Những làn điệu dân ca Thái

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC tế tại địa PHƯƠNG CHO học VIÊN các lớp TIẾNG dân tộc THÁI (Trang 65 - 68)

PHẦN II PHẦN NỘI DUNG

4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế

4.2.5. Những làn điệu dân ca Thái

Có thể nói, điệu hát, ca từ dân ca Thái không thể thiếu trong văn hóa cộng đồng của người dân tộc Thái. Vào mùa lễ hội hay cả những lúc lao động, bà con dân bản lại cất vang câu hát để giãi bày tâm trạng của mình, đó là niềm vui, háo hức, là an ủi, động viên như để tiếp thêm tinh thần mỗi khi mệt mỏi…

Người Thái rất yêu văn nghệ, dù bất cứ ở đâu, trong hoàn cảnh nào, đồng bào đều có thể cất lên tiếng hát. Những làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống của người Thái đang được bảo tồn, phát triển, trong đó có sự đóng góp của các đội văn nghệ.

Đồng bào Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp, múa quạt rất độc đáo đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, vào dịp lễ hội….

Dân ca Thái có nhiều làn điệu, mỗi làn điệu lại gắn với những hình thức sinh hoạt âm nhạc khác nhau. Được bắt nguồn từ môi trường sống lao động, sản xuất và sinh hoạt văn hóa, dân ca Thái rất da diết, sâu lắng.

Hát dân ca thường được tổ chức trong các sinh hoạt cộng đồng, hội hè, đám hiếu hỷ. Trong lao động sản xuất, bà con cũng hát cho vơi bớt mệt nhọc, cho thỏa tâm tư nỗi niềm. Điều nổi bật của hát dân ca với các làn điệu khác trong hát Thái chính là phần thanh nhạc khi người hát sử dụng, cách ngắt âm, ngắt nhịp, tiết tấu của bài hát. Từ xa xưa, người Thái đã biết chế tạo các loại nhạc cụ và lưu truyền đến ngày nay, đó là trống, chiêng, tính tẩu, nhị, sáo, kèn nứa.

Nhiều làn điệu hát mang tính tâm linh, hát trong những dịp tế lễ

Cùng với những làn điệu giao duyên, trao gửi tâm tình, bộc lộ tình cảm lứa đôi, thì nhiều lời ca gắn với cuộc sống sinh hoạt, lao động của bà con. Đặc biệt, đồng bào Thái còn có nhiều làn điệu hát mang tính tâm linh, tín ngưỡng, hát trong những dịp tế lễ. Đối với đồng bào Thái, đám cưới là một dịp đại hỷ của gia đình, mừng vì con trai, con gái mình đã tìm được người yêu, người tâm đầu ý hợp. Gia đình tổ chức đám cưới mời cả bản đến dự, hát mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ.

Cũng như nhiều dân tộc khác, trẻ em dân tộc Thái cũng có đồng dao. Đó là những bài hát gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Bài đồng dao “Bươn ơi” - Trăng ơi, thì hầu như trẻ em người Thái thường được các thế hệ đi trước truyền dậy… Những bài hát đồng dao thường chỉ vần theo bài hát, không có ý nghĩa xuyên suốt trong một bài nhưng giúp cho con người thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương mình.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC tế tại địa PHƯƠNG CHO học VIÊN các lớp TIẾNG dân tộc THÁI (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)