Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trạ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn vũ hoàng lân, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 57)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.4. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trạ

trại lợn Vũ Hoàng Lân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

4.4.1. Công tác vệ sinh phòng bệnh

Việc vệ sinh khử trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vê ̣sinh bao gồm nhiều yếu tố: vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại…

Để góp phần nâng cao chất lượng, năng suất của đàn lợn trong thời gian thực tập tại trại em đã tích cực tham gia công tác vệ sinh cùng cán bộ kĩ sư, công nhân trong trại với lịch trình như sau:

- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc, các kỹ sư, công nhân và sinh viên tất cả đều phải đi ủng, mặc đồ bảo hộ, đi qua khay khử trùng rồi mới vào chuồng.

- Việc đầu tiên vào chuồng là cho lợn ăn.

- Cào phân tránh lợn mẹ đè phân, vệ sinh máng ăn sạch sẽ, chuẩn bị thức ăn. - Hàng ngày chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng.

- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

* Đối với chuồng lợn nái mang thai: Sau khi lợn cách ngày đẻ dự kiến

khoảng 1 tuần sẽ được tắm chải sạch sẽ rồi chuyển sang chuồng đẻ, ô lợn rời đi sẽ được xịt rửa và phun khử trùngđợi đón lợn mẹ cai sữa.

* Đối với chuồng lợn đẻ: Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ

được chuyển sang chuồng nái chửa. Sau khi lợn con chuyển sang chuồng úm, tham gia tháo dỡ các tấm đan chuồng mang ra ngâm ở bể khử trùngbằng dung

dịch Nanosan - S, ngâm trong 1 ngày, sau dùng máy xịt áp lực xịt rửa sạch mang phơi khô. Ô chuồng và khung chuồng cũng được cọ sạch bằng nước vôi. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.

Khi có dịch bệnh xảy ra công tác vệ sinh thú y được tiến hành thường xuyên và triệt để hơn bao giờ hết.

Chuồng nuôi được tiêu độc bằng hóa chất khử trùng Nanosan - S (Sinavet 01 Plus) vào cuối buổi chiều hàng ngày, pha với tỷ lệ 30 ml sát trùng/10 lít nước.

Bảng 4.5. Lịch khử trùngchuồng trại của trại lợn

Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng nái chửa Chuồng nái đẻ Chuồng lợn con cai sữa Chuồng lợn thịt 2 Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng 3 Vệ sinh 4 Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khửtrùng 5 Vệ sinh 6 Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng Vệ sinh 7 Rắc vôi Chủ nhật Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng Phát cỏ

Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, khử trùngchuồng trại trong thời gian thực tập tại cơ sở, được trình bày tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện vệ sinh, khử trùng tại trại

STT Công việc Số lượng

(lần)

Kết quả (lần)

Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 160 88 2 Phun khử trùng định kỳ xung

quanh chuồng trại 80 50 62,5

3 Quét và rắc vôi đường đi 29 29 100

Từ kết quả bảng 4.6 có thể thấy việc vệ sinh, khử trùnghàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 160/180 lần (đạt tỷ lệ 88% so với số lần phải vệ sinh trong 6 tháng) vệ sinh chuồng và rắc vôi bột đường đi 29 lần (đạt tỷ lệ 100% so với số lần phải rắc vôi đường đi trong 6 tháng tại trại). Phun khử trùngxung quanh chuồng trại được phun định kỳ 3 lần/tuần. Em đã thực hiện phun khử trùng 50 lần (đạt tỷ lệ 62,5%). Phương tiện ra vào trại như xe tải bắt lợn, xe chuyển cám cần được phun khử trùng (Bio- IODINE) thật kĩ trước khi vào.

- Hạn chế nhân viên ra khỏi trại khi không cần thiết. Hạn chế tối đa người vào trại khi vào trại cần tắm xà phòng, ngâm quần áo rồi giặt và phải có thời gian cách ly ít nhất 24h mới được xuống trại.

- Nhập lợn phải có nguồn gốc rõ ràng, phải có khu riêng nuôi cách ly lợn mới nhập, để theo dõi tình trạng sức khỏe, tuân thủ đúng quy trình nhập lợn.

- Có biện pháp diệt côn trùng, chuột trong trại. Không cho chó, mèo, gà, vịt vào trang trại.

- Kiểm soát việc sắp xếp vận chuyển lợn và gia súc mới đến vào trại. - Xây dựng riêng khu vực sạch, khu vực nhiễm bẩn cho nhân viên trại. - Những người không nhiệm vụ, phận sự không được vào trang trại. - Tránh tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp) với phụ phẩm gia súc hoặc sản phẩm phế thải. Không được vận chuyển lợn từ chợ buôn bán gia súc về lại trại. Tuy nhiên nếu cần đưa về trại thì lợn cần phải được cách ly 14 ngày trước khi nhập đàn.

Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, khử trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

4.4.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại bằng thuốc và vắc - xin thuốc và vắc - xin

Bên cạnh việc phòng bệnh cho lợn bằng vệ sinh chuồng trại thì một trong nhưng biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho đàn lợn tại trại đó là sửa dụng vắc xin và hóa dược để phòng bệnh cho lợn. Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh cho đàn lợn trong thời gian thực tập được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn tại trại Loại Loại

lợn Dùngvắc-xin và hóa dược

Số lượng (con) Số lượng lợn an toàn sau tiêm (con) Tỷ lệ (%) Lợn con Tiêm Dextran-Fe 2.204 2.204 100

Tiêm vắc-xin suyễn 2.204 2.194 99,54

Tiêm vắc-xin Circo 2.204 2.198 99,72

Lợn nái

Tiêm vắc-xin LMLM(Aftopor) 181 181 100

Tiêm vắc-xin dịch tả (Colapest) 181 181 100 Tiêm vắc-xin tai xanh (MAR -

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó việc tiêm phòng vắc-xin cho đàn lợn là biện pháp tích cực và bắt buộc. Tiêm vắc-xin giúp cho cơ thể lợn có khả năng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Việc tiêm phòng vắc-xin phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch quy định nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra, giảm thiệt hại về kinh tế. Trong quá trình thực tập em và cán bộ kỹ thuật trại đã tiêm phòng vắc-xin cho lợn nái sinh sản và lợn con.

Kết quả ở trên bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ tiêm phòng cho lợn nái và lợn con ở trại đều đạt tỷ lệ cao. Để đạt được kết quả như trên trại đã tích cực chủ động trong việc thực hiện nghiêm ngặt các quy trình tiêm phòng vắc-xin và vệ sinh phòng bệnh, hàng tháng đều lên lịch tiêm phòng cụ thể, dẫn đến khả năng nhiễm bệnh của đàn lợn sau khi tiêm phòng giảm thấp, qua đó chúng em đã học được cách bảo quản, pha vắc-xin, kỹ thuật tiêm để hạn chế làm cho lợn bị đau, thuốc bị chảy ra ngoài hay bị áp xe ở vết tiêm, thực hiện tiêm đúng thời điểm, đúng liều lượng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn vũ hoàng lân, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)