trong thời gian thực tập
STT Tên bệnh Tên thuốc Liều lượng Cách dùng (tiêm bắp) Số nái điều trị (con) Số nái khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Viêm tử cung
HAN - PROST 3 ml/nái Tiêm 1 lần
15 5 33,33
AMOXIVET 20% 20 mg/kg TT Tiêm 3 ngày,
mỗi ngày 1 mũi
2 Viêm vú
AMOXIVET 20 mg/kg TT Tiêm 3 ngày,
mỗi ngày 1 mũi
3 3 100
GLUCO - KC 0,066 ml/kg
TT
Tiêm 3 ngày, mỗi ngày 1 mũi
3 Mất sữa
OXYTOCIN 30 IU/nái Tiêm 1 lần
10 8 80
THUỐC KÍCH SỮA CHO
HEO NÁI
10 ml/nái Tiêm 3 ngày,
mỗi ngày 1 mũi
4 Viêm
khớp
PAFENAC 0,06 ml/kg TT Tiêm 3 ngày,
mỗi ngày 1 mũi
5 5 100
AMOXIVET 20% 20 mg/kg TT Tiêm 3 ngày,
mỗi ngày 1 mũi
GLUCO-KC 0,066 ml/kg
TT
Tiêm 3 ngày, mỗi ngày 1 mũi
Kết quả bảng 4.9 cho ta biết được kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại trong đó tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, cao nhất là bệnh viêm vú và viên khớp với tỷ lệ khỏi là 100%, thấp nhất là bệnh viêm tử cung với tỷ lệ khỏi là 33,33%. Bệnh viêm vú và viêm khớp có tỷ lệ khỏi bệnh cao là do bệnh dễ phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh viêm tử cung có kết quả điều trị khỏi thấp là do loại thải lợn nái mà không điều trị. Bệnh mất sữa với tỷ lệ khỏi là 80%.
Qua quá trình thực tập em đã học được một số kinh nghiệm như sau: Đối với bệnh viêm tử cung, sát nhau ngoài việc sử dụng kháng sinh đúng thời gian, liều lượng thì các biện pháp can thiệp phải đảm bảo vệ sinh và kĩ thuật. Đối với viêm vú, mất sữa và viêm khớp thực hiện các thao tác nhẹ nhàng tránh hiện tượng stress, làm đau, viêm nơi tiêm.
4.6. Kết quả thực hiện các công việc khác
Quy trình đỡ đẻ
Để công tác đỡ lợn đẻ thành công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc đỡ đẻ, dụng cụ bao gồm: lồng úm, bóng đèn hồng ngoại, khay đựng cồn, khăn khô, kéo và chỉ buộc rốn phải được ngâm trong khay đựng nước sát trùng.
- Thao tác đỡ đẻ: Trước khi đẻ lợn mẹ phải được vệ sinh (tắm) sạch sẽ, bộ phận sinh dục và vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra ngoài nhanh chóng dùng khăng khô vuốt mồm cho lợn dễ thở sau và tiếp tục lau sạch nhớt và lớp màng trên người lợn con, phải lau thật khô và sạch lợn con thì nó mới nhanh khỏe. Thả lợn vào lồng úm đã chải sẵn thảm và thắp đèn úm. Trung bình cứ 15 - 20 phút lợn nái sinh được 1 lợn con, cũng có khi nái sinh liên tiếp nhiều con rồi nghỉ một thời gian. Trường hợp nếu ra nước ối và phân xu sau 1 - 2 giờ rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con nọ cách con kia trên 1 giờ thì phải can thiệp. Sau khi lợn mẹ đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ vú, cơ
quan sinh dục và cho lợn con vào bú sữa đầu. Trong khi lợn con bú mẹ cần chú ý quan sát để tránh trường hợp lợn mẹ đè con.
- Thao tác mài nanh, cắt đuôi và tiêm sắt cho lợn con: Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt cho lợn con và dùng máy mài nanh lợn để tránh tình trạng lợn con cắn nhau hoặc cắn vú gây viêm vú cho lợn mẹ. Trong thời gian thực tập em đã tiến hành mài nanh cho 1489 con lợn và tất cả đều an toàn.
Công tác chăn sóc và nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa: + Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, mài nanh,tiêm kháng sinh + Lợn con 3 ngày tuổi nhỏ cầu trùng, tiêm sắt
+ Lợn con 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực, tiêm kháng sinh + Lợn con 7 ngày tuổi tiêm vắc-xin suyễn
+ Lợn con 5 - 7 ngày tuổi tập ăn với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh + Lợn con 14 ngày tuổi tiêm Circo
+ Lợn con được 21 - 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn. Công tác úm lợn con.
+ Lợn con ở trại được nuôi theo mẹ cho đến 21 ngày tuổi, những lợn con đủ tiêu chuẩn về cân nặng sẽ được tách mẹ, những lợn con không đủ cân nặng sẽ tiếp tục được ghép với những đàn có ngày nhỏ tuổi hơn để tiếp tục cho bú.
+ Sau 2 tuần cai sữa lợn con sẽ được chuyển xuống chuồng thịt. Trước khi chuyển xuống chuẩn bị ô úm và ô chuồng được dọn sạch sẽ quét vôi.
Từ kết quả bảng 4.10. cho thấy trong 535 lợn con mắc bệnh tiêu chảy sau khi điều trị có 480 lợn khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 89,71%, số lợn mắc bệnh viêm phổi là 125 con, sau điều trị khỏi 115 con chiếm 92%. Tỷ lệ khỏi bệnh khá cao là do ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì chúng em còn kết hợp với khâu nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng cho lợn con đồng thời tăng cường công tác vệ sinh thú y.