KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 54 - 56)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY

SẦU RIÊNG TẠI ĐẮK LẮK NĂM 2019

Tại tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây do giá trị kinh tế lợi nhuận thu được từ việc trồng sầu riêng là rất lớn, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân. Chính vì vậy tại nhiều địa phương trong khu vực hiện nay đã và đang trồng cây sầu riêng với diện tích rất lớn, mức độ thâm canh cao. Song song với việc canh tác mạnh mẽ sẽ có rất nhiều yếu tố liên quan làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cũng như phát triển sản xuất, đặc biệt là sự bùng phát của các loài sâu bệnh hại. Quy luật phát sinh, phát triển của các loại bệnh hại trên đồng ruộng luôn luôn phức tạp và diễn biến khó lường, biến động theo điều kiện ngoại cảnh như khí hậu thời tiết, vì vậy việc điều tra thành phần bệnh hại, mức độ gây hại có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là cơ sở khoa học thuận lợi để có những biện pháp canh tác, chăm sóc cũng như phòng trừ các loại bệnh hại đạt hiệu quả. Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019, đã tiến hành điều tra thành phần bệnh hại trên cây sầu riêng tại một số khu vực trồng sầu riêng phổ biến của tỉnh Đắk Lắk như Cư M’gar, Krong pak, Buôn Ma Thuột. Thực hiện việc điều tra, thu thập mẫu bệnh ngoài đồng ruộng sau đó chuyển về phòng thí nghiệm của Bộ môn Bệnh cây & miễn dịch thực vật, viện Bảo vệ thực vật cũng như Bộ môn Bệnh cây khoa Nông học để phân tích và giám định bệnh. Kết quả điều tra, giám định được trình bày ở ( Bảng 4.1).

Bảng 4.1. Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại cây sầu riêng tại Đắk Lắk - 2019

STT

Tên Tiếng Việt

1 Bệnh chảy gôm

2 Bệnh thối ướt quả

3 Bệnh thối rễ

4 Bệnh đốm lá

5 Bệnh thán thư lá

6 Bệnh héo ngọn khô cành

7 Bệnh thối khô quả

8 Bệnh đốm rong tảo

Ghi chú:

a) Bệnh đốm rong tảo b) Bệnh đốm lá

c) Bệnh thán thư lá d) Bệnh thối khô quả

e) Bệnh thối ướt quả f) Bệnh chảy gôm g) Bệnh thối rễ

Hình 4.1. Một số bệnh chính hại cây sầu riêng tại Đắk Lắk – 2019

38

Sau khi tiến hành điều tra, thu thập thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại chính trên cây sầu riêng tại Đắk Lắk, 8 loại bệnh đã được ghi nhận gây hại sầu riêng ở hầu hết các bộ phận của cây. Trong đó bệnh chảy gôm, thối ướt

quả do Phytophthora sp. và héo ngọn khô cành do nấm Diaporthe sp. gây ra là

những bệnh gây hại nghiêm trọng, phổ biến nhất trên cây sầu riêng với tần xuất bắt gặp > 50% và từ 26-50%. Tiếp theo là các bệnh ở rễ như thối rễ, trên lá như thán thư, đốm lá hay đốm rong tảo và trên quả như thối khô quả thì bệnh hại ít phổ biến hơn do vậy tần xuất bắt gặp cũng thấp hơn. Cụ thể: bệnh thán thư lá và thối khô quả ít phổ biến với tần xuất bắt gặp từ 11-25%; các bệnh thối rễ, đốm lá và đốm rong tảo là bệnh không phổ biến với tần xuất bắt gặp dưới 10%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phytophthora gây bệnh chảy gôm cây sầu riêng tại đắk lắk (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w