CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng viêm trên chuột nhắt trắng dòng BALB/c
3.3.1. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng viêm trên mơ hình gây phù chân và gây u hạt
3.3.1. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng viêm trên mơ hình gây phù chân và gây u hạt trên chuột nhắt trắng dòng BALB/c trên chuột nhắt trắng dòng BALB/c
Để khảo sát hoạt tính kháng viêm của cao chiết ethanol từ cây An xoa, chúng tôi sử
dụng mơ hình gây viêm cấp ở chân bằng carrageenan và mơ hình gây u hạt ở nách phải chuột nhắt trắng dòng BALB/c. Các kết quả thu được trong 2 mơ hình nghiên cứu này cho phép đánh giá sơ bộ hoạt tính kháng viêm của cao chiết ethanol từ cây An xoa.
Kết quả hoạt tính kháng viêm của cao chiết ethanol từ cây An xoa trên mơ hình gây
phù chân chuột
Sau khi gây phù chân chuột bằng dung dịch carrageenan, thể tích bàn chân chuột được đo ở thời điểm trước khi gây viêm và ở các thời điểm 2h, 4h, 6h và 24h sau khi gây viêm. Tính độ tăng thể tích chân chuột và % ức chế phù ở các lơ chuột, từ đó đánh giá hoạt tính kháng viêm của cao chiết ethanol từ cây An xoa.
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của cao chiết ethanol từ cây An xoa đối với mức độ tăng thể tích và tỉ lệ phần trăm ức chế phù chân chuột được thể hiện qua hình 3.1. và 3.2.
26
Hình 3.1. Ảnh hưởng cao chiết ethanol từ cây An xoa đối với mức độ tăng thế tích chân
chuột (ΔV%)
Hình 3.2. Tỉ lệ phần trăm ức chế phù (I%) của các lô chuột thực nghiệm.
Từ kết quả hình 3.1. và 3.2. cho thấy cao chiết ethanol từ cây An xoa có tác dụng giảm viêm trên mơ hình viêm cấp thực nghiệm bằng carrageenan.
- Tại các thời điểm 2h, 4h, 6h, 24h mức độ tăng thể tích chân chuột ở lơ 5 (lô đối chứng bệnh lý) lớn hơn so với mức độ tăng thể tích chân chuột của các nhóm chuột ở lơ 1, lơ 2 và lơ 3 (lơ thí nghiệm). Kết quả này cho thấy cao chiết ethanol từ cây An xoa có tác dụng giảm viêm. 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 120,00% 2h 4h 6h 24h lô uống 500mg/KgP lô uống 250mg/KgP lô uống 125mg/KgP lô uống Aspirin 10mg/KgP
lô đối chứng 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 2h 4h 6h 24h lô uống 500mg/KgP lô uống 250mg/KgP lô uống 125mg/KgP lô uống Aspirin 10mg/KgP
27
- So sánh mức độ tăng thể tích chân chuột ở lơ 1, lô 2 và lô 3 ( bảng 3.3) cho thấy tại các thời điểm nghiên cứu, mức độ tăng thể tích chân chuột giảm từ lơ 3 giảm đến lô 1.
Bảng 3.3. Mức độ tăng thể tích chân chuột Thời gian Mức độ tăng thể tích chân chuột trung bình 2h 4h 6h 24h Lô 1(500mg/kgP) 25.60% 39.96%; 38.40%; 24.63%; Lô 2 (250mg/kgP) 34.20% 52.70% 47.10% 35.80% Lô 3 (125mg/kgP) 37.40%. 56.94%. 49.71%. 39.45%.
Kết quả so sánh cho thấy khả năng kháng viêm của cao chiết ethanol từ cây An xoa phụ thuộc vào nồng độ. Cao chiết ethanol từ cây An xoa ở nồng độ 500mg/kgP có khả năng kháng viêm tốt hơn ở nồng độ 250mg/kgP và 125mg/kgP.
- Khi so sánh mức độ tăng thể tích chân chuột ở lơ 1, lơ 2 và lơ 3 với lô uống aspirin cho thấy: mức độ tăng thể tích chân chuột ở lô uống aspirin thấp hơn so với lô 2 và lô 3 nhưng cao hơn so với lô 1. Khi so sánh phần trăm giảm phù của chân chuột ở các lô cho thấy phần trăm giảm phù chân chuột ở lô 2, 3 thấp lô uống aspirin. Trong khi đó phần trăm giảm phù của lơ 1 cao hơn so với lô uống aspirin.
Kết quả so sánh này là một lần nữa cho thấy cao chiết ethanol từ cây An xoa có hoạt tính kháng viêm và hoạt tính khả năng kháng viêm phụ thuộc vào nồng độ. Ở các nồng độ thử nghiệm, nồng độ cao chiết càng cao thì hoạt tính càng mạnh.
Carrageenan là một polisaccarit mạch thẳng sulfat hóa, được chiết từ lồi rong sụn và rong đỏ và thường được sử dụng để gây viêm cấp tính. Carrageenan gây phản ứng viêm qua 2 giai đoạn: giai đoạn đầu tiên là do giải phóng histamin và serotonin; giai đoạn thứ hai là do sự giải phóng bradykinin protease, prostaglandin và lysosome [1]. Chính vì vậy, khi tiêm
28
Carrageenan vào lòng bàn chân của chuột gây ra viêm chân dẫn đến việc chân chuột bị phù. Khi cho chuột uống cao chiết ethanol từ cây An xoa hiện tượng viêm của chân chuột giảm.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Duyên và cộng sự (2016) cho thấy thành phần của cây An xoa có chứa các hợp chất như chất flavonoid (gồm có apigenin và tiliroside), stigmasterol đây là hợp chất có khả năng kháng viêm [11].
- Apigenin là flavonoid có khả năng kháng viêm thông qua hoạt động ức chế, hoạt động của LPS, ức chế hoạt động của TNF-α và các yếu tố gây viêm khác [12].
- Tiliroside thơng qua hoạt động ức chế q trình sản xuất NO, TNF-α, IL6, IL12 của các đại thực bào ( được kích hoạt bởi LPS/ IFNg. Bên cạnh đó, Tiliroside cịn có tác động ức chế hoạt động của gen NF- kB mà được kích hoạt bởi TNF-α. Đây cũng là một trong những con đường kháng viêm của Tiliroside [3].
- Stigmasterol ức chế một số chất trung gian tiền viêm và thối hóa chất nền thường liên quan đến sự thối hóa sụn do viêm khớp gây ra, ít nhất là một phần thơng qua việc ức chế con đường NF-κB [37].
❖ Kết quả hoạt tính kháng viêm của cao chiết ethanol từ cây An xoa trên mơ hình gây u hạt ở chuột nhắt trắng dịng BALB/c
Kết quả hoạt tính kháng viêm của cao chiết ethanol từ cây An xoa trên mơ hình gây u hạt ở chuột nhắt trắng được trình bày qua bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tác dụng của chiết xuất An xoa đối với bệnh u hạt gây ra ở chuột.
Lơ thí nghiệm Liều dùng (mg/kgP) Trọng lượng u hạt (mg) Khả năng ức chế Sự tăng lên u hạt (%) Lô Bệnh lý 0 37.5 ± 0,71
Lô uống Aspirin 10 12.5 ± 2,12 66.67
Lô uống cao chiết ethanol từ cây An
xoa
125 23.2 ± 2,83 38.13
250 18.3 ± 2,40 51.20
29
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng trọng lượng tăng của u hạt giảm dần từ lô uống cao chiết từ nồng độ 125mg/kg (23.2 ± 2,83mg) đến lô uống cao chiết ở nồng độ 500mg/kgP (10.7 ± 0,85mg).
Khi so sánh trọng lượng tăng u hạt của các lô uống cao chiết với lô uống aspirin cho thấy: trọng lượng tăng u hạt ở lô uống aspirin thấp hơn so với lô uống ở nồng độ cao chiết 125mg/kgP và 250mg/kgP nhưng lại cao hơn so với lô uống 500mg/kgP. Phần trăm ức chế sự tăng lên u hạt của lô uống aspirin (66.67%) cao hơn so với lô uống liều 125mg/kgP (38.13%) và lô uống liều 250mg/kgP (51.20%) nhưng thấp hơn lô uống liều 500mg/kgP (71.47%).
U hạt là một đặc điểm điển hình của phản ứng viêm cấp. Phương pháp u hạt dạng bông đã được sử dụng rộng rãi để đánh giá các giai đoạn viêm: xuất tiết và giai đoạn tăng sinh của viêm cấp. Dịch rỉ viêm được hấp phụ bởi các viên ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng ướt của u hạt, trong khi đó trọng lượng khơ tương quan tốt với lượng mơ hạt hình thành [1]. Khi đánh giá về trọng lượng khô của u hạt cho thấy cao chiết ethanol của cây An xoa có hoạt tính ngăn cản sự tăng sinh trọng lượng u hạt. Kết quả này một lần nữa cho thấy cao chiết ethanol của cây An xoa có hoạt tính kháng viêm. Hoạt tính kháng viêm thơng qua hoạt động ngăn cản quá trình xuất tiết dịch rỉ viêm và giai đoạn đoạn tăng sinh của quá trình viêm của cao chiết ethanol của cây An xoa cũng có thể được giải thích do sự xuất hiện các hợp chất thuộc lớp chất flavonoid, alcaloid, tanin và saponin trong thành phần hóa học của cây An xoa.
Như vậy, qua cả hai mơ hình thử nghiệm: gây viêm cấp ở chân bằng carrageenan và mơ hình gây u hạt ở nách phải trên chuột nhắt trắng đều cho thấy cao chiết ethanol từ cây An xoa có hoạt tính kháng viêm và hoạt tính kháng viêm tăng khi tăng nồng độ cao chiết trong các mức nồng độ nghiên cứu.