4.2.2. Diễn biến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk trongnăm 2019 năm 2019
Bệnh chảy gôm do Phytophthora gây nên là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trên cây sầu riêng trong những năm gần đây, đặc biệt khi diện tích trồng sầu riêng ngày càng mở rộng, thâm canh cây sầu riêng ngày càng cao trong khi không có giống kháng bệnh cũng như chưa có các biện pháp phòng trừ tổng hợp có hiệu quả cao. Diễn biến sự phát sinh phát triển của bệnh trong năm phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa, do vậy có sự biến động lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Trong giai đoạn mùa khô từ tháng 11 năm trước đến khoảng tháng 4 năm tiếp theo, bệnh xì mủ có xu hướng giảm dần nhất là ở giai đoạn cuối mùa khô đầu mùa mưa. Ngược lại trong thời điểm mưa nhiều bệnh bắt đầu phát sinh gây bệnh nặng giai đoạn tháng 8, 9 và 10, giai đoạn đỉnh cao của bệnh là cuối mùa mưa đầu mùa khô trong tháng 9 và tháng 10 tương đương tỷ lệ bệnh (TLB): 41,1
- 43,3 %; chỉ số bệnh (CSB): 22,2 - 23,9 %. Kết quả điều tra thể hiện ở (Bảng
4.2, đồ thị 4.1).
Bảng 4.2. Diễn biến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk năm 2019 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Ghi chú: TLB: Tỷ lệ bệnh; CSB: Chỉ số bệnh 40
Diễn biến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk 50.0 45.0 40.0 35.0 30.0 25.0 20.0 15.0 10.0 5.0 0.0 Jan.
Đồ thị 4.1. Diễn biến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk năm 2019
4.2.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển củabệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk
Các yếu tố ngoại cảnh hay sinh thái học thường có mối quan hệ chặt chẽ với bất kỳ một tác nhân gây bệnh cây nào. Chính vì vậy, đối với bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng thì sự phát sinh và lây lan của bệnh hại có liên quan mật thiết với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau như gió, mưa… cũng như địa hình đất đai, hình thức canh tác và các giống sầu riêng đang trồng phổ biến. Để quản lý có hiệu quả cao bệnh chảy gôm trên thân do Phytophthora gây nên cần nắm được các mối tương quan, tác động của tất cả các yếu tố liên quan đến cơ chế gây bệnh. Do vậy chúng tôi đã thực hiện điều tra, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh gây hại của bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng.
4.2.3.1. Ảnh hưởng của lượng mưa đến sự phát triển bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk
Điều kiện thời tiết có quan hệ chặt chẽ đến quá trình phát sinh và phát triển của bệnh hại sầu riêng. Diễn biến khí hậu ở các tỉnh Tây nguyên nói chung cũng như ở Đắk Lắk nói riêng tương đối giống nhau với hai mùa mưa và mùa khô rõ
41
rệt. Nền nhiệt trung bình của các tháng trong năm ít biến động, do vậy lượng mưa cũng như độ ẩm có vai trò quyết định đến sự phát triển gây hại của bệnh. Kết quả điều tra tình hình bệnh hại sầu riêng ở Đắk Lắk và số liệu khí tượng thu thập được trong năm 2019 cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa lượng mưa và quá trình phát sinh phát triển của bệnh chảy gôm hại thân cây do Phytophthora gây nên. Trong những tháng mùa khô từ cuối tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, bệnh chảy gôm và bệnh khác do Phytophthora gây ra phát triển và gây hại không đáng kể do độ ẩm trong đất và độ ẩm không khí rất thấp vì đây là điều kiện không thuận lợi cho nấm đất thuộc nhóm thuỷ sinh phát triển và gây hại. Khi mùa mưa đến, giai đoạn đầu bệnh chưa phát triển mạnh do nấm bệnh cần một thời gian nhất định để sinh trưởng phát triển cũng như xâm nhập vào rễ cây, thân, cành và biểu hiện triệu chứng. Giai đoạn tháng 9, 10 sau thời điểm mưa nhiều nhất trong năm bệnh phát triển nặng nhất (TLB: 41,1 - 43,3 %; CSB: 22,2 - 23,9%), lúc này độ ẩm đất bắt đầu giảm cây mất nước và triệu chứng được thể hiện rõ hơn. Ngoài ra, trải qua quá trình dài xâm nhiễm và phát triển của nấm bệnh trong cây, đây là thời điểm bệnh phát triển nặng nhất sau đó bệnh nhanh chóng dừng lại và hạn chế lây lan trong mùa khô.
Bảng 4.3. Mối tương quan giữa lượng mưa và bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk
Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Ghi chú: TLB: Tỷ lệ bệnh; CSB: Chỉ số bệnh 42
Mối tương quan giữa lượng mưa và bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng
Tỷ lệ % 50. 0 45. 0 40. 0 35. 0 30. 0 25. 0 20. 0 15. 0 10. 0 5.0 0.0 600 500 400 300 200 100 0 Jan. Feb. Mar. Apr. May Jun
Ghi chú: TLB: Tỷ lệ bệnh; CSB: Chỉ số bệnh
Đồ thị 4.2. Mối tương quan giữa lượng mưa và bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk
4.2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình đến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk
Bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng do nấm Phytophthora sp. gây ra, nấm
phát sinh và lan truyền chủ yếu qua môi trường nước và môi trường đất có độ ẩm cao. Kết quả điều tra năm 2019 tại Đắk Lắk cho thấy, những vườn sầu riêng có độ dốc và thoát nước tốt có tỷ lệ bệnh 8,9%, chỉ số bệnh 3,1% ít hơn đáng kể so với những vườn đất bằng và nặng nhất là những vườn khó thoát nước, đất trũng (tỷ lệ bệnh 27,8 %; chỉ số bệnh 13,9%).Trên những vườn có độ dốc và thoát nước tốt cũng có sự phân bố bệnh khác nhau, bệnh nhẹ ở phần cao và nặng
ở phần thấp nhất của vườn nơi có ẩm độ đất cao và là nơi tập chung nhiều nước
mưa nhất của vườn.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của địa hình đến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk
Địa hình
Đất dốc > 10 độ Đất bằng Đất trũng
43
4.2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc vệ sinh đồng ruộng đến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk
Việc vệ sinh đồng ruộng, tỉa cành tạo tán cho cây trồng là biện pháp rất quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan cũng như phát sinh bệnh hại. Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng là xử lý tàn dư cây trồng sau vụ thu hoạch nhằm cắt đứt được vòng chu chuyển của bệnh hại từ vụ này sang vụ khác và hạn chế nguồn bệnh tích luỹ, lây lan ngay từ đầu vụ. Ở Đắk Lắk những vườn sầu riêng trồng theo mục đích kinh doanh với mức độ thâm canh cao được nhà vườn đầu tư và chăm sóc kỹ lưỡng, thường xuyên tỉa cành, tạo tán cho cây có độ thông thoáng cũng như vệ sinh đồng ruộng thường xuyên thì tỷ lệ bệnh chảy gôm tương đối thấp chỉ 11,1%. Trong khi nhiều khu vực đặc biệt là vùng dân tộc do tập quán của họ trồng sầu riêng không có mục đích kinh doanh nên việc vệ sinh đồng ruộng không được người dân quan tâm vì mất thời gian và kinh phí, tàn dư có thể lưu tồn từ mùa này sang mùa khác, cây sầu riêng không có độ thoáng nhất định chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh chảy gôm tiếp tục phát sinh phát triển mạnh, nấm bệnh rất dễ lây lan từ cây bệnh sang cây khỏe do đó tỷ lệ bệnh ở những khu vực này tương đối cao 31,1%, chỉ số bệnh 14,5%.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của việc vệ sinh đồng ruộng đến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk
Ghi chú: TLB: Tỷ lệ bệnh; CSB: Chỉ số bệnh
4.2.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các giống sầu riêng đang trồng phổ biến đến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk
Theo kết quả điều tra sự gây hại của bệnh trên tất cả các giống sầu riêng trồng phổ biến ngoài sản xuất khu vực Tây Nguyên thì tại Đắk Lắk giống thực sinh ít bị nhiễm bệnh nhất tỷ lệ bệnh chỉ là 10,2%. Tuy nhiên, chất lượng quả sầu riêng của giống thực sinh không bằng các giống khác nên diện tích trồng giống thực sinh ở khu vực này rất hạn chế. Ngược lại, ba giống trồng phổ biến hiện nay
bao gồm Monthong, Ri6 và chín sớm lại bị nhiễm bệnh chảy gôm tương đối cao và không giống nào có biểu hiện tính chống chịu với bệnh chảy gôm sầu riêng, thể hiện tỷ lệ bệnh từ 20,0% - 23,4%. Kết quả thể hiện ở (bảng 4.6).
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các giống sầu riêng đến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk
Giống sầu riêng
Monthong (Dona) Ri6
Chín hoá (chín sớm) Thực sinh
Ghi chú: TLB: Tỷ lệ bệnh; CSB: Chỉ số bệnh
4.2.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk
Những vườn sầu riêng giai đoạn kinh doanh hiện nay chủ yếu được trồng xen với cây cà phê. Trước đây cây sầu riêng được xem là cây trồng xen, tuy nhiên do giá trị kinh tế của cây sầu riêng ngày càng tăng nên cây sầu riêng hiện nay đang là cây trồng chính trên những vườn cà phê. Kết quả điều tra tại hầu hết các khu vực trồng sầu riêng tại Đắk Lắk thì những vườn trồng sầu riêng xen cà phê có tỷ lệ bệnh chảy gôm rất cao (TLB: 26,7%; CSB: 11,7%) do cây cà phê có tầng lá thấp hơn rất nhiều so với sầu riêng và luôn tạo độ ẩm cho đất, đây chính là điều kiện thích hợp để Phytophthora phát sinh, phát triển gây hại mạnh. Ở những vườn sầu riêng trồng thuần và thường có mật độ thưa thì tỷ lệ ít bị nhiễm bệnh chảy gôm hơn với tỷ lệ bệnh chỉ 14,4% (Kết quả thể hiện ở bảng 4.7).
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại Đắk Lắk
Biện pháp canh tác
Trồng xen (cà phê) Trồng Thuần
45
4.2.4. Xác định tác nhân gây bệnh chảy gôm hại thân cây sầu riêng tại ĐắkLắk 4.2.4.1. Kết quả phân lập mẫu bệnh chảy gôm sầu riêng thu thập tại Đắk Lắk 4.2.4.1. Kết quả phân lập mẫu bệnh chảy gôm sầu riêng thu thập tại Đắk Lắk năm 2019
Các mẫu thân, lá, quả sầu riêng bị bệnh đã được thu thập từ các vùng trồng sầu riêng khác nhau ở khu vực Đắk Lắk như Krông păk, Buôn Ma Thuột, Cư M’gar, tác nhân gây bệnh được phân lập trong phòng thí nghiệm Bộ môn Bệnh cây và Miễn dịch thực vật, Viện Bảo vệ thực vật. Kết quả phân lập và giám định ban đầu bằng hình thái được thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả phân lập nấm Phytophthora sp. từ mẫu cây sầu riêng bị bệnh chảy gôm (Viện BVTV, tháng 6/2019)
Địa điểm thu mẫu
Krông Pắk- Đắk Lắk Buôn Ma Thuột- Đắk Lắk Cư M’gar- Đắk Lắk Tổng số mẫu phân lập
Kết quả bảng 4.8 cho thấy, tất cả các vùng trồng sầu riêng được điều tra, sau khi phân lập các mẫu cây có triệu chứng bệnh chảy gôm đều xuất hiện Phytophthora với tỷ lệ xuất hiện là 68,33%. Tỷ lệ xuất hiện nấm Phytophthora ở các mẫu sầu riêng thu tại Krông Păk là cao nhất với số mẫu xuất hiện Phytophthora là 16/20 mẫu chiếm 80%, bên cạnh đó các mẫu thu tại Buôn Ma Thuột và Cư M’gar cũng có tỷ lệ xuất hiện nấm bệnh khá cao lần lượt là 60% và
75%. Như vậy kết luận ban đầu có thể thấy bệnh chảy gôm do Phytophthora sp.
là bệnh phổ biến ở hầu hết các vùng trồng sầu riêng tại Đắk Lắk.