PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.6. Kết quả thực hiện các công việc khác
Quy trình đỡ đẻ
Để công tác đỡ lợn đẻ thành công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc đỡ đẻ, dụng cụ bao gồm: lồng úm, bóng đèn hồng ngoại, khay đựng cồn, khăn khô, kéo và chỉ buộc rốn phải được ngâm trong khay đựng nước sát trùng.
- Thao tác đỡ đẻ: Trước khi đẻ lợn mẹ phải được vệ sinh (tắm) sạch sẽ, bộ phận sinh dục và vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra ngoài nhanh chóng dùng khăng khô vuốt mồm cho lợn dễ thở sau và tiếp tục lau sạch nhớt và lớp màng trên người lợn con, phải lau thật khô và sạch lợn con thì nó mới nhanh khỏe. Thả lợn vào lồng úm đã chải sẵn thảm và thắp đèn úm. Trung bình cứ 15 - 20 phút lợn nái sinh được 1 lợn con, cũng có khi nái sinh liên tiếp nhiều con rồi nghỉ một thời gian. Trường hợp nếu ra nước ối và phân xu sau 1 - 2 giờ rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con nọ cách con kia trên 1 giờ thì phải can thiệp. Sau khi lợn mẹ đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ vú, cơ
quan sinh dục và cho lợn con vào bú sữa đầu. Trong khi lợn con bú mẹ cần chú ý quan sát để tránh trường hợp lợn mẹ đè con.
- Thao tác mài nanh, cắt đuôi và tiêm sắt cho lợn con: Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt cho lợn con và dùng máy mài nanh lợn để tránh tình trạng lợn con cắn nhau hoặc cắn vú gây viêm vú cho lợn mẹ. Trong thời gian thực tập em đã tiến hành mài nanh cho 1489 con lợn và tất cả đều an toàn.
Công tác chăn sóc và nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa: + Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, mài nanh,tiêm kháng sinh + Lợn con 3 ngày tuổi nhỏ cầu trùng, tiêm sắt
+ Lợn con 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực, tiêm kháng sinh + Lợn con 7 ngày tuổi tiêm vắc-xin suyễn
+ Lợn con 5 - 7 ngày tuổi tập ăn với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh + Lợn con 14 ngày tuổi tiêm Circo
+ Lợn con được 21 - 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn. Công tác úm lợn con.
+ Lợn con ở trại được nuôi theo mẹ cho đến 21 ngày tuổi, những lợn con đủ tiêu chuẩn về cân nặng sẽ được tách mẹ, những lợn con không đủ cân nặng sẽ tiếp tục được ghép với những đàn có ngày nhỏ tuổi hơn để tiếp tục cho bú.
+ Sau 2 tuần cai sữa lợn con sẽ được chuyển xuống chuồng thịt. Trước khi chuyển xuống chuẩn bị ô úm và ô chuồng được dọn sạch sẽ quét vôi.
Từ kết quả bảng 4.10. cho thấy trong 535 lợn con mắc bệnh tiêu chảy sau khi điều trị có 480 lợn khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 89,71%, số lợn mắc bệnh viêm phổi là 125 con, sau điều trị khỏi 115 con chiếm 92%. Tỷ lệ khỏi bệnh khá cao là do ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì chúng em còn kết hợp với khâu nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng cho lợn con đồng thời tăng cường công tác vệ sinh thú y.
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện công việc khác STT Nội dung STT Nội dung công việc Số lượng (con)
Tên thuốc Đường
dùng thuốc Liều lượng
Kết quả SL (con) Tỷ lệ (%) 1. Điều trị bệnh Khỏi
1.1 Tiêu chảy lợn con 535 Nor 100 Tiêm bắp 10 mg/kg
TT 480 89,71
1.2 Viêm da lợn con 20 Xanh methylen
Bôi
ngoài da 15 75
1.3 Hội chứng viêm
phổi lợn con 125 Getamycin Tiêm bắp 5 mg/kg TT 115 92
1.4
Cho lợn con uống thuốc phòng trị
cầu trùng
2.204 Toltrazuril Cho uống 2.204 100
2. Công tác khác An toàn 2.1 Mài nanh, cắt đuôi 2.204 2.204 100 2.2 Thiến lợn con (đực) 829 825 99,51 2.3 Phối giống 181 150 82,87
Bên cạnh công tác nuôi dưỡng, trong thời gian thực tập em còn tham gia vào các khâu kỹ thuật khác trên đàn lợn nái đẻ như: đỡ đẻ cho lợn, làm công tác hộ lý cho lợn con sơ sinh. Trong quá trình thực hiện đã giúp em củng cố thêm về kiến thức liên quan đến chăm sóc lợn nái sinh sản.
- Phối giống
+ Sau khi xong việc chuồng thịt 03 còn nhiều thời gian, em đã lên chuồng bầu học phối giống cho lợn
+ Bước đầu tiên là chuẩn bị tinh trùng và dụng cụ truyền tinh: Tinh dịch sau khi được lấy ra khỏi tủ lạnh và dã đông cần phải được đảm bảo để trong thùng giữ nhiệt ở nhiệt độ 20°C.
+ Bước thứ hai là vệ sinh âm đạo: Vệ sinh xung quanh âm đạo bằng nước sạch, rửa sạch sẽ âm đạo tránh để phân hay nước tiểu lọt vào âm đạo, lau khô bằng bông, sau đó lấy gel bôi trơn bôi vào đầu que phối.
+ Bước thứ 3 tiến hành phối giống đưa que phối vào âm hộ tới tử cung sau đó lấy tuí tinh , cắt và đưa tuí tinh vào đuôi que phối, kích thích con nái có thể bằng nhiều cách như trèo lên lưng lợn hoặc dùng tay cọ sát vào lưng, đưa hết tinh vào tử cung sau 7-10 phút ta tiến hành rút nhẹ ống dẫn tinh ra, vỗ mạnh vào lưng lợn một cách đột ngột để lợn đóng tử cung lại.
+ Bước bốn vệ sinh dụng cụ và vào thẻ nái ngày phối liều phối đầu tiên. - Bấm đuôi
+ Phòng lợn con cắn đuôi khi nuôi thịt.
+ Dùng kìm cắt đuôi bằng điện để cắt đuôi, vị trí cắt cách khấu đuôi 2 - 3cm, cắt xong sát trùng cồn iod.
- Mài nanh
+ Phòng tổn thương vú mẹ do lợn con tranh bú và tổn thương lợn con do cắn nhau giành bú.
+ Dùng máy mài nanh chuyên dụng đã được sát trùng, bấm 8 răng nanh của hàm trên và hàm dưới. Vị trí bấm 1/3 phía trên của răng, tránh bấm quá sâu gây tổn thương lợi.
- Thiến lợn đực
+ Tránh được mùi hôi steroid (mùi nọc) xâm nhập vào thịt lợn. Thiến lợn được thực hiện lúc 4-5 ngày tuổi.
Lưu ý: Trước khi thiến cần chú ý nếu con nào bị hec ni cần mổ trước rồi tiến hành thiến sau, tránh bị lòi ruột sau khi thiến và những con đến thời gian thiến nhưng còn bé và yếu thì không thiến, để khi nào khỏe sẽ thiến sau.
Cách thiến được tiến hành như sau: người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn và bôi cồn vào vị trí thiến. Sau khi thiến cần bôi cồn vết thiến và tiêm hoặc nhỏ 0,1 ml Amoxicillin để chống bị viêm vết thiến và 0,5ml sắt .
- Đỡ đẻ cho lợn mẹ, nhằm giảm tỉ lệ lợn con chết ngạt và bảo vệ heo con được khẻo mạnh. Quá trình đẻ của lợn chia là 3 gia đoạn chính:
+ Giai đoạn 1, giai đoạn chuẩn bị đẻ (2-12h) có dịch ối chảy ra có tác dụng bôi trơm đường sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh đẻ, tử cung mở rộng.
+ Giai đoạn 2, Giai đoạn đẩy thai ra (1-4h)
+ Giai đoạn 3, cuống nhau ra ngoài, sau khi toàn bộ thai được đẩy ra ngoài hết 10- 15 phút màng nhau sẽ được đẩy qua âm đạo dưới sự co bóp của dạ con.
+ Nếu quá trình sổ nhau gặp trở ngại hoặc trậm trễ đều có hiện tự viêm tử cung.
Như vậy, hiểu được bản chất quá trình đẻ của lợn sẽ giúp chúng ta chăn sóc lợn trong quá trình sinh đẻ được tốt hơn. Từ đó nâng cao năng cũng như chất lượng đàn lợn con và bảo vệ sức khỏe lợn mẹ sau sinh.
Kĩ thuật đỡ đẻ gồm 3 khâu: lau dịch nhờn,cột rốn heo cắt sơ sinh và sát trùng Lau dịch nhờn lợn sơn sinh, làm sạch và khô lợn, hạn chế tình trạng ngột lợn con sơ sinh dịch ói ở miệng và ở mũi.
Thao tác:
- Tay trái cầm eo bụng lợn sơ sinh dốc ngược đầu xuống, Tay phải đưa vào miệng lợn sơ sinh móc dịch ói ra.
- Dùng tay phải vuốt hai bên mũi cho dịch ói chảy ra ngoài. - Tay cuốn rốn lợn sơ sinh quanh vòng tròn bụng
- Ủ ấm
Cột rốn lợn sơ sinh: không để rốn chảy máu làm mất máu cho lợn con, lợn con sau khi sơ sinh đẻ được 15-20 phút thì ta tiến hành cột rốn và cắt rốn. Vị trí cột dài 5 cm và cắt ở chiều dài 6 cm.
Sát trùng rốn, rốn sau khi cắt song sát trùng bằng cồn iod ngày 2 lần và liên tục trong 3 ngày.