Phương pháp khảo sát sơ bộ các thành phần trong cao chiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ cây an xoa (helicteres hirsuta lour ) trên mô hình chuột nhắt trắng dòng balbc bị gây viêm bằng carrageenan (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp khảo sát sơ bộ các thành phần trong cao chiết

Khảo sát sơ bộ các thành phần hóa học được áp dụng phương pháp của trường đại học Dược khoa Rumani có cải tiến phù hợp với phịng thí nghiệm (Bộ y tế, 2006). Nguyên tắt của phương pháp là dựa vào độ hòa tan của các hợp chất trong dược liệu để tách các hợp chất bằng dung mơi có độ phân cực khác nhau. Sau đó, xác định các hợp chất này bằng các phản ứng chuyên biệt [4].

Định tính alcaloid [45]

Cân 2g mẫu cao cho vào 20ml dung dịch acid sulfuric 5% trong ethanol 50%.

- Phản ứng với thuốc thử Bouchardat: thêm 2-3 giọt thuốc thử Bouchardat, nếu thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ thì phản ứng dương tính.

- Phản ứng với thuốc thử Dragendorff: thêm 2-3 giọt thuốc thử Dragendorff, nếu thấy xuất hiện kết tủa da cam thì phản ứng dương tính.

Định tính saponin [45]

Quan sát hiện tượng tạo bọt: lấy 1ml dịch chiết thêm vào khoảng 5ml nước cất. Đun cách thủy 10 phút, lọc qua bông lấy dịch chiết vào ống nghiệm to. Thêm nước cất đến khoảng 10ml, bịt ống nghiệm bằng ngón tay cái, lắc mạnh ống nghiệm theo chiều dọc 5 phút, để yên và quan sát cột bọt thấy cột bọt bền sau 15 phút thì dương tính.

Định tính coumarin [45]

Phản ứng mở đóng vịng lacton: cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1ml dịch chiết; ống 1: thêm 0,5ml NaOH 10%; ống 2: để nguyên. Đun cả 2 ống trong 2 phút, để nguội, nếu thấy hiện tượng: ống 1: có tủa đục màu vàng; ống 2: trong suốt. Thêm từ từ nước cất vào cả 2 ống đến 4ml, nếu thấy ống 1: trong suốt và ống 2: có tủa đục, thêm vài giọt HCl đặc vào ống 1, ống 1 trở lại đục như ống 2 thì phản ứng dương tính.

Định tính tannin [45]

18

- Thử nghiệm FeCl3: nhỏ 3 giọt dung dịch FeCl3 vào phần thứ nhất, màu sắc của mẫu chuyển sang màu xanh lam hoặc màu xanh đen đậm chứng tỏ mẫu có tồn tại tannin [24].

- Thử nghiệm chì acetate: nhỏ 3 giọt dung dịch chì acetate vào phần thứ ba, lắc đều cho đến khi thấy xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt thì chứng tỏ có sự tồn tại của tannin trong mẫu cao.

Định tính flavonoids [45]

Cân 2 g mẫu cao hịa tan trong 10ml nước cất rồi hút 3ml hỗn hợp vào 2 ống nghiệm. Phương pháp này gồm thử nghiệm với dung dịch NaOH 10% và thử nghiệm với FeCl3.

- Thử nghiệm NaOH 10%: thêm 2ml dung dịch NaOH 10% vào 3ml hỗn hợp rồi lắc đều. Nếu thấy xuất hiện dung dịch màu vàng rồi chuyển sang không màu nếu cho acid hydrochloric vào chứng tỏ có sự hiện diện của flavonoids trong mẫu cao.

- Thử nghiệm FeCl3: nhỏ 3 giọt dung dịch FeCl3 5% vào 3ml hỗn hợp rồi lắc đều. Sự chuyển màu của dung dịch sang màu xanh đen chứng tỏ có tồn tại flavonoids trong mẫu cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ cây an xoa (helicteres hirsuta lour ) trên mô hình chuột nhắt trắng dòng balbc bị gây viêm bằng carrageenan (Trang 26 - 27)