PHẦN II PHẦN NỘI DUNG
4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế
4.2. Chương trình trải nghiệm thực tế tại địa phương
4.2.1.8. Phong tục về cưới hỏi
Hôn nhân người Thái trên tinh thần tự nguyện. Hai bên yêu nhau, được sự đồng ý của gia đình họ sẽ tiến hành các lễ để tiến tới đám cưới :
- Lễ « Tinh hóng lánh » : Trình vật làm tin của đôi trai gái. Vật làm tin khi 2 người yêu nhau là nam đưa cho nữ vòng bạc, nữ đưa cho nam một cái áo.
- Lễ « lòng quam » : lễ trao đổi, thống nhất giữa 2 bên thông gia. - Lễ « thảm pợ » : Lễ ăn hỏi
- Lễ « Ọc na khới » : Lễ ra mắt rể.
- Từ hôm ra mắt rể cho đến hôm cưới mỗi tháng nhà trai đến thăm nhà gái một lần gọi là « Dám bưởn » (Thăm tháng). Mỗi lần hai con gà, một vò rược cần, 3kg nếp, 2 chai rượu trắng và trầu cau.
- Ê đoong (Đám cưới) .
+ Đồ lễ nhà trai đem đến nhà gái gồm có : 2 nén bạc (Tương đương 20 triệu đồng), 01 vòng bạc tặng riêng mẹ vợ, 20kg nếp ,2 con gà, 1 con lợn từ 30kg trở lên (Không được thiếu 30kg, nếu thiếu thì mua thịt bổ sung thêm, thừa thì không trả lại), Trầu, cau, 1 chum rượu cần, 20 chai rượu trắng, 50-100 bánh chưng nhỏ bằng hộp diêm.
+ Con gái lấy chồng bố mẹ sẽ tặng chú rể 1 bộ đồ, 2 sấp vải trắng, khoảng 4,5 m vải thổ cẩm thêu hoa văn rực rỡ. Nếu gia đình có điều kiện thì tặng thêm nhẫn vàng.
Ý nghĩa : Bộ đồ là nhắc nhở con cái phải biêt giữ gìn vía của mình, vía đi liền thân thẻ, áo quần là nơi vía trú ngụ. Vía ở với thân thì người mới khỏe mạnh. Vái trắng và thổ cẩm là nhắc nhở con cái ăn ở phải lễ độ, có hiếu. Bất cứ ai trong gia đình mất( cả nhà nội và nhà ngoại) thì đôi vợ chồng phải cắt lấy một sải vải trắng để khâm liệm.
Ngoài ra cô gái còn mang theo về đầy đủ : 6 nệm, 6 chăn, 6 chiếu, 12 cái gối, màn, đệm ngồi, ghế mây và một số váy thêu để tặng mẹ, chị, em chồng.
+ Trong ngày cưới có nhiều thủ tục, song điều phải kể đến là lễ Ki khau lau huồm. Trong mâm lễ có gà, trứng, muối, mía, một vò rượu cần chỉ có hai cái cần buộc sợi đay dài tượng trưng cho chùm râu, ý là cầu mong cho hai vợ chồng sống với nhau cho đến râu dài ra. Mía để vợ chồng ăn nói với nhau ngọt như mía, trứng tròn để hạnh phúc được viên mãn, thịt gà là để vía được bình an. Ông mối cúng xong sẽ chia cho hai vợ chồng ăn từng thứ một trước sự chứng kiến của bà con họ hàng. Nếu gia đình nào không có điều kiện tổ chức cưới, mà chỉ tổ chức lễ ăn chung này xong là xem như chính thức là vợ chồng, nó có giá trị như một giấy kết hôn.
Lễ : Kỉn khau lau huồm (Ăn cơm uống rượu chung) trong ngày cưới
- Tục ở rể của người dân tộc Thái
Khi chàng trai Thái đến tuổi lấy vợ sẽ tự tìm người con gái mà mình yêu, sau đó sẽ nhờ bố mẹ mời ông mối đến nhà cô gái để làm mối. Nếu gia đình cô
gái ưng ý, chàng trai sẽ đến ở rể mang theo các lễ vật như: một chiếc áo, một con gà mổ sẵn, một gói cơm, một chai rượu và một cái “Toong bai”- dụng cụ “đựng vía” được làm bằng một sợi dây mây, một đầu được cuộn xoắn lại. “Toong bai” theo quan niệm của người Thái là để cho vía chú rể trú ngụ ở đó. Trong thời gian ở rể, chàng trai được đối xử như thành viên của gia đình. Thời gian ở rể có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, thậm chí là ở luôn nhà gái.
Một đám cưới với phong tục ở rể của người dân tộc Thái 4.2.1.9. Phong tục thờ cúng
Trong đời sống tâm linh, người Thái ở Nghệ An luôn coi ông Trời (Pu Then) là vị thần quan trọng có ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến đời sống con người và cộng đồng. Vì thế mà tục lệ cúng trời, đất, mường bản là những nét sinh hoạt tôn giáo không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Và, vì thế, hàng năm cứ vào dịp đầu xuân người Thái tổ chức lễ "Xên Mường", "Xên Bản".
Người Thái cúng gọi là "Xên". Nên lễ Xên mường, Xên bản là "Pu Then" (ông trời) của Pú mường, Pú bản (là những người đầu tiên xây dựng nên bản mường. Tương tự như thần hoàng làng của người Kinh). Lễ Xên mường Xên bản là nội dung chủ yếu là chúa đất thay con dân trong mường, trong bản bày tỏ
lòng thành và cầu xin các vị thần linh trên trời dưới đất, long thần thổ địa thắp hương phù hộ cho con người khỏe mạnh làm ăn thịnh vượng, mùa màng tươi tốt, mường bản yên vui. Lễ vật trong lễ cúng: Trâu, lợn, gà do nhân dân góp lại. Sau phần lễ là phần hội vui chơi múa hát làm vuông, nhảy sạp, ném còn,khua luống (quánh lóng), kéo co, đẩy gậy, thi bắn nỏ...
Lễ Xên mường, Xên bản của đồng bào dân tộc Thái thể hiện sắc thái riêng trong sinh hoạt tôn giáo. Nhưng thực hành tôn giáo trong lễ Xên mường, Xên bản, thực chất là những nghi thức vừa mang tính chất thờ cúng vị thần tối cao là trời ( then), vừa thờ cúng chúa đất. Có thể nói đây là một dạng thức tôn giáo kiểu thờ cúng thần thánh rất phổ biến ở người Thái miền Tây Nghệ An. Lễ Xên mường Xên bản ngày nay phần lễ đã được lược bỏ, nhưng phần nội dung được đề cao. Ngày xuân đến, nam thanh nữ tú rủ nhau đi hội. Hình thức hội đã được sân khấu hóa tạo sân chơi vui chơi lành mạnh, và không khí đón xuân phấn khởi, rộn ràng.
- Lệ thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là hình thức thờ cúng riêng ở từng dòng họ của dân tộc Thái. Xên đẳm ( từng dòng họ), Xên hươn (từng gia đình). Xên đẳm là lệ cúng ma họ (Phỉ đẳm). Xên đẳm do những gia đình trong cùng dòng họ tổ chức vào dịp nhất định trong năm. Hiện nay chỉ còn những dòng họ lớn còn giữ được nghi thức thờ cúng tổ họ vào dịp rằm tháng 6, tháng 7 hàng năm. Phần lớn các gia đình người Thái đều tổ chức lễ " Xên hươn" tại nhà. Xên hươn là lệ cúng ma nhà (Phi hươn), do những người chung sống trong một gia đình tổ chức . Phi hươn theo quan điểm của người Thái là người cha đã khuất. Ma nhà được thờ ở một gian trong nhà ngay cạnh chỗ nằm của chủ nhà gọi là " hóng". Bàn thờ ma nhà rất đơn giản, không có bài vị, chỉ có hai bát nước chè, một chai rượu và một đĩa trầu cau. Hàng năm khi ngày tết đến người Thái quét dọn, trang trí lại bàn thờ và thay chiếu mới để làm lệ cúng ma nhà. Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Thái " tổ tiên " ở trên trời chỉ được mời về trong các dịp gia đình có việc lớn đại sự. Còn ma nhà lúc nào cũng ở bên cạnh, để chăm sóc và phù hộ cho gia đình. Vì vậy, khi có của ngon vật lạ. Người Thái đều đặt lên bàn thờ mời ma nhà thưởng thức trước. Đây là tục lệ đáng quý, tỏ sự tôn kính ông bà, tổ tiên của người dân tộc Thái.
Lễ thờ cúng tổ tiên của người Thái
- Những tín ngưỡng liên quan đến sản xuất
Do đặc điểm sống ở vùng thung lũng núi, hoạt động sản xuất của người Thái phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Do vậy, việc tiến hành các nghi thức thờ cúng nhằm cầu xin trời đất ban mưa thuận gió hòa để có những mùa màng bội thu. Người Thái thường tiến hành rất nhiều lệ cúng trong năm: Lễ cúng mở đầu là lễ xuống đồng ( Lống tồng). Trước khi cấy làm lễ " hạch ma". Khi cây lúa bắt đầu làm đòng họ tổ chức lễ " hau cẳm"( hay còn gọi tục ăn khem). Trước và sau khi gặt người Thái làm lễ cảm ơn " hồn lúa" và rước hồn lúa về nhà. Lễ vật cúng tế bao giờ cũng có đủ nếp, cá, trứng và rượu cần. Một trong những lễ thức quan trọng được người Thái tiến hành hàng năm là lễ cúng "phà má" (trời về), hay còn gọi là tục đón tiếng sấm đầu xuân. Tiếng sấm đầu năm, trong tiềm thức dân gian Thái là tín hiệu về một thời khắc tốt đẹp cho sản xuất, gieo trồng. Đây cũng là thời điểm hồn lúa trở mình thức dậy bao ngày đông giá lạnh. Do quan niệm đó, hàng năm khi có tiếng sấm, tất cả mọi gia đình đều làm lễ cúng riêng. Gia đình trưởng họ( ông đẳm) phải sắm lệ lớn hơn các gia đình khác. Vì rằng, ông là người thay mặt dòng họ cầu xin trời đất ban mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu, cuộc sống ở dương gian luôn được no đủ.
Tục lệ " cầu mưa" cũng rất phổ biến trong cộng đồng người Thái và diễn ra hàng năm.
Lễ cầu mưa được tiến hành vào những đêm trăng sáng, khi thời tiết gây hạn kéo dài. Lễ cầu mưa chủ yếu do trai gái trong bản đứng ra tổ chức. Họ tụ tập thành từng đám đi vòng quanh bản vừa đi vừa hát bài " xun nước mưa"( xo nặm phồn). Sau đó các đám đông kéo nhau ra các mỏ nước ( bó nặm)ở đầu các bản để nô đùa và chơi trò té nước, mô phỏng theo tích " cầu xin" đó sẽ làm cho ông trời thấu hiểu mà ban cho mưa xuống.
Ngoài những hình thức tôn giáo kể trên, trong tâm thức xã hội Thái còn có nhiều tín ngưỡng sơ khai như các tôn giáo mang tính chất ma thuật, tín ngưỡng về linh hồn, ma thuật về tình yêu... Ngày nay dưới ánh sáng của các nghị quyết của Đảng về xây dựng đời sống văn hóa mới. Các hình thức lễ nghi tôn giáo này đã không còn thích nghi với cuộc sống hiện đại. Nhiều cái chỉ để lại dấu vết mờ nhạt và đang mất dần trên thực tế như tín ngưỡng về linh hồn, khài cúng để chữa bệnh. Dẫu sao thì những nét văn hóa về thờ cúng của đồng bào dân tộc Thái vẫn sẽ là tài sản vô giá. Khi chúng ta biết đánh giá đúng mức và khai thác hợp lý những giá trị tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tôn giáo tín ngưỡng truyền thống Thái. Và đó cũng chính là những động lực để khai thác nội lực " văn hóa Thái" vào công cuộc xây dựng nền văn hóa thống nhất, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Đồng thời là rào cản trở vững chắc không cho các đạo giáo khác thâm nhập vào tâm thức đồng bào dân tộc Thái.
4.2.1.10. Phong tục về văn hóa cồng chiêng
Bao đời nay, đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Thái luôn xem cồng chiêng là báu vật, biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Giữ hồn cồng chiêng cũng chính là gìn giữ sợi dây "thanh âm huyền bí" trong các nghi lễ, lễ hội...Một đời người, từ lúc sinh ra cho đến khi giã biệt cõi trần, âm vang của cồng chiêng là thứ không thể thiếu và không bao giờ được thiếu. Tiếng cồng chiêng có mặt ở lễ đặt tên, lễ mừng lúa mới, lễ cầu mưa, lễ cưới, lễ mừng nhà mới...Nếu người Mông thường dùng cồng chiêng trong nghi lễ cúng tế trang nghiêm, thì người Thái lại dùng cồng chiêng trong ngày hội, ngày Tết với ý nghĩa vui vẻ, phấn khởi.
Đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An biểu diễn cồng chiêng
Khi tiếng chiêng, tiếng cồng ngân vang giữa thung sâu của đại ngàn, cũng là thời khắc báo hiệu một sự kiện trọng đại đang diễn ra mà con người chính là chủ thể. Theo quan niệm của đồng bào các DTTS ở Nghệ An, vạn vật đều có linh hồn, những thầy cúng, thầy mo cho rằng, chỉ có thanh âm của cồng chiêng mới có thể kết nối các linh hồn, vạn vật với nhau.
Sự hiện diện của văn hóa cồng chiêng không chỉ trong ngôi nhà sàn, bên cạnh cầu thang, bên bếp lửa, mà còn xuất hiện khắp mọi “ngõ ngách” của đời sống hàng ngày. Âm thanh ấy là tiếng nói cộng cảm, là ước mơ, khát vọng, là niềm vui, nỗi buồn và thông điệp trao gửi giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cộng đồng với thế giới thần linh, với môi trường sinh thái. Văn hóa cồng chiêng không chỉ có giá trị âm nhạc, lịch sử, nghệ thuật biểu diễn… mà còn có giá trị về tâm linh, trở thành chất xúc tác không thể thiếu đối với đời sống tinh thần cộng đồng các dân tộc tại địa phương.
Bên ánh lửa bập bùng và bên những chóe rượu cần đã mở sẵn, tiếng ngân vang của cồng chiêng như dẫn lối mỗi người đến với tận cùng của giá trị văn hóa truyền thống. Thanh âm ấy, nói như những già làng, trưởng bản, “cồng chiêng càng to thì tiếng càng trầm và càng nhỏ thì tiếng càng thanh cao” đầy mê hoặc và quyến rũ…
Vậy nhưng, khi đi qua nhiều bản, nhiều mường thì thấy rằng, cồng chiêng chủ yếu do những người cao tuổi sử dụng. Và khi lớp người cao tuổi ấy không còn đủ sức để gìn giữ, thì vật thiêng ấy sẽ đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Cụ ông Mạc Văn Nguyến, bản Chắn, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương (Nghệ An) nâng niu bảo vật cồng chiêng của tổ tiên
4.2.1.11. Phong tục về ẩm thực
Một trong những đặc trưng nổi bật của dân tộc Thái là văn hóa ẩm thực. Dân tộc Thái ưa cái hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng của món nướng. Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nướng được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối... Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị cũng được nướng lên cho chín, tỏa mùi thơm. Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương vị đặc trưng. Các loại thịt gia súc, gia cầm, hay thủy sản đều có thể nướng. Thịt thái miếng, ướp gia vị, dùng xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng; hoặc thịt băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng, gói lá chuối, lá dong, kẹp lại, nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng; khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán. Món cá nướng hấp dẫn bởi hương thơm của cá, vị cay của ớt. Món “pỉnh tộp” cũng là cá nướng, nhưng thường dùng cá to như chép, trôi, trắm... mổ lưng, để ráo nước, xoa một lớp muối rang nổ; tẩm ớt tươi nướng, nghiền nát, mắc khén, để cá ngấm gia vị,
cứng thịt lại rồi đặt lên than hồng. Cá chín có vị thơm hấp dẫn, dùng để uống rượu rất độc đáo. Sản phẩm cá được người Thái chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, đặc trưng và ngon: cá hấp trong chõ gỗ, người Thái gọi là cá mọ; món “pa giảng” là cá hun khói.
Do đặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp. Khi có khách, nhà xa chợ, chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá ra nướng lại cho thơm, rót rượu mời khách nhâm nhi. Và ở bếp, người nhà tiếp tục chế biến món ăn, tiếp từng món lên đãi khách. Đây là cách giữ chân khách, thể hiện sự hiếu khách của đồng bào vùng cao.
Bên cạnh các món nướng, người Thái còn có tài chế biến gia vị để ăn với các món luộc, món hấp, hương vị thơm ngon. chấm với gia vị chéo rất ngon, không ngấy. Từ thịt, cá, người vùng cao còn có các món lạp, luộc, canh chua... với vị ngon đặc trưng.
Người Thái ở các huyện miền Tây Nghệ An có một món ăn rất hấp dẫn, đó là món Chịn xồm. Người ta lấy thịt, có thể là thịt trâu, thịt lợn, thịt bò, đôi khi là thú rừng, lọc nạc tuyền, xắt miếng bằng bàn tay, nhúng qua nước sôi chừng nửa phút cho săn tái mặt ngoài, sau đó vớt ra để ráo nước, thái mỏng ngang thớ, cho muối tinh vào ướp (cũng như làm tương, nhút… không dùng muối i-ốt), ướp chừng 1 giờ, trộn cơm nguội với tỉ lệ 1 cơm/ 3 thịt, cho vào ống nứa tươi, nén thịt vừa phải và nút lại bằng hai lớp lá chuối hoặc lá dong một vo