46
4.2.4.2. Kết quả lây bệnh nhân tạo cho cây sầu riêng bằng nguồn Phytophthora sp. phân lập được
Để xác định chính xác tác nhân gây bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk, nguồn Phytophthora sau khi phân lập thuần được đem lây bệnh nhân tạo trở lại cho cây trồng trong nhà lưới theo quy tắc Koch’s Postulates. Có thể áp dụng các cách lây bệnh như:
- Lây bệnh trực tiếp lên cây: nguồn bệnh Phytophthora phân lập từ mẫu cây
bệnh được đặt trực tiếp lên bộ phận của cây (gốc, thân, cành, lá…) theo kiểu áp thạch.
- Phun dịch bào tử lên cây: Nguồn nấm thuần được nuôi cấy trên môi trường,
lọc lấy dung dịch bào tử nấm 105cfu/ml, dùng kim gây sát thương thân, lá rồi
phun dịch bào tử.
- Lây qua rễ : cây 3 tháng tuổi trồng trong chậu 2 kg đất, đổ 1 ml dung dịch
bào tử nấm 105 cfu/ml vào chậu, sau 2 tuần ngâm chậu cây ngập trong nước
25mm để đất bão hòa. Sau 3 ngày, vớt ra để khô, rửa sạch thân cây, sau 6 tuần kiểm tra rễ.
Sau khi lây bệnh nhân tạo lên cây sầu riêng trồng trong nhà lưới kết quả thu được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả lây bệnh nhân tạo Phytophthora sp. trên cây sầu riêng (Viện BVTV, tháng 6/2019)
Cây trồng
Sầu riêng
Kết quả theo dõi ở các ngày sau lây bệnh nhân tạo cho thấy ở ngày thứ 5 sau khi lây đã thấy bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh chảy gôm với tỷ lệ 10% cây sầu riêng bị bệnh. Sau 7 ngày lây bệnh, 75% số cây sầu riêng đã biểu hiện triệu chứng bệnh chảy gôm giống hệt triệu chứng bệnh tại các vùng trồng sầu riêng được điều tra và sau 10 ngày thì 100% số cây lây bệnh đều biểu hiện triệu chứng bệnh.
(a)- Đối chứng (b)- Cây lây bệnh