Trong thời gian thực tập tại trại, qua theo dõi đàn lợn nái và lợn con theo mẹ cho thấy: lợn nái sau khi đẻ thường mắc bệnh viêm tử cung và viêm vú, lợn con thường mắc hội chứng tiêu chảy, kết quả theo dõi được trình bày ở bảng sau: Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn Loại lợn Lợn nái Lợn con Bảng 4.6 cho thấy:
+ Tổng số lợn nái em trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng là 99 con, trong đó, có 4 con mắc bệnh viêm tử cung sau khi đẻ chiếm 4,04% và 6 con bị viêm vú chiếm 6,06%. Số lợn nái mắc các bệnh trên do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng chưa tốt, quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để lấy thai ra ngoài không đúng kỹ thuật đã làm xây xát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Cách khắc phục: luôn giữ ô chuồng nuôi và cơ thể vật nuôi (nhất là vùng mông và bầu vú) luôn sạch sẽ nhằm hạn chế vi sinh vật có hại xâm nhập vào, khi can thiệp lợn đẻ khó phải sát trùng tay, móng tay phải được cắt gọn gàng tránh làm tổn thương niêm mạc đường sinh dục tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
+ Trong tổng số 1411 lợn con em trực tiếp chăm sóc có 297 con mắc hội chứng tiêu chảy chiếm 21,05%. Lợn con mắc bệnh tiêu chảy do khâu vệ sinh chuồng trại chưa tốt (để cho lợn con ăn phải phân của lợn mẹ, chuồng nuôi ẩm ướt, do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như: vi sinh vật có hại, nhiệt độ chuồng nuôi (lạnh quá hay nóng quá). Cách hạn chế lợn con bị tiêu chảy: cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con, đặc biệt trong những ngày thời tiết lạnh giá, bên cạnh đó, luôn giữ ô chuồng luôn sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng.