Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại cù xuân thinh – phúc yên – vĩnh phúc (Trang 34 - 45)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.3. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại cơ sở

3.4.3.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng

Dựa vào những kiến thức đã học, em đã thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại lợn của chú Cù Xuân Thinh - Phúc Yên – Vĩnh Phúc như sau:

Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái

Cho lợn nái ăn theo khẩu phần và theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.1. Chế độ ăn của lợn nái

Loại lợn

Lợn đực Nái hậu bị chờ

phối Nái cai sữa Nái mang thai Nái hậu bị mang

thai

26

Có thể điều chỉnh khối lượng và loại cám tùy theo thể trạng lợn. Thường xuyên vệ sinh máng ăn để hạn chế nấm mốc phát triển.

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 – 10 ngày. Trước khi chuyển lợn, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ, lợn nái phải được tắm sát trùng trước khi chuyển (nhất là vùng bầu vú, xung quanh vùng âm hộ). Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên thẻ nái ở đầu mỗi ô chuồng.

Trang trại sử dụng cám hỗn hợp của công ty Greenfeed để dùng cho đàn lợn nái và lợn được cho ăn khẩu phần khác nhau trong các giai đoạn mang thai.

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm khẩu phần ăn xuống 0,5 kg/con/bữa, ngày cho ăn 2 bữa sáng và chiều.

Khi lợn đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 – 5 kg/con/ngày chia làm bốn bữa (cho ăn hai lần bữa sáng, bữa chiều, bữa tối), mỗi bữa tăng lên 0,5 kg. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn theo thể trạng của lợn.

Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)

Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ. Tắm cho lợn nái bằng xà phòng và chuyển nái qua chuồng đẻ khoảng 7 - 10 ngày trước khi đẻ.

Chuẩn bị dụng cụ trước khi lợn con sinh ra: khăn lau, bột lăn (bột mistral), cồn iod, cân, tải nilon, gel bôi trơn, panh, kim tiêm, kìm cắt đuôi, máy mài nanh, sổ ghi chép, oxytoxine, kháng sinh, lồng úm, bóng úm...

a. Khẩu phần ăn cho nái đẻ và nuôi con

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn cám GF08 giảm dần 0,5kg/ngày. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 -

1kg/ngày đến ngày thứ 5. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên.

b. Quy trình dùng thuốc

- Lợn nái sau đẻ 14 ngày trộn VP – 1000 W.S đến lúc cai sữa (30g/bữa/ngày).

- Lợn mẹ đẻ xong tiêm kháng sinh vetrimoxin L.A, liều lượng 1ml/10kg TT; 1,5ml oxytoxine/nái/lần, tiêm 3 ngày liên tiếp.

c. Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái

- Những biểu hiện của lợn nái sắp sinh:

+ Lợn nái sắp đẻ thường đi lại nhiều, bồn chồn.

+ Đái dắt, đi phân lắt nhắt nhiều chỗ.

+ Cào ổ: cào chân vào nền chuồng, cắn song chuồng hay máng ăn.

+ Âm hộ nở to.

+ Tiết dịch nhờn màu hồng.

- Yêu cầu đối với người đỡ: rửa tay sạch, cắt móng tay.

- Kỹ thuật đỡ đẻ:

+ Rửa sạch phần sau lợn nái, lau khô.

+ Sát trùng tay người đỡ đẻ bằng cách rửa sạch tay bằng xà phòng, sát trùng tay bằng cồn, mang bao tay (vô trùng).

+ Khi lợn nái đẻ, có thể đầu lợn con ra trước hoặc 2 chân sau ra trước.

+ Nắm chặt cuống rốn để tránh xuất huyết sau khi đứt rời với cuống nhau còn trong bộ phận sinh dục nái.

+ Lấy khăn sạch và mềm để móc hết những chất nhầy trong mũi và

miệng ra, giúp lợn hô hấp dễ dàng, tiếp theo lau toàn thân rồi đến 4 chân.

+ Rắc bột mistral giữ ấm lên khắp thân lợn con.

+ Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.

Nếu lợn con bị ngạt phải làm hô hấp nhân tạo bằng cách: để lợn con nằm ngửa đưa hai chân trước của lợn lên xuống nhịp nhàng.

- Một số biểu hiện lợn đẻ khó:

+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.

+ Sau 2 – 3 giờ rặn đẻ mà thai không ra, thai ra nửa chừng không ra hết vì con to, thai ra 1 – 2 con, sau đó không ra tiếp được vì lợn mẹ yếu.

+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.

+ Lợn mẹ kiệt sức, thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nên kiệt sức.

- Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó:

+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi

gel bôi trơn.

+ Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.  Quy trình chăm sóc lợn con tại cơ sở

Ngày tuổi Ngày 1 Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 – 25

29

- Các thao tác mài nanh, cắt đuôi:

+ Chuẩn bị: máy mài nanh, kìm cắt đuôi, cồn sát trùng, thuốc kháng sinh. Lợn con sau khi đẻ khoảng nửa ngày hoặc một ngày thì được mài nanh, bấm đuôi và nhỏ amox – col.

+ Thao tác mài nanh, cắt đuôi: bắt lợn con kẹp vào đùi, mở miệng lợn con mài bằng phẳng từng bên một. Sau khi mài nanh túm hai chân sau dùng kìm bấm đuôi, bấm 2/3 đuôi phía ngoài (trước khi bấm cần cắm kìm 15 phút đạt 300°C). Sau đó sát trùng vị trí bấm bằng cồn.

- Lợn con 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm fe – dextran, liều 2ml/con và được nhỏ thuốc cầu trùng pig – cox, liều lượng 2ml/con.

- Chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh, ghế ngồi.

+ Thao tác: người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp và xoắn đứt dịch hoàn ra, bôi cồn vào vị trí thiến. Tiêm 0,5 ml co - amox chống viêm nhiễm.

- Tập ăn sớm lúc 4 – 6 ngày tuổi: Đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng ăn đặt vào ô chuồng để lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên. Trang trại sử dụng loại thức ăn hỗn hợp dạng viên 9014 (GF01) cho lợn con từ 7 ngày tuổi đến 15 kg của công ty GreenFeed. Đồng thời hàng ngày điều trị cho những lợn con mắc hội chứng tiêu chảy và các bệnh khác khi phát hiện.

- Cai sữa cho lợn con: Khi lợn con được 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con đối với những đàn có khối lượng từ 5,5 kg đến 7 kg, không mắc bệnh và có sức khoẻ tốt.

- Vệ sinh hàng ngày: Để ngăn ngừa, khống chế dịch bệnh cũng như tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi, trong thời gian thực tập và làm việc tại trại em đã tham gia các công tác vệ sinh theo đúng quy định của trại, cụ thể như sau:

+ Trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đi qua phòng sát trùng.

+ Dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè phân.

+ Lau bầu vú cho nái nuôi con, lau mông, lau sàn bằng nước sát trùng.

+ Vệ sinh máng ăn sạch sẽ (máng tập ăn, uống lợn con; máng ăn lợn nái), quét dọn lối đi.

+ Hàng ngày tiến hành xịt gầm sàn, rãnh thoát nước thải, phun thuốc sát trùng, quét vôi, quét mạng nhện trong chuồng.

+ Thu dọn, sắp xếp dụng cụ, quét lối đi giữa các chuồng sau khi kết thúc mỗi ngày làm việc.

Bảng 3.3. Lịch sát trùng chuồng trạiThứ Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật

31

- Phòng bệnh bằng vaccine

Bảng 3.4. Lịch tiêm vaccine cho lợnLoại Loại lợn Lợn con Lợn nái hậu bị Lợn nái sinh sản

32

Tuy nhiên, do vaccine không có hiệu quả 100% nên để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cho vật nuôi phải phòng bệnh bằng vaccine kết hợp với nuôi dưỡng tốt, tránh ký sinh trùng và có biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc với các con vật bị bệnh khác.

3.4.3.2. Chẩn đoán bệnh tại cơ sở

Trong thời gian thực tập tại trang trại, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của kỹ thuật và công nhân trong trại em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại.

Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục.

- Phương pháp thực hiện:

+ Thụt rửa 2 lần/ngày, 2 ngày liên tục bằng nước muối sinh lý. Sau đó, đặt kháng sinh (penicillin, streptomycin hoặc kết hợp cả hai) bằng cách: pha kháng sinh với nước đun sôi để nguội, tỷ lệ pha: 1 lọ/250ml nước.

+ Tiêm kháng sinh vetrimoxin L.A liều 1ml/10kg TT.

+ Tiêm oxytocin: 1,5 ml/con.

+ Dexamethazone: 1ml/10kg TT.  Bệnh viêm vú

- Triệu chứng: Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng,

ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5°C - 42°C. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Lợn con thiếu sữa kêu la, lợn con ỉa chảy, xù lông.

- Điều trị:

+ Dùng khăn nóng chườm lên bầu vú bị viêm kết hợp với xoa bóp bầu

33

+ Oxytoxin: 1,5ml/con.

+ Analgin – C: 1ml/10kg TT. Điều trị liên tục trong 3 – 5 ngày.

Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ

- Triệu chứng: Phân lỏng, có màu trắng hoặc vàng nhớt, phân dính đít, lợn gầy, ốm yếu.

- Điều trị: tiêm co – amox 1ml/10kg TT/lần/ngày, tiêm 3 ngày liên tục. Trường hợp nặng hơn tiêm enro fast 1ml/10 – 12kg TT.

Các công việc khác

- Mài nanh, cắt đuôi: Lợn con sau khi sinh được 12-24 giờ tiến hành mài nanh, cắt đuôi.

- Bổ sung sắt cho lợn con: Tiêm bắp cho lợn con 1 ngày tuổi, mỗi con 2ml fe – dextran.

- Phòng bệnh cầu trùng: Nhỏ thuốc phòng cầu trùng cho lợn con vào ngày tuổi thứ 3.

- Thiến lợn: Những con lợn đực sau khi đẻ được 5 ngày tiến hành thiến.

- Xuất bán lợn con: Lợn con thường được xuất vào buổi sáng sớm và chiều tối, xuất vào giờ mát mẻ. Sau đó tất cả lợn con đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyển ra khu vực xuất, ở đây lợn con được cân, ghi chép số lượng và đưa lên xe tải để vận chuyển đi.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại cù xuân thinh – phúc yên – vĩnh phúc (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w