CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu thực vật
Cây An xoa được thu hái tại thành phố Đà Nẵng. Mẫu được xác định bằng phương pháp so sánh hình thái theo khóa phân loại thực vật của Phạm Hồng Hộ [20, 21]. Mẫu tiêu bản được lưu giữ tại phịng thí nghiệm Di truyền – Giải phẫu sinh lý động vật, khoa Sinh – Môi trường, đại học Sư Phạm, Đà Nẵng.
2.1.2. Nguyên liệu động vật
Chuột nhắt trắng dịng BALB/c có khối lượng từ 20-25 gram, cả hai giống đực và cái, được cung cấp bởi Viện Pasteur Nha Trang và được nuôi trong phịng thí nghiệm Di truyền - Giải phẩu - Sinh lý động vật thuộc khoa Sinh - Môi trường, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Chuột được cho ăn thức ăn tiêu chuẩn và nước uống tự do.
2.1.3. Chủng vi khuẩn
Chủng vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella typhi được phân lập và lưu giữ tại
phịng cơng nghệ vi sinh – hóa sinh thuộc khoa Sinh - Mơi trường, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
2.1.4. Nguyên liệu hóa chất, dụng cụ thí nghiệm
Carrageenan; Aspirin; NaCl; NaOH; Chì Acetate; ethanol 96%; DMSO; máy cơ quay chân khơng; máy siêu âm; tủ cấy,... và các hóa chất, dụng cụ thí nghiệm thơng thường khác.
2.1.5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên cây An xoa thu hái tại thành phố Đà Nẵng. Hoạt tính kháng viêm và kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ cây An xoa được đánh giá thơng qua các phép thử hoạt tính in vitro và in vivo tại phịng thí nghiệm Di truyền - Giải phẫu - Sinh lý động vật thuộc khoa Sinh - Môi trường, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng..