Kết quả và đóng góp của đề tài

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác tư vấn, hỗ TRỢ CHO học SINH TRONG dạy học và GIÁO dục ở TRƯỜNG THPT (Trang 39)

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ

4. Kết quả và đóng góp của đề tài

4.1. Kết quả đạt được

Qua việc thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh thông qua nhiều hình thức khác nhau: Tư vấn trực tiếp, tư vấn gián tiếp qua hoạt động ngoại khóa, các kênh thông tin khác, chúng tôi nhanh chóng đã trở thành người bạn tin cậy của các em, các em đã tự nguyện tìm tổ tư vấn để được tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong cuộc sống cũng như trong học tập. Các thầy cô đã giúp các em giải quyết tình huống khó khăn, chỉ cho các em những điều nên làm, không nên làm trong các mối quan hệ giao tiếp hàng ngày với bố mẹ, với anh em, bạn bè,

thậm chí với người yêu… Một điều đáng mừng là hầu hết các em đều có định hướng đúng đắn cho mình sau những bế tắc đó.

Trước đây khi chưa áp dụng các giải pháp, đa số các em khi gặp khó khăn trong học tập, hướng nghiệp, trong giao tiếp và trong phát triển bản thân rất e ngại gặp giáo viên để chia sẻ và tìm sự giúp đỡ. Thậm chí có nhiều em bế tắc đã nghỉ học giữa chừng. Nhưng nay, hầu hết các em học sinh đều tiến bộ nhiều về mọi mặt, tăng thêm nhiều kỹ năng sống. Nhờ thực hiện tốt công tác tư vấn, hỗ trợ nên chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường được nâng cao. Học sinh đạt hạnh kiểm tốt và khá cao( Năm học 2020- 2021 có 1062 em hạnh kiểm tốt chiếm 79,91%, 246 em đạt loại khá chiếm 18, 515, chỉ có 3 em loại yếu chiếm 3,023%), hầu hết các em luôn lễ phép với thầy cô, người lớn, quan hệ bạn bè tốt, đồng thời các em tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

Mặt khác về chất lượng văn hóa, nhà trường cũng thu được nhiều kết quả cao: Tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện, học sinh tiên tiến tăng lên, tỷ lệ học sinh trung bình, yếu giảm xuống, đặc biệt không có học sinh ở lại lớp ( Năm học 2020- 2021: có 125 em học sinh Giỏi toàn diện chiếm 9,41%, 897 em loại khá chiếm 67,49%, chỉ có 1 em loại yếu chiếm 0,08%).100% học sinh thi đậu tốt nghiệp THPT. Số học sinh đậu học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh đậu Đại học, cao đẳng tăng lên hàng năm. Điều đáng phấn khởi hơn trong quá trình làm công tác tư vấn, hỗ trợ là số lượng các em tìm đến tổ tư vấn, thầy cô tư vấn ngày càng nhiều hơn. Các em thấy thích thú, hứng khởi, thay đổi tích cực sau khi được các thầy cô tư vấn, hỗ trợ.

Tư vấn, hỗ trợ học đường đã hỗ trợ tích cực cho dạy học văn hoá và giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh và góp phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của các nhà trường. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ đã thực sự góp phần hình thành phát triển những năng lực cốt lõi cho học sinh. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ thực sự cần thiết trong mỗi nhà trường, cần được sự quan tâm đúng mức và kịp thời của các cấp quản lý giáo dục, nhằm cung cấp cho học sinh “liều thuốc tinh thần”, giúp các em vượt qua những khủng hoảng tâm lý. Hoạt động này cũng giúp giải quyết những những khó khăn của học đường, của gia đình và của xã hội.

4.2. Đóng góp của đề tài:

Đề tài đã được thực hiện có hiệu quả tại đơn vị chúng tôi đang công tác, góp phần giúp học sinh phát triển năng lực và nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện. Hiệu quả xã hội của đề tài chính là sự tác động của nó đến hoạt động giáo dục toàn diện ở trường học. Tư vấn, hỗ trợ giúp học sinh vượt qua được những vướng mắc, khó khăn, những hành vi lệch chuẩn, có sức khỏe tốt, có mục tiêu học tập và định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tích cực.

Chúng tôi hi vọng rằng đề tài này không chỉ áp dụng ở trường mình mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thông trong tỉnh, trên cả nước. Từ đó, góp phần đào tạo nên những thế hệ học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực, năng động sáng tạo, phù hợp với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Đề tài chú ý đến tầm quan tro ̣ng của viê ̣c tư vấn, hỗ trợ cho ho ̣c sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng trong nhà trường.

- Đề cao vai trò của của tổ tư vấn học đường trong công tác dạy học và giáo dục học sinh.

- Đề tài có tính tích hợp cao: Tích hợp liên môn trong trường ho ̣c: môn văn, giáo dục công dân, hoa ̣t đô ̣ng ngoài giờ lên lớp...

- Đề tài góp phần rèn luyê ̣n kĩ năng sống cho ho ̣c sinh.

2. Kiến nghị, đề xuất

- Đối với ngành giáo dục

+ Cần ban hành các văn bản chỉ đạo trong công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh trong dạy học và giáo dục.

+ Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách về công tác tư vấn, hỗ trợ cho học sinh trọng dạy học và giáo dục.

+ Xây dựng hệ thống tư vấn, hỗ trợ cho học sinh một cách đồng bộ. - Đối với nhà trường:

+ Nhà trường cần chú tro ̣ng công tác giáo du ̣c tư tưởng, đa ̣o đức, nề nếp, tinh thầ n trách nhiê ̣m, làm từ thiê ̣n, nhâ ̣n đa ̣o, giải trí….thông qua các giờ sinh hoạt chủ nhiê ̣m, ngoài giờ lên lớp, ngoa ̣i khóa.

+Thường xuyên tổ chứ c tư vấn, hỗ trợ cho ho ̣c sinh.

+ Cần tăng các buổi giáo du ̣c kĩ năng số ng trong giờ chào cờ, mời các chuyên gia tâm lí về nói chuyê ̣n với ho ̣c sinh, rèn luyê ̣n kĩ năng sống cho các em.

- Đố i vớ i giáo viên :

+ Giáo viên cần nhâ ̣n thức đúng vai trò và trách nhiê ̣m của mình trong công tác tư vấn tâm lí cho ho ̣c sinh, đă ̣c biê ̣t những ho ̣c sinh có khó khăn về tâm lí. Vì tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia hãy cho các em mô ̣t cảm giác yên tâm hơn, vững vàng hơn khi ở trường, nhất là các em có biểu hiê ̣n rỗi nhiễu tâm trí. Bở i hơn bao giờ hết, các em rất cần chúng ta.

+ Trong quá trình làm công tác tư vấn, chắc chắ n sẽ không tránh khỏi những thất ba ̣i. Mỗi lần thất ba ̣i, giáo viên đừng vô ̣i đầu hàng mà hãy xem đó là bài ho ̣c cho mình. Tu ̣c ngữ có câu “ thất ba ̣i là me ̣ thành công”, từ thất ba ̣i để người giáo viên tìm ra giải pháp tốt hơn để hỗ trợ các em về mă ̣t tâm lí.

- Đố i vớ i gia đình:

+ Cha mẹ phải thường xuyên quan tâm đến sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi của con.

+ Thường xuyên trao đổi, phối hợp với nhà trường để nắm bắt tình hình học tâ ̣p cũng như ha ̣nh kiểm của con.

+ Thườ ng xuyên theo dõi và gần gũi với con để sẻ chia và nắ m bắt tâm tư nguyện vo ̣ng. Từ đó có đi ̣nh hướng giúp đỡ con về phát triển tâm lí một cách tích cực.

+ Tạo điều kiê ̣n cho con tham gia các lớp ho ̣c về kĩ năng sống, hướng cho con đô ̣c lâ ̣p trong suy nghĩ và hành đô ̣ng, bản lĩnh hơn trong mo ̣i tình huống…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tư vấn tâm lí ho ̣c đường (tài liê ̣u tâ ̣p huấn lưu hành nô ̣i bô ̣ dùng cho giáo viên THCS, THPT), Hà nô ̣i 2012.

2. Giáo du ̣c ho ̣c (tâ ̣p 1) - Hà Thế Ngữ –Đă ̣ng Thế Hoa ̣t.

3. Tâm lí ho ̣c lứa tuổi và tâm lí ho ̣c sư pha ̣m, Lê Văn Hồ ng, Lê Ngo ̣c Lan, Nguyễn Văn Thành, NXB Thế giới.

4. Trang tin điê ̣n tử về tư vấn tâm lí trong giáo du ̣c và các trang tin khác liên quan đến tư vấn tâm lí ho ̣c đường.

5. Tâm lí học nhân cách - một số vấn đề lí luận. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Vũ Cao Đàm (2006).

6. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kĩ thuật. [3] Trần Thị Minh Đức (2009). Giáo trình tham vấn tâm lí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Lê Văn Hồng (chủ biên, 2001).

7. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Kiến Văn - Lý Chủ Hưng (2007).

8. Tư vấn tâm lí học đường. NXB Phụ nữ. [6] Phan Thị Mai Hương (chủ biên, 2007).

9. Khó khăn tâm lí và nhu cầu tham vấn của học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Tâm lí học, số 2, tr 95-102

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01: MỘT SỐ MẪU PHIẾU

Phiếu khảo sát ý kiến BGH, GV bộ môn, GVCN, Học sinh để tìm hiểu thực trạng và giải pháp của vấn đề

PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO BAN GIÁM HIỆU

Họ và tên:……….…Số điện thoại……….…

Chức vụ:………..…Trường THPT:………

(Cảm ơn Thầy (cô) bởi sự hợp tác điền thông tin vào phiếu khảo sát) Câu 1: Trong công tác quản lý, Thầy (cô) có quan tâm đến công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh trong dạy học và giáo dục hay không? Có Không Câu 2: Mức độ quan tâm đến công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh của Thầy (cô) ra sao? Rất quan tâm

Quan tâm

Bình thường

Xem đây là nhiệm vụ chính trị của nhà trường

Câu 3: Theo Thầy (cô) khó khăn trong quá trình triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh tại cơ sở là gì? Nhận thức của phụ huynh Văn bản cấp trên chưa kịp thời, cụ thể

Cơ sở vật chất cho đối tượng học sinh cần tư vấn, hỗ trợ chưa có Kinh nghiệm quản lý về vấn đề này chưa nhiều

PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO GV BỌ MÔN VÀ GVCN

Họ và tên:……….…Số điện thoại……….… Chức vụ:………..…Trường THPT:……… Chức vụ:………..…Trường THPT:………

(Cảm ơn Thầy (Cô) bởi sự hợp tác điền thông tin vào phiếu khảo sát)

Câu 1: Thầy (cô) có quan tâm đến công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh trong dạy học và giáo dục hay không?

Có Không

Câu 2: Thái độ của Thầy(cô) đối với nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ như thế nào?

Xem đây là nhiệm vụ chính trị của đất nước Xem đây là nhiệm vụ chính trị của nhà trường Còn xem nhẹ công tác tư vấn, hỗ trợ

Câu 3: Mức độ quan tâm đến công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh của Thầy (cô) ra sao?

Rất quan tâm

Quan tâm Không quan tâm

Xem đây là nhiệm vụ chính trị của nhà trường

Câu 3: Mức độ thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh của Thầy (cô) như thế nào?

Thường xuyên Ít khi Chưa bao giờ

PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO HỌC SINH THPT

Họ và tên:……….…………Số điện thoại……….… Lớp :…………Trường THPT:………

(Cảm ơn các em bởi sự hợp tác điền thông tin vào phiếu khảo sát)

Câu 1: Em có nhu cầu cần được tư vấn, hỗ trợ không?

Có Không

Câu 2: Nhu cầu cần được tư vấn, hỗ trợ trong học tập, hướng nghiệp của em như thế nào?

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết

Câu 3: Nhu cầu cần được tư vấn, hỗ trợ trong các mối quan hệ giao tiếp của em như thế nào?

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết

Câu 4: Nhu cầu cần được tư vấn, hỗ trợ trong phát triển bản thân của em như thế nào?

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết

PHỤ LỤC 02: MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Hoạt động tư vấn hướng nghiệp được lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp

Chuyên đề tư vấn về sức khỏe sinh sản vị thành niên qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Thầy Lê Thanh Vinh - Bí thư đoàn trường - Tư vấn trưc tiếp cho học sinh

Cô Nguyễn Thị Vân Anh - Nhân viên y tế - Tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho học sinh

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác tư vấn, hỗ TRỢ CHO học SINH TRONG dạy học và GIÁO dục ở TRƯỜNG THPT (Trang 39)