Kĩ năng phản hồi

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác tư vấn, hỗ TRỢ CHO học SINH TRONG dạy học và GIÁO dục ở TRƯỜNG THPT (Trang 34)

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ cho học

3.4. Sử dụng linh hoạt các kỹ năng tư vấn, hỗ trợ học sinh

3.4.3. Kĩ năng phản hồi

- Khái niệm: Kĩ năng phản hồi trong tư vấn và hỗ trợ học sinh là khả năng của giáo viên truyền tải lại những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của học sinh nhằm kiểm tra lại thông tin từ phía học sinh, đồng thời thể hiện thái độ quan tâm cũng như khích lệ, động viên học sinh nhận thức về vấn đề, cảm xúc, suy nghĩ của mình để thay đổi

- Tầm quan trọng của kĩ năng: Giúp giáo viên kiểm tra lại thông tin mà học sinh chia sẻ; Làm cho học sinh thấy mình được lắng nghe, được thấu hiểu từ đó gắn kết mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh; Diễn đạt lại những gì đã nghe thấy giúp học sinh nhìn lại mình và giúp giáo viên khám phá sâu hơn về những gì học sinh chia sẻ; Nắm bắt được khía cạnh quan trọng nhất của thông điệp mà học sinh có thể không nhận ra hoặc cố tình che đậy

- Các hình thức phản hồi:

Phản hồi nội dung: Giáo viên lắng nghe câu chuyện và tóm lược lại những điều học sinh chia sẻ bằng ngôn ngữ riêng của giáo viên mà không đánh giá, bình luận

Chẳng hạn: Vậy là qua những gì em kể từ đầu đến giờ, cô và em đều thấy được lí do mẹ không cho em mang truyện tranh đến lớp là vì không muốn em đọc truyện, làm việc riêng khi đang học, nhưng em thì ấm ức vì không có truyện để đọc cùng các bạn mỗi khi ra chơi.

Phản hồi cảm xúc: Giáo viên xác định và gọi tên những cảm xúc mà học sinh trải nghiệm, sử dụng ngôn ngữ của mình để nói về những cảm xúc mà học sinh đã trải qua một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Giáo viên có thể sử dụng các mẫu câu như “Thầy/cô nhận thấy rằng con/em cảm thấy…(tên cảm xúc)… khi…” hoặc “Dường như em cảm thấy….(tên cảm xúc)…..khi….”.

- Chỉ dẫn thực hiện kĩ năng:Tóm tắt hoặc diễn đạt lại những điều học sinh đưa ra về cảm xúc hoặc về nội dung mà không kèm theo sự phán xét, phê phán hay góp ý; Quan sát, lắng nghe phản ứng của học sinh để kiểm tra lại hiệu quả phản hồi.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác tư vấn, hỗ TRỢ CHO học SINH TRONG dạy học và GIÁO dục ở TRƯỜNG THPT (Trang 34)