3.3.1. ưu điểm
Công tác QLTC của Tông công ty những năm qua đã thu được những kêt quả tích cực sau:
Công tác QLTC của Tổng công ty đã bám sát và thực hiện khá nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách pháp luật, chế độ QLTC của Nhà nước góp phần thúc đẩy
sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triền nguồn vốn của Nhà nước. Trong nhiều năm liền, doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty đã tăng lên mức đáng kể, năm
2019 Tổng công ty thu về 32,7 tỷ đồng doanh thu và đạt 449 triệu đồng lợi nhuận trước thuế. Đó là nỗ lực đáng khích lệ của Tổng công ty Thành An.
Đối với công tác quản lý nguồn vốn, Tổng công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý vốn cố định, tạo ra sự tăng trưởng của vốn cổ định qua các năm. Tổng công ty Thành An đã tận dụng các nguồn lực tối đa cho mục đích đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị nhằm gia tăng chất lượng sản phẩm. Giá trị vốn của Tổng công ty năm 2017 đạt 6,6 tỷ đồng. Ngoài ra, việc bảo toàn và gia tăng nguồn vốn của Nhà
nước cũng là một điếm tích cực trong công tác quản lý nguồn vốn của Tổng công ty. Đối với công tác quản lý chi phí, mặc dù chi phí có xu hướng tăng, nhưng Tồng công ty đà thực hiện tốt công tác giám sát kiểm tra định mức chi phí, đảm bảo tăng trong mức có thề kiểm soát được, đặc biệt là chi phí nhân công và chi phí nguyên vật
liệu là hai khoản chi thường xuyên và quan trọng nhât đôi với hoạt động sản xuât kinh doanh cùa Tổng công ty. Mặc dù giá cả thị trường tãng, giá vật tư đầu vào tăng nhưng Tổng công ty vẫn đảm bảo tăng lợi nhuận và tăng mức thu hồi vốn khấu hao hàng năm.
Trong công tác quản lý doanh thu và lợi nhuận: Doanh thu và lợi nhuận tăng đều đặn qua từng năm là minh chứng cụ thể nhất chứng minh cho hiệu quả của công tác quản lý doanh thu và lợi nhuận mà Tống công ty Thành An đã tổ chức thực hiện. Trong đó, việc tận dụng các nguồn doanh thu từ công tác quốc phòng đến sản xuất kinh doanh giúp cho nguồn thu của Tống công ty luôn đảm bảo. Công tác phân phối lợi nhuận cũng được thực hiện đúng với quy định và cơ chế do BQP đưa ra. Đảm bảo các quỹ được sử dụng đúng mục đích, giúp dự phòng rủi ro cho doanh nghiệp cũng như xây dựng được hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp.
Công tác QLTC những năm qua đã phát huy được chức năng kiểm tra, kiểm soát và giám đốc bằng đồng tiền, đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho các nhà quản lý Tổng công ty trong hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển Tổng công ty. Luôn khắc phục khó khăn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, không để đình trệ sản xuất do thiếu vốn.
Thực hiện đúng chế độ hạch toán - kế toán, các quy định trong QLTC theo hướng dẫn của Bộ tài chính, thực hiện đúng các quy chế quy định cùa Bộ quốc phòng trong công tác QLTC doanh nghiệp. Hệ thống số sách theo dõi đầy đủ, ghi chép phản ánh đúng trình tự và phương pháp; báo cáo và thanh quyết toán đúng yêu cầu của các cơ quan quản lý.
Quan tâm đúng mức đến công tác thanh toán, tạo được uy tín đối với khách hàng. Thường xuyên theo dõi và có biện pháp cụ thể trong việc thanh toán công nợ.
3.3.2. Hạn chế
Ngoài những kết quả đã đạt được, công tác QLTC cúa Tổng công ty Thành An còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, quản lý nguồn thu chi chưa thực sự hiệu quả. Tổng công ty chưa có các giải pháp gia tăng lợi nhuận trong khi đó lại phải đổi mặt với sự gia tăng nhanh
của tông chi phí. Đặc biệt trong đó, các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý,... là những khoản chi phí tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty chưa hoàn toàn chù động trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Một số nghiệp vụ hạch toán còn có sự chỉ đạo, điều chỉnh, không bảo đảm tính chính xác và khách quan.
Thứ hai, việc quản lý và sử dụng vốn chưa hiệu quả. Phần đa vốn điều lệ của đơn vị được sử dụng vào đầu tư góp vốn xuống các đơn vị/doanh nghiệp (có những giai đoạn chiếm khoảng 80% vốn điều lệ); phần vốn điều lệ sử dụng cho các hoạt động SXKD thấp, do đó đơn vị phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài như người mua trả tiền trước, vay ngân hàng, chiếm dụng của khách hàng,... Công tác quản lý vốn lưu động của công ty còn nhiều bất cập. Lượng hàng tồn kho có nhiều và tăng lên qua các năm, đặc biệt là tồn kho chi phí sản xuất dở dang và thành phẩm. Từ đó làm tốc độ quay vòng của vốn không linh hoạt gây khó khăn cho việc huy động vốn phục vụ công cuộc sản xuất kinh doanh mới của công ty.
Thứ ba, công tác kiểm tra giám sát chưa được thực hiện chặt chẽ. Công tác sử dụng vốn, tài sản của Công ty, Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp, Giải pháp cho công tác kiểm tra, giám sát về tài chính.Mặc dù đã có sự quan tâm chỉ đạo, giám sát từ phía Binh đoàn đối với hoạt động quản lý vốn của doanh nghiệp, song sự kiểm tra, giám sát không thường xuyên và liên tục, làm cho công tác quản lý vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả như mong muốn.
Thứ tư, cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự chưa thực sự tối ưu chi phí. Trong hoạt động tố chức điều hành sản xuất, một số bộ phận, công việc còn chồng chéo, phân công lao động chưa họp lý, vẫn còn tình trạng làm trái với nghề được đào tạo, năng suất lao động thấp, Phương pháp quản lý còn mang nặng tính kinh nghiệm, đôi khi các quyết định quản lý đưa ra chưa sát với thực tế. Việc sử dụng công cụ phân tích TCDN để hiểu đúng bản chất sự việc từ đó dự đoán xu hướng, làm cơ sở cho quyết định chưa được thường xuyên..
Thứ năm, chưa hoạch định được một chiên lược tài chính hoàn chỉnh, các kê hoạch, dự thảo ngân sách còn đơn lẻ, mang tính sự vụ, đối phó, chưa có cái nhìn tồng quát, dài hạn,
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.3.3. J. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý, các chính sách kinh tế của Nhà nước nói chung và cụ thể là cơ chế QLTC của Nhà nước áp dụng cho các doanh
nghiệp còn chưa hoàn thiện, thiểu thống nhất và đồng bộ.
Hệ thống các văn bản hướng dẫn ban hành chậm so với hiệu lực của Luật, do đó gây khó khăn và lung túng cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
Thứ hai, chủ trưong, định hướng phát triển của Tổng công ty nhiều thay đổi, từ một đơn vị xây lắp nhở chuyển sang mô hình Tổng công ty, đa ngành nghề rồi lại chuyển về mô hình doanh nghiệp xây lắp. Do đó, công tác đầu tư và sử dụng vốn chưa hiệu quả, có giai đoạn đầu tư dàn trải, không tập trung.
Thứ ba, dự án mà Tống công ty tham gia triển khai có quy mô lớn, nhiều dự án khi Tổng công ty ký họp đồng chưa có thiết kế chi tiết, khối lượng và giá trị công việc cần thực hiện biến động lớn trong quá trình triển khai, công tác phê duyệt phát sinh và điều chỉnh giá trị gói thầu của Chủ đầu tư/Tổng thầu phức tạp, kèo dài,...
3.3.3.2. Nguyên nhãn chủ quan
Thứ nhất, Hệ thống văn bản quy định, quy chế nội bộ của đơn vị đã được ban hành nhưng chưa đầy đủ và không kịp thời hiệu chỉnh, thay đổi cho phù hợp với các quy định mới cùa Nhà nước, Bộ Quốc phòng và tình hình thực tế.
Thứ hai, mô hình tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác xây dựng chiến lược kinh doanh và kế hoạch tài chính còn mong, chưa đáp ứng yêu cầu (cả công ty Mẹ và các đơn vị trực thuộc); đặc biệt là bộ máy cán bộ làm công tác này tại các đơn vị đa phần là kiêm nhiệm, do đó chất lượng không được đảm bảo. Công tác xây dựng kế hoạch đôi khi chưa sát với thực tế, chạy theo thành tích. Bộ máy tố chức/cán bộ làm công tác QLTC chưa hoạt động đúng vai trò, trách nhiệm; công tác QLTC chưa được
quan tâm đúng mức, chưa được đánh giá đúng vai trò. Cán bộ trong ban TCKT-KT của Tống công ty chù yếu thực hiện công tác kế toán, thống kê.
Thứ ba, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý còn thấp. Mặc dù ban lãnh đạo Tổng công ty luôn quan tâm đến công tác nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, trẻ hóa cán bộ, đổi mới công nghệ. Tuy vậy, do những khó khăn về tài chính nên cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý và phát triển của Tổng công ty chưa đáp ứng yêu cầu.
Thứ tư, nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về vai trò và tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính và lập kế hoạch tài chính trong công tác QLTC chưa cao. Cán bộ làm công tác QLTC chưa năng động, tính chủ động trong công việc thấp.
Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát thiếu sự phối họp chặt chẽ giữa các bộ phậnCông tác kiếm tra, giám sát chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các sai sót, hạn chế, tồn tại; mặc dù có đôn đốc, chỉ đạo việc khắc phục, tuy nhiên chưa có chế tài và cơ chế gắn trách nhiệm đối với công tác hậu kiểm do đó công tác kiểm tra, giám sát chưa phát huy được hiệu quả và thực hiện đúng vai trò của nó.
Thứ sáu, Tổng công ty chưa thiết lập được cơ Cấu vốn tối ưu và căn cứ xác định cơ cấu vốn tối ưu chưa chính xác. Chi phí vốn chủ sở hừu chưa được xác định theo nguyên tắc thị trường.
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀT CHÍNH TẠT TÔNG CÔNG TY THÀNH AN
4.1. Định hướng phát triển cùa Tổng công ty Thành An giai đoạn 2021- 2025
Trong quá trình hình thành và sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không ngừng hình thành các mối quan hệ tương tác với các chủ thể kinh tế khác. Khi nền kinh tế càng phát triển cao thì những mối quan hệ này sẽ trở nên phức tạp hơn đòi hỏi các chủ thế trong nền kinh tế phải có cách ứng xử thông minh nhàm đảm bảo cho các mối quan hệ đó luôn luôn tồn tại ở mức hài hòa, ốn định và phất triển. Trên thế giới hiện nay một số quốc gia có nền kinh tế phát triển cao có được thị trường tài chính phá triển cao và các mối quan hệ tài chính vô cùng phức tạp. Chính vì thế, các mối quan hệ tài chính sẽ nảy sinh nhiều hơn trong xã hội và tính chất của các mối quan hệ đó cũng ngày càng trở nên phức tạp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần luôn luôn chủ động để đối phó với các tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sự phát triền nhanh chóng của mạng lưới thông tin là điều kiện thuận lợi để Công ty có thề quảng bá chính mình nhưng cũng đồng thời đặt ra yêu cầu thận trọng đối với doanh nghiệp. Nhất là khi các thông tin tài chính được công khai rộng rãi. Đây không chỉ là vấn đề đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó cũng đặt ra nhu cầu phải hoàn thiện công tác quản lý về tài chính của doanh nghiệp.
Công ty phải định hướng phát triển trên đà hội nhập vào nền kinh tế thế giới, sẽ xuất hiện nhiều hơn các mối quan hệ mới trong xã hội. Đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa chủ thể đầu tư trong nước và chủ thể đầu tư nước ngoài và mối quan hệ cạnh tranh trên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm,... Những nhà đầu tư nước ngoài là những doanh nghiệp, cá nhân có nguồn vốn lớn đang tim cách tiến bước chân vào thị trường nước ngoài đế tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, họ là những người đã trưởng thành trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở chính quốc, có kinh nghiệm áp dụng các quy luật kinh tể vào công việc sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đó là những đối thủ cạnh
tranh đáng nê của các doanh nghiệp trong nước. Nó đặt ra yêu câu phải cạnh tranh đê sống sót đối với mỗi doanh nghiệp. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực vào sàn xuất sao cho có thể giữ vừng được thị trường. Đó cũng làm cho công tác QLTC trở nên phức tạp và quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi một doanh nghiệp có giải pháp QLTC tốt, doanh nghiệp đó sẽ biết phân bồ nguồn vốn của mình vào những kênh sản xuất đầu tu hợp lý nhất, biết quản lý các nguồn doanh thu và lợi nhuận, kiểm soát được chi chí cho quá trình sản xuất kinh doanh và đương nhiên khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh đó sẽ cao hơn so với doanh nghiệp có công tác QLTC kém.
Phương hướng cơ bản về hoàn thiện QLTC của Tồng công ty Thành An: Thứ nhất là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, quy định quy chế nội bộ.
- Xây dựng và ban hành hệ thống định mức/đơn giá nội bộ nhằm đảm bảo việc kiếm soát chi phí, tăng cường hiệu quả kinh tế cho các hoạt động SXKD;
- Hoàn thiện hệ thống quy định, quy chế quản lý nội bộ đặc biệt là các quy định/quy chế liên quan đến công tác QLTC, quản lý hợp đồng, quản trị doanh nghiệp, công tác thanh tra, kiểm tra,... đảm bảo phù hợp với các quy định của Pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Thứ hai là xác định đúng quy trình QLTC, phương thức QLTC phù họp với Tổng công ty.
Trong thời gian tới, việc đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động và đi theo nỏ là đổi mới công tác QLTC cho phù hợp là việc làm tất yếu, khách quan.
4.2. Đe xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty Thành An
Trên cơ sở định hướng, chiến lược phát triển của mình đà được Bộ quốc phòng thông qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác tái cơ cấu doanh nghiệp, thông qua việc nghiên cứu thực trạng công tác QLTC cùa Tống công ty, đánh giá kết quả thực hiện, chỉ ra nguyên nhân cùa các hạn chế, tồn tại, từ đó đưa ra quan điểm đổi mới QLTC phù hợp với điều kiện hiện tại và định hướng phát triển của Tổng công ty. Một số giải pháp cụ thể như sau:
4.2,1. Quản lý và khai thác nguôn thu chi hiệu quả
+ Tiền khấu hao tài sản cố định:
Việc trích khấu hao tài sản cố định là nhằm tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. Tuy nhiên số tiền khấu hao cơ bản được để lại, doanh nghiệp có thể sử dụng để tái đầu tư, đồi mới máy móc và công nghệ. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được tự xác định thời gian sử dụng Tài sản cố định trong khuôn khổ mà nhà nước quy định. Điều đó cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện khấu hao nhanh hơn để tập trung vốn
+ Lợi nhuận để tái đầu tư:
Đây là nguồn vốn quan trọng để mở rộng hoạt động đầu tư của Công ty 191. Trong doanh nghiệp Nhà nước, việc phân phối lợi nhuận này được thông qua việc trích lập quỹ đầu tư phát triển. Việc hình thành quỹ đầu tư phát triển chủ yếu phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, một phần lớn các