thị Chưa Xử Lý.” 3. Ban Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Quốc

Gia (2012), TCVN/TC 200 Chất Thải Rắn: TCVN 9461:2012 “Chất Thải Rắn - Phương Pháp Xác Định Thành Phần Của Chất Thải Rắn Đô Thị Chưa Xử Lý,.”

Báo cáo chuyên đề/URENCO. 2018. “Hiện Trạng Phát Sinh, Thu Gom, Vận Chuyển và Xử Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng, Giai Đoạn 2008-2018.” URENCO, Báo Cáo Chuyên Đề (2018) “Hiện Trạng Phát Sinh, Thu

Gom, Vận Chuyển và Xử Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng, Giai Đoạn 2008-2018.”

Báo điện tử/ Báo Tài nguyên và môi. 2019. “Thanh Khê (Đà Nẵng): Tiên Phong Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa vì Một Đại Dương Xanh.”

Https://Baotainguyenmoitruong.vn/Thanh-Khe-Da-Nang-Tien-Phong-Giam-Thieu- Rac-Thai-Nhua-vi-Mot-Dai-Duong-Xanh-240225.Html.

Báo điện tử/ Báo Tài nguyên và mơi. 2020. “Hồn Thiện Hệ Thống Chính Sách về Quản Lý Rác Thải Nhựa Tại Việt Nam.”

Https://Www.Google.Com.vn/Amp/s/Baotainguyenmoitruong.vn/Amp/Hoan-Thien- He-Thong-Chinh-Sach-ve-Quan-Ly-Rac-Thai-Nhua-Tai-Viet-Nam-317797.Html.

Báo điên tử/ Bộ tài nguyên và môi. 2020. “Triển Khai Kế Hoạch Hành Động Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa.” Https://Baotainguyenmoitruong.vn/Da-Nang-Trien-Khai-Ke-

Hoach-Hanh-Dong-Giam-Thieu-Rac-Thai-Nhua-305963.Html.

Báo Môi Trường. 2021. “Ba ý Tưởng Giảm Rác Thải Nhựa.”

Https://Moitruong.Com.vn/Hanh-Dong-Xanh/Sang-Kien-Xanh/Ba-y-Tuong-Giam-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng phát sinh rác thải nhựa trên biển và đề xuất giải pháp tại quận thanh khê tp đà nẵng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)