Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại cù xuân thinh – phúc yên – vĩnh phúc (Trang 30 - 33)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Theo Đặng Thanh Tùng (2011)[16], nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: thiếu về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh.

Biện pháp can thiệp bằng tay và thời gian đẻ dài là các yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng tới tình trạng viêm tử cung sau đẻ của lợn nái. Nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái là rất phổ biến. Các biện pháp kỹ thuật cần áp dụng nhằm hạn chế can thiệp bằng tay trong quá trình lợn đẻ và giảm thời gian lợn đẻ có thể sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh (Nguyễn Hoài Nam và cs., 2016)[9].

Viêm vú, viêm tử cung và mất sữa thường được gọi là MMA, là một hội chứng phức tạp ở lợn nái, xảy ra sau khi sinh trong thời gian ngắn từ 12 giờ đến 3 ngày. Bệnh gây ra do sự nhiễm trùng đường sinh dục. Lợn nái bị

22

hội chứng MMA làm tăng tỷ lệ chết ở lợn con và giảm trọng lượng của lợn con cai sữa.

Hội chứng MMA do nhiều loại vi khuẩn gây ra như: E. coli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus. Đây là những vi khuẩn cơ hội, có sẵn trong môi trường, khi chuồng trại bẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Thai lớn, chèn ép làm giảm nhu động ruột gây táo bón và gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, cổ tử cung mở làm mầm bệnh dễ tấn công. Cung cấp thức ăn không cân đối và không đủ nước uống, cho nái ăn nhiều chất đạm và khoáng nhưng ít chất xơ trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc nái quá mập cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh MMA.

Theo Nguyễn Huy Hoàng (1996)[7], điều trị viêm vú nên kết hợp với các biện pháp:

- Điều trị toàn thân: Tiêm bắp streptomycin 1ml/15kg thể trọng/ngày. Dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.

- Điều trị tại chỗ: Tiêm vào giữa hai gốc vú 100.000 UI penicillin cho một vú bằng kim tiêm nhỏ cho kết quả nhanh.

Theo Lê Văn Năm (1997)[10], thụt rửa tử cung bằng dung dịch nước muối 1 – 2% hay thuốc tím KMnO4 0,05% (các loại thuốc hòa tan trong nước ấm 45 – 500C) sau khi thụt rửa có thể dùng một số cách sau:

- Tiêm bắp canxifort liều 10 ml/ngày/2 lần/ngày.

- Bơm vào tử cung 1 triệu UI penicillin hòa tan với 50ml nước cất, ngày một lần cho kết quả tốt.

Lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ đều gặp ở tất cả các lứa đẻ khác nhau. Trong đó, lợn đẻ từ lứa 6 trở đi có tỷ lệ viêm tử cung cao nhất, lợn nái đẻ từ lứa 2 đến lứa 4 tỷ lệ viêm tử cung là thấp nhất. Điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản cho kết quả điều trị cao khi dùng thuốc vetrimoxin – LA kết hợp với oxytoxin (Tô Thị Phượng, Khương Văn Nam, 2014)[14].

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Theo W Pendl và cs. (2017)[18], hội chứng MMA là bệnh phổ biến nhất của lợn nái sau khi đẻ, nhiều nguyên nhân được tìm thấy trong các lĩnh vực quản lý và vệ sinh, thức ăn, nước uống và các nguyên nhân từ vật nuôi như tình trạng cơ thể, tuổi của lợn nái.

Theo Smith và cs. (1995)[17] chữa bệnh viêm tử cung bằng cách: sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao. streptomycin 0,25g, penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40ml + vitamine C.

Dixensivi Ridep (1997)[2], dùng rivanol 1% để thụt rửa tử cung đạt kết quả cao và không ảnh hưởng tới gia súc.

24

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại Cù Xuân Thinh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại cù xuân thinh – phúc yên – vĩnh phúc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w