Nghề đan lát và tư duy nghệ thuật miền sơn cước

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC tế tại địa PHƯƠNG CHO học VIÊN các lớp TIẾNG dân tộc THÁI (Trang 45 - 48)

PHẦN II PHẦN NỘI DUNG

4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế

4.2. Chương trình trải nghiệm thực tế tại địa phương

4.2.2.2. Nghề đan lát và tư duy nghệ thuật miền sơn cước

Sống với thiên nhiên núi rừng giàu tài nguyên về các loại mây, tre, nứa, giang… nghề đan lát đã sớm phát triển ở vùng mà dân tộc Thái sinh sống. Nếu như thổ cẩm đã mang đến cái hồn của người phụ nữ Thái thì nghề đan lát lại mang đến dấu ấn riêng độc đáo thể hiện tài năng của người con trai Thái. Trong mỗi sản phẩm đan lát của họ ta thấy được đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, mạnh mẽ, rắn rỏi nhưng cũng rất tinh tế, thấy được cả thiên nhiên hùng vĩ và cường tráng như chính người con trai của bản mường.

Nghề truyền thống đan lát của người Thái ở bản Diềm (Châu Khê - Con Cuông)

Có thể nói, sự giao thoa văn hóa cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến nghề đan lát, đặc biệt là ở sự pha trộn về kỹ thuật, kiểu dáng và nguyên liệu làm nên những sản phẩm nghề này. Tuy nhiên, những nghệ nhân Thái vẫn có những bước đi riêng trên hành trình bồi đắp những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Những chiếc mâm bằng tre, bằng song mây, những chiếc nón đi nương, đồ đựng quần áo, ếp đựng xôi, hộp đựng kim chỉ… rất đỗi đời thường lại được những đôi bàn tay khéo léo nâng thành nghệ thuật. Người miền xuôi cũng đan lát bằng mây, tre tạo ra những sản phẩm có sức hút với du khách và thị trường thế giới, song những sản phẩm của người dân tộc vùng cao như người Thái lại đem đến những ấn tượng đặc biệt. Đặc biệt trước hết là họ đã sử dụng những nguyên liệu nguyên sinh khắc tạo các dáng hoa văn chất phác, mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên nhưng mang tính kỹ xảo cao, lối kết hợp ken, quấn rất phức tạp và tinh vi đầy sức sáng tạo, sau đó là ở cái hồn, cái thần thái mang tính đặc trưng của người dân tộc vùng cao, họ sáng tạo là để phục vụ chính nhu cầu của đời sống, thể hiện đúng tư duy nghệ thuật và tâm hồn của dân tộc mình. Và với một cách

tự nhiên nhất, những sản phẩm nghề đan lát đã để lại dấu ấn rất sâu đậm từ giá trị chân thực đến giá trị văn hóa trong xã hội hiện nay.

Sự ra đời và phát triển nghề thủ công trong cộng đồng người Thái là quy luật tất yếu của sự phát triển nền nông nghiệp lúa nước, kinh tế tự cung tự cấp. Đó không chỉ là những di sản văn hóa hiện vật mà còn là văn hóa tinh thần, thể hiện cho sự khéo léo và con mắt thẩm mỹ của cộng đồng dân tộc. Trải qua quá trình lao động, sáng tạo và sự nhào nặn, gọt giũa của phong tục, tập quán đã khiến nó trở thành một nét đẹp văn hóa mang tính đặc trưng của đồng bào Thái. Đó còn là kết quả của sự giao thoa văn hóa, một quá trình “gạn đục khơi trong” để chắt lọc tinh hoa làm nên giá trị đặc trưng cho dân tộc mình.

Nghề thủ công truyền thống của người Thái cũng như các dân tộc ít người khác ở nước ta chưa trở thành nghề độc lập mà chủ yếu là nghề phụ. Tuy vậy, ở Nghệ An, người Thái trồng bông dệt vải, dệt thổ cẩm rất thành thạo, tinh vi. Nếu có thể so sánh nhìn trên góc độ sản phẩm kinh tế hàng hoá thì nghề dệt người Thái Nghệ An đã bước một bước sớm hơn so với người Thái ở Tây Bắc.

Người dân tộc Thái chiếm số đông trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Nghệ An. Khi nói đến tri thức bản địa của đồng bào dân tộc Thái, chúng ta không thể không nói đến nghệ thuật trang trí. Việc biết thêu thùa, dệt vải được coi là tiêu chuẩn, là sự tất yếu cần phải có: ”Nhinh hụ pẳn phài, xai hụ san he”- Gái biết dệt vải, trai biết đan chài.

Thổ cẩm của người Thái Nghệ An thường sử dụng các màu trắng, đỏ, vàng, xanh lá cây, tím tạo ấn tượng mạnh. Hoạ tiết thể hiện sự đối xứng, phản ánh quan niệm về vũ trụ, triết lý âm dương, đất trời cùng vạn vật…

Lấy thiên nhiên làm hình mẫu, thổ cẩm của người Thái Nghệ An không khác nào cảnh thiên nhiên thu nhỏ. Đó là những hình thoi như quả trám chạy viền, hoa ban cách điệu, con suối với thác ghềnh tung bọt trắng xoá, đây đó những chùm hoa buông dài như xà tích, lá đơn, lá kép, búp cây, dây leo, cây guột

Mỗi vùng, mỗi nhóm tộc, thổ cẩm của người Thái Nghệ An cũng khác nhau. Nếu như thổ cẩm của nhóm Thái Thanh có mầu thẫm hơn, sử dụng nhiều gam màu trầm như hướng tới sự suy tư trăn trở của chiều sâu tâm lý, thì thổ cẩm

của người Thái Hàng tổng (Thái – Mường) lại tươi sáng, rực rỡ, bay bổng những ước mơ, khát vọng.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC tế tại địa PHƯƠNG CHO học VIÊN các lớp TIẾNG dân tộc THÁI (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)