Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài nhà trường

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác tư vấn, hỗ TRỢ CHO học SINH TRONG dạy học và GIÁO dục ở TRƯỜNG THPT (Trang 38 - 39)

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ cho học

3.5. Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài nhà trường

nhà trường

3.5.1. Phối hợp trong nhà trường

Muốn cho hoạt động tư vấn hỗ trợ đạt hiệu quả cao, cán bộ tư vấn, hỗ trợ cần biết phối hợp các lực lượng giáo dục, tranh thủ sự giúp sức từ nhiều phía để tạo nên nguồn lực hỗ trợ cho học sinh mọi nơi, mọi lúc. Cán bộ, giáo viên phụ trách công tác tư vấn, hỗ trợ cho học sinh phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường khi triển khai các hoạt động tư vấn hỗ trợ cho học sinh.

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm

Việc tư vấn cho học sinh là một hoạt động không thể thiếu vai trò của GVCN.Vì vậy, khi tư vấn hỗ trợ cho học sinh nhất thiết phải phối hợp với GVCN. Hơn ai hết ở trường GVCN là người hiểu được cặn kẽ tình hình học sinh, thông qua phiếu thông tin cá nhân, GVCN có thể nắm được hoàn cảnh gia đình, những ước muốn, tâm tư những thuận lợi, những khó khăn, vướng mắc của học sinh, có thể lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ và định hướng cho các học sinh cách giải quyết những vấn đề khó khăn.

GVCN có thể phát hiện những thay đổi trong hành vi, những hiện tượng bất thường, những biểu hiện của học sinh có nguy cơ rối nhiễu tâm lý. Từ những biểu hiện như: vắng học, trang phục sai quy định, ngại tiếp xúc bạn bè, rủ bạn đi game, quay cóp thiếu trung thực trong giờ kiểm tra, thiếu tập trung khi nghe giảng và ghi bài...

- Phối hợp với giáo viên bộ môn

Thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh thông qua giáo viên bộ môn bằng cách lồng ghép trong một số tiết học chính khóa. Hình thức này được vận dụng phù hợp và hiệu quả nhất nếu giáo viên nắm vững mục tiêu của bài học và nội dung cần lồng ghép tư vấn. Giáo viên thực hiện lồng ghép để đưa những nội dung tư vấn có mối liên hệ với bài học như vấn đề tình bạn, tình yêu, lối sống trong môn Giáo dục công dân; Tư vấn về giới tính và sức khỏe sinh sản trong môn Sinh học; Giáo dục hành vi, kỹ năng ứng xử trong môn Văn học; Tư vấn hướng nghiệp trong dạy nghề...Tất cả giáo viên bộ môn đều có thể tư vấn cho học sinh về phương pháp học tập phù hợp với đặc thù bộ môn và năng lực, sở trường của học sinh

- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường: Đoàn trường, Công đoàn, Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, Ban hướng nghiệp…

Các tổ chức, đoàn thể trong Nhà trường sẽ đóng vai trò đặc biệt trong việc hỗ trợ tổ chức tư vấn thông qua các chuyên đề, buổi ngoại khóa, nói chuyện… toàn trường.

- Phối hợp với đội ngũ cán bộ lớp, học sinh tiêu biểu trong lớp

Đội ngũ cán bộ lớp là những em nắm bắt thông tin về tâm lý, hoàn cảnh, tính cách, sở thích…của các bạn trong lớp một cách rõ ràng nhất. Thông qua đội ngũ cán bộ lớp, chúng ta sẽ thu thập được những thông tin cần thiết về học sinh cần tư vấn, hỗ trợ. Đồng thời chúng ta phối hợp với những học sinh tiêu biểu để làm tấm gương nhân rộng điển hình.

3.5.2. Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài

- Phối hợp với cha mẹ học sinh

Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh; nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và tác động của những thay đổi đó đối với học sinh; thường xuyên quan tâm, phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh. Sự phối hợp này càng chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả thì việc tư vấn, hỗ trợ cho học sinh càng đạt kết quả cao. Trong thực tế, giáo viên sẽ không thực hiện được mục đích dạy học, giáo dục nếu không có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, vì gia đình là môi trường gắn bó các thành viên bằng mối quan hệ huyết thống và sự chia sẻ thân tình nên cha mẹ là người hiểu rất rõ con mình, tạo lập từ sớm những nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhân cách cho con. Ngược lại, cha mẹ cũng không thể giúp con họ trưởng thành nếu không có sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo.

- Phối hợp với các chuyên gia, trung tâm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật để trị liệu tâm lý, xử lý kịp thời các trường hợp học sinh cần can thiệp chuyên sâu.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức về khoa học tâm lý giáo dục, các trường sư phạm đủ điều kiện, chuyên gia, nhà khoa học nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ tư vấn, hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn, cần thiết để thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ trong nhà trường.

- Phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng để tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của học sinh và yêu cầu giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác tư vấn, hỗ TRỢ CHO học SINH TRONG dạy học và GIÁO dục ở TRƯỜNG THPT (Trang 38 - 39)