PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.5. Kết quả chẩn đoán, điều trị bện hở đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo
theo mẹ tại trại lợn Vũ Hoàng Lân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
4.5.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản của trại
Để đánh giá tình hình mắc một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại, chúng em tiến hành theo dõi sức khỏe của lợn nái hàng ngày, khi thấy có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ mắc bệnh, sẽ tiến hành khám dựa trên lâm sàng để chuẩn đoán bệnh cho lợn. . Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. cho thấy trong các bệnh gặp phải ở đàn lợn nái thì bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất là 8,28%, tiếp đến là mất sữa chiếm tỷ lệ 5,52% và thấp nhất là bệnh viêm vú chiếm 1,65%. Sở dĩ tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao là do một số nguyên nhân sau:
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu Chỉ tiêu Tên bệnh Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 181 15 8,28 Viêm vú 181 3 1,65 Mất sữa 181 10 5,52 Viêm khớp 181 5 2,76 Tổng 181 33 18,23
+ Quá trình phối giống cho lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển.
+ Vệ sinh chuồng nuôi chưa sạch, lợn mẹ nằm đè lên phân, vi khuẩn dễ xâm nhập vào tử cung, vú qua các vết xước.
+ Do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó tay và dụng cụ không đảm bảo vô trùng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm.
+ Quá trình chăm sóc không đúng kỹ thuật.
Ta có thể nhận biết thông qua các biểu hiện lâm sàng như: có dich nhày chảy ra, dịch đôi khi màu đục có lẫn máu, có mùi tanh. Lợn mẹ khát nước, kém ăn, nằm nhiều, tiểu ít, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy, mệt mỏi.
Tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm vú chiếm 1,65%. Nguyên nhân là do vú bị tổn thương làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, ngoài ra còn do kế phát từ một số bệnh như sát nhau, viêm tử cung, bại liệt sau khi đẻ, sốt sữa... vi khuẩn theo máu về tuyến vú gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau sau khi sờ nắn, không tiết sữa nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều cặn lẫn máu, sau 1 - 2 ngày thấy có mủ lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40,5ºC - 42ºC.
4.5.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại Trại
Căn cứ vào triệu chứng điển hình của bệnh, em xác định được chính xác bệnh xảy ra trên từng đối tượng lợn nái và tiến hành đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh cụ thể. Đối với lợn nái đẻ và nuôi con được nuôi riêng trong từng ô chuồng nên thuận tiện cho việc chẩn đoán, kiểm soát bệnh cũng như công tác điều trị. Đối với lợn con theo mẹ, những cá thể mắc bệnh sẽ được đánh dấu hoặc tách riêng để điều trị. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản trong thời gian thực tập trong thời gian thực tập
STT Tên bệnh Tên thuốc Liều lượng Cách dùng (tiêm bắp) Số nái điều trị (con) Số nái khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Viêm tử cung
HAN - PROST 3 ml/nái Tiêm 1 lần
15 5 33,33
AMOXIVET 20% 20 mg/kg TT Tiêm 3 ngày,
mỗi ngày 1 mũi
2 Viêm vú
AMOXIVET 20 mg/kg TT Tiêm 3 ngày,
mỗi ngày 1 mũi
3 3 100
GLUCO - KC 0,066 ml/kg
TT
Tiêm 3 ngày, mỗi ngày 1 mũi
3 Mất sữa
OXYTOCIN 30 IU/nái Tiêm 1 lần
10 8 80
THUỐC KÍCH SỮA CHO
HEO NÁI
10 ml/nái Tiêm 3 ngày,
mỗi ngày 1 mũi
4 Viêm
khớp
PAFENAC 0,06 ml/kg TT Tiêm 3 ngày,
mỗi ngày 1 mũi
5 5 100
AMOXIVET 20% 20 mg/kg TT Tiêm 3 ngày,
mỗi ngày 1 mũi
GLUCO-KC 0,066 ml/kg
TT
Tiêm 3 ngày, mỗi ngày 1 mũi
Kết quả bảng 4.9 cho ta biết được kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại trong đó tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, cao nhất là bệnh viêm vú và viên khớp với tỷ lệ khỏi là 100%, thấp nhất là bệnh viêm tử cung với tỷ lệ khỏi là 33,33%. Bệnh viêm vú và viêm khớp có tỷ lệ khỏi bệnh cao là do bệnh dễ phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh viêm tử cung có kết quả điều trị khỏi thấp là do loại thải lợn nái mà không điều trị. Bệnh mất sữa với tỷ lệ khỏi là 80%.
Qua quá trình thực tập em đã học được một số kinh nghiệm như sau: Đối với bệnh viêm tử cung, sát nhau ngoài việc sử dụng kháng sinh đúng thời gian, liều lượng thì các biện pháp can thiệp phải đảm bảo vệ sinh và kĩ thuật. Đối với viêm vú, mất sữa và viêm khớp thực hiện các thao tác nhẹ nhàng tránh hiện tượng stress, làm đau, viêm nơi tiêm.