PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.4. Phương pháp theo dõi
3.4.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại qua việc phỏng vấn cán bộ kỹ thuật, công nhân viên trực tiếp làm việc tại trại lợn. Thu thập thông tin từ sổ sách ghi chép lưu trữ tại trại và kết hợp với kết quả trực tiếp theo dõi của bản thân trong thời gian thực tập 6 tháng tại trại.
3.4.1.1. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại
Trên cơ sở kiến thức đã được học từ trường Đại học, chúng em áp dụng các nguyên lý cơ bản của kiến thức về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa, lợn nái đẻ và lợn con theo mẹ để áp dụng vào thực tế sản xuất của trại.
Kết hợp với việc thực hiện nghiêm túc quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của trại đề ra.
* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản, lợn con tại trại
Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái mang bầu, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa được áp dụng theo đúng quy trình như sau:
Quy trình chăm sóc lợn nái mang bầu
Sau khi cai sữa lơn nái được chuyển về chuồng bầu, lợn nái được tiêm tiêm Vitamin ADE và sắp xếp như sau:
- Khu nái khô: Sắp xếp từ đầu giàn mát về phía quạt hút theo thứ tự như sau: Lợn nái đang phối, lợn nái chờ phối, lợn nái cai sữa, lợn nái hậu bị, lợn nái có vấn đề xếp cuối quạt, lợn đau chân cho ô rộng cuối quạt.
- Lợn đã phối xong phải sắp xếp theo tuần phối để thuận lợi cho việc kiểm tra, theo dõi và quản lý. Khi phát hiện lợn bị lốc thường, lốc mủ, sảy thai, không bầu ghi lên thẻ và phải chuyển về khu vấn đề ngay sau đó phải dồn lợn lại theo đúng tuần phối.
- Đưa lợn nái lên ô rộng để thử, cho lợn nái tiếp xúc lợn đực 1 phút tiến hành xoa kích thích, ấn lưng để kiểm tra độ mê ì. Lợn nái đã chịu đực phải xịt sơn đánh dấu và sắp xếp về khu chờ phối.
- Thử lợn lên giống 2 lần/ngày vào đầu buổi sáng và giữa giờ chiều.
Quy trình phối giống
Phối giống được thực hiện sau khi thử đực lợn nái có biểu hiện động dục và chịu đực
- Chuẩn bị heo: Lợn phải sắp xếp gọn để kẹp đực, trước khi phối phải tắm lợn nái sạch sẽ và dung khăn lau khô vùng mông heo và phần âm đạo.
- Chuẩn bị tinh: Trước khi phối giống tất cả các liều tinh phải được kiểm tra đánh giá đảm bảo chất lượng mới được cho phối giống.
- Chuẩn bị dụng cụ phối: Giấy lau, bình tia, khăn lau, đai phối, ngáng phối heo, que phối, gen bôi trơn… đầy đủ, sạch sẽ.
- Thời gian gieo tinh kéo dài khoảng 8 - 10 phút, sau khi gieo tinh xong canh cho lợn nái đứng 10 phút không cho lợn nằm để tinh không trào ra ngoài và tiến hành phun khử trùngkhu phối giống.
- Sau mỗi lần phối giống phải đánh dấu sơn trên lung và ghi thẻ nái, ghi vào sổ phối ngay không để quên, bỏ sót.
Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 5 – 8 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, khử trùngvà cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn như sau:
Đối với nái hậu bị, ăn thức ăn 3690 với tiêu chuẩn 2,2 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày.
Đối với nái từ lứa 2 đến lứa 4, ăn thức ăn 3690 với tiêu chuẩn 3,5 kg/ngày/con, cho ăn 3 lần trong ngày.
Đối với nái dạ (từ lứa 5 trở đi), ăn thức ăn 3690 với tiêu chuẩn 6 kg/ngày/con, cho ăn 3 lần trong ngày.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa.
Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1 kg/con/ngày, chia làm 3 bữa sáng lúc 7 giờ, 16giờ 30 phút giờ và 23 giờ đêm. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 2 kg/con/ngày.
Lưu ý: Lợn nái bỏ ăn thì giảm 50% khẩu phần ăn so với tiêu chuẩn.
- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ
+ Lợn con 1 ngày tuổi mài nanh, cắt đuôi, cho uống thuốc phòng, tiêm kháng sinh
+ Lợn con 3 ngày tuổi nhỏ cầu trùng, tiêm sắt + Lợn con 5 ngày tuổi thiến, tiêm kháng sinh + Lợn con 7 ngày tuổi tiêm vắc-xin Myco (suyễn)
+ Lợn con được từ 5 - 7 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 3801
+ Lợn con được 14 – 21 ngày tuổi tiêm Circo.
+ Lợn con được 21 - 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.
Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:
Lợn con sau khi đẻ 1 ngày tiến hành mài nanh, cắt đuôi, tiêm kháng sinh amox liều 0,5ml/1 con.
Lợn con 3 ngày tuổi cho uống thuốc Totrazuril 5% liều 1ml/con phòng bệnh cầu trùng, tiêm sắt 2ml/con
Lợn con 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực, tiêm kháng sinh amox 0,5ml/ con
Lợn con 7 ngày tuổi tiêm vắc-xin suyễn liều 2ml/con Lợn con 14 ngày tuổi tiêm Crico liều 0,5ml/con
Lợn con được từ 5 - 7 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ký hiệu là 3801, cho nhiều lần trong ngày và mỗi lần cho một ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 3801 nhằm kích thích tính thèm ăn. Khi đặt máng ăn nên tạo tiếng động để tạo chú ý và cho lợn con tập liếm láp, không để thức ăn cũ thừa trong máng.
Lợn con được 3 tuần tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.
ngày tuổi nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con.
Giữ chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ từng giai đoạn lợn con (giai đoạn lợn con từ 1 - 7 ngày tuổi, giai đoạn lợn con từ 7 - 14 ngày tuổi và giai đoạn lợn con từ 14 đến 21 ngày tuổi).
Mỗi ngày tiến hành kiểm tra thường xuyên sức khỏe của lợn để xử lý nhanh nhất như: tiêu chảy, đau chân, thiếu sắt, thiếu sữa, gầy yếu, không đủ ấm... cho lợn uống thuốc kịp thời. Đánh dấu sau khi điều trị cho lợn để theo dõi và kiểm tra dễ dàng hơn.
Công tác úm lợn.
+ Lợn con ở trại được nuôi theo mẹ cho đến 21 ngày tuổi, những lợn con đủ điều kiện tách mẹ sẽ được cai sữa, đối với những lợn con còn nhỏ tiếp tục được ghép với những đàn có ngày nhỏ tuổi hơn để tiếp tục cho bú.
+ Sau khi cai sữa được 3 - 5 ngày lợn con tiêm amoxicilin và chuyển sang dãy chuồng úm.
+ Lợn con úm được 2 tuần được chuyển xuống chuồng thịt để tiếc tục nuôi cho đến lúc xuất bán.
3.4.1.2. Phương pháp xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại
Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại, hàng ngày, chúng em tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đàn lợn nái thông qua các bước sau:
* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày.
- Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.
- Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn. * Kiểm tra thân nhiệt:
+ Trạng thái bình thường: toàn thân lợn nái có màu bình thường, không đỏ, dùng mu bàn tay sờ không nóng.
+ Trạng thái bệnh lý: toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran. + Trạng thái bình thường: thân nhiệt bình thường, ổn định ở 38 - 40ºC.
* Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục:
- Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng.
- Trạng thái bệnh lý: âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều dịch viêm.
* Kiểm tra nước tiểu:
+ Trạng thái bình thường: nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, không có mùi tanh, hôi thối.
+ Trạng thái bệnh lý: nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh, hôi thối.
Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái chúng tôi tiến hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng và ghi vào sổ nhật ký thực tập. Từ những triệu chứng thu thập được chúng tôi tiến hành điều trị cho lợn nái bị bệnh theo sự hướng dẫn của kỹ sư phụ trách tại trại.