Kết quả khảo sát độc tính cấp của cao chiết ethanol từ cây An xoa trên chuột thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ cây an xoa (helicteres hirsuta lour ) trên mô hình chuột nhắt trắng dòng balbc bị gây viêm bằng carrageenan (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2. Kết quả khảo sát độc tính cấp của cao chiết ethanol từ cây An xoa trên chuột thí

của cây An xoa (cao chiết + nước), kết quả dung dịch chuyển thành màu xanh đen đặc trưng cho thấy sự có mặt của flavonoids trong cao chiết. Kết quả này một lần nữa được khẳng định trong thử nghiệm phản ứng giữa cao chiết với NaOH 10%. Khi cho NaOH 10% vào hỗn hợp dung dịch cao chiết, dung dịch cao chiết chuyển sang màu vàng, tiếp tục nhỏ acid hydrochloric và dung dịch, màu vàng của dung dịch sẽ nhanh chóng bị mất đi.

- Trong thử nghiệm định tính saponin sau khi tiến hành thử nghiệm xuất hiện cột bọt kéo dài hơn 15 phút điều này chứng tỏ trong thành phần cao chiết có mặt các hợp chất thuộc lớp chất saponin.

- Sau khi tiến hành thử nghiệm phản ứng với thuốc thử Bouchardat, kết quả thu được là kết tủa nâu đỏ, điều này chứng tỏ trong thành phần hóa học của cao chiết có các hợp chất thuộc lớp chất alkaloid. Kết quả này một lần nữa được khẳng định qua phản ứng của cao chiết với thuốc thử Dragendorff.

- Cùng với kết quả thử nghiệm chuyển thành màu xanh đen khi nhỏ 3 giọt dung dịch

FeCl3 5% vào dịch chiết. Kết quả thử nghiệm dịch chiết với chì acetate dung dịch tạo ra kết

tủa vàng chứng tỏ rằng trong thành phần cao chiết cây An xoa có các hợp chất thuộc lớp chất tannin.

Như vậy, trong cao chiết cây An xoa có các hợp chất thuộc lớp chất saponin, tannin, alkaloid và flavonoid.

3.2. Kết quả khảo sát độc tính cấp của cao chiết ethanol từ cây An xoa trên chuột thí nghiệm nghiệm

Độc tính cấp được xác định theo phương pháp của Bộ Y tế ban hành với mục tiêu nhằm xác định LD50 của cao chiết ethanol từ cây An xoa. Sau khi cho chuột uống cao chiết, quan sát, theo dõi biểu hiện và hoạt động của chuột trong thời gian 24h và 72h.

Kết quả thí nghiệm kiểm tra độc tính cấp của mẫu cao chiết ethanol từ cây An xoa được trình bày ở bảng 3.2.

24

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát độc tính cấp của cao chiết ethanol từ cây An xoa

trên chuột thí nghiệm

Cao chiết ethanol từ cây An xoa

(mg/kgP/lần)

Số chuột chết/ số chuột sống

(sau 72 giờ)

Biểu hiện chức năng trong vòng 24 giờ

1 125 0/6

Chuột khoẻ mạnh, di chuyển và ăn uống bình thường, phản xạ với ánh sáng và âm thanh tốt.

2 250 0/6

Chuột khoẻ mạnh, di chuyển và ăn uống bình thường, phản xạ với ánh sáng và âm thanh tốt.

3 500 0/6

Chuột khoẻ mạnh, di chuyển và ăn uống bình thường, phản xạ với ánh sáng và âm thanh tốt.

4 1000 0/6

Chuột khoẻ mạnh, di chuyển và ăn uống bình thường, phản xạ với ánh sáng và âm thanh tốt.

5 Đối chứng sinh lý 0/6

Chuột khoẻ mạnh, di chuyển và ăn uống bình thường, phản xạ với ánh sáng và âm thanh tốt.

Kết quả trên cho thấy, sau khi uống cao chiết ethanol từ cây An xoa chuột ở các nhóm thuộc các lơ 1,2,3 và 4 đều có biểu hiện tốt, ăn uống bình thường khơng có sự khác biệt so với nhóm đối chứng sinh lý ở lơ 5. Trong q trình khảo sát khơng ghi nhận dấu hiệu chuột bị chết hay ngộ độc.

Từ kết quả khảo sát độc tính cấp cho thấy cao chiết ethanol từ cây An xoa an toàn cho chuột ở các nồng độ thực nghiệm, chưa xác định được độc tính cấp và chưa xác định được giá trị nồng độ gây chết LD50 của cao chiết.

25

Dựa vào kết quả trên, chúng tơi tiến hành bố trí thí nghiệm đánh giá tác dụng kháng viêm của cao chiết ethanol từ cây An xoa.

Theo Sikiru Olaitan Balogun và cộng sự (2014) Chiết xuất hydroethanolic (70%) của Helicteres sacarolha (HEHs). Khả năng gây độc tế bào được đánh giá trong các tế bào CHO-k1. Trong ngộ độc cấp tính qua đường miệng, khơng có tỷ lệ tử vong hoặc thay đổi lâm sàng ở chuột cái, ở tất cả các liều 500-5000 mg/kg, ngoại trừ tiêu chảy thoáng qua được quan sát ở mức 5000mg/kg cấp tính. Liều lên đến 2000mg/kg khơng gây tử vong hoặc các biểu hiện lâm sàng liên quan đến điều trị ở chuột đực, nhưng các thay đổi liên quan đến điều trị đã được quan sát thấy ở mức 4000mg/kg, với tỷ lệ tử vong được ghi nhận là 5000mg/kg [6] Kết của nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu hiện tại. Tuy nhiên nghiên cứu đang thực hiện chỉ khảo sát với liều lượng từ 1000mg/kgP trở xuống. Cần có 1 nghiên cứu sâu hơn với liều lượng cao hơn để khảo sát thêm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ cây an xoa (helicteres hirsuta lour ) trên mô hình chuột nhắt trắng dòng balbc bị gây viêm bằng carrageenan (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)