Kết quả phối giống cho đàn lợn tháng 12/2021

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại cù xuân thinh – phúc yên – vĩnh phúc (Trang 52)

Cách nhận biết lợn nái chửa: nái có thai thường xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi, thành bụng. Tuyến vú phát triển to lên, bè ra. Lợn yên tĩnh ăn

41

uống tốt và ngủ ngon, bụng phát triển to lên. Lợn không có biểu hiện động dục sau 21 ngày kể từ lúc phối.

4.3. Công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn

4.3.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn

Trong thời gian thực tập tại trại, qua theo dõi đàn lợn nái và lợn con theo mẹ cho thấy: lợn nái sau khi đẻ thường mắc bệnh viêm tử cung và viêm vú, lợn con thường mắc hội chứng tiêu chảy, kết quả theo dõi được trình bày ở bảng sau: Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn Loại lợn Lợn nái Lợn con Bảng 4.6 cho thấy:

+ Tổng số lợn nái em trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng là 99 con, trong đó, có 4 con mắc bệnh viêm tử cung sau khi đẻ chiếm 4,04% và 6 con bị viêm vú chiếm 6,06%. Số lợn nái mắc các bệnh trên do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng chưa tốt, quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để lấy thai ra ngoài không đúng kỹ thuật đã làm xây xát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Cách khắc phục: luôn giữ ô chuồng nuôi và cơ thể vật nuôi (nhất là vùng mông và bầu vú) luôn sạch sẽ nhằm hạn chế vi sinh vật có hại xâm nhập vào, khi can thiệp lợn đẻ khó phải sát trùng tay, móng tay phải được cắt gọn gàng tránh làm tổn thương niêm mạc đường sinh dục tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

+ Trong tổng số 1411 lợn con em trực tiếp chăm sóc có 297 con mắc hội chứng tiêu chảy chiếm 21,05%. Lợn con mắc bệnh tiêu chảy do khâu vệ sinh chuồng trại chưa tốt (để cho lợn con ăn phải phân của lợn mẹ, chuồng nuôi ẩm ướt, do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như: vi sinh vật có hại, nhiệt độ chuồng nuôi (lạnh quá hay nóng quá). Cách hạn chế lợn con bị tiêu chảy: cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con, đặc biệt trong những ngày thời tiết lạnh giá, bên cạnh đó, luôn giữ ô chuồng luôn sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng.

4.3.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn tại trang trại

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợnTên Tên bệnh Viêm tử cung Viêm vú Hội chứng tiêu chảy

Kết quả bảng 4.7 cho biết:

+ Tỷ lệ điều trị bệnh viêm tử cung và viêm vú là 100% do phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh còn kết

43

hợp với phương pháp thụt rửa đối với bệnh viêm tử cung (bằng nước muối sinh lý kết hợp với đặt thuốc kháng sinh), phương pháp chườm khăn nóng và xoa bóp bầu vú đối với bệnh viêm vú (chườm khăn nóng và xoa bóp trong 30 phút/lần, ngày 2 lần) làm tăng khả năng điều trị lợn khỏi bệnh nhanh chóng, tiết kiệm thời gian điều trị bệnh cho lợn.

+ Do phát hiện và điều trị kịp thời kết hợp việc vệ sinh ô chuồng bằng thuốc sát trùng nên tỷ lệ khỏi hội chứng tiêu chảy ở lợn con rất cao đạt

97,31%. Những con không khỏi do sức đề kháng yếu nên không chịu được nồng độ thuốc dẫn đến chết. Trong đàn lợn con, khi tỷ lệ lợn tiêu chảy chiếm một nửa số con trong đàn, nên cắt cám ô chuồng đó tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại trong đường ruột phát triển làm cho bệnh diễn biến phức tạp và khó điều trị hơn.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trang trại Cù Xuân Thinh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc, em có một số kết luận như sau:

- Quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng tăng lên qua các năm, nhất là các tháng cuối năm 2020.

- Công tác vệ sinh đạt tiêu chuẩn 5S (sẵn sàng, săn sóc, sắp xếp, sàng lọc, sạch sẽ). Trong chuồng nuôi hằng ngày luôn được vệ sinh sạch sẽ và rắc vôi tiêu độc khử trùng.

- Công tác phòng bệnh: trước khi vào khu vực chăn nuôi đều phải tắm sát trùng và có đồ lao động (quần áo, ủng, găng tay, khẩu trang), trước khi vào chuồng phải đi qua hố sát trùng ở trước cửa mỗi chuồng nuôi.

- Hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị của trại khá tốt:

+ Số lợn nái đẻ phải can thiệp bằng thủ thuật chiếm tỷ lệ thấp (5,05%).

+ Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn đạt hiệu quả cao: đạt tỷ lệ 100% đối với bệnh viêm tử cung và viêm vú, 97,31% đối với hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ.

- Ngoài ra, em còn thực hiện một số thao tác trên đàn lợn như: đỡ đẻ, mài nanh, cắt đuôi, tiêm chế phẩm, thiến, phối giống,…đạt kết quả 100%.

5.2. Đề nghị

Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản ở lợn. Công tác vệ sinh thú y cần được nâng cao hơn nữa, đặc biệt trong việc vệ sinh chuồng trại và chăm sóc cho lợn mẹ và lợn con.

Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trang trại để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1.Trần Thị Dân (2004). Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. Nxb Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

2. Dixensivi Ridep (1997). Điều trị bệnh sản khoa. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

3.Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài, (2002). Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

4.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh, (2002).

Giáo trình sinh sản gia súc. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

5.Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn

Kháng, (1999). Bệnh ở lợn nái và lợn con. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, p. 299 - 300.

6.Nguyễn Mạnh Hà, Đào Đức Thà, Nguyễn Đức Hùng, (2012). Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi. Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, p.56 – p.58.

7.Nguyễn Huy Hoàng (1996). Tự trị bệnh cho heo. Nxb Tổng hợp Đồng Tháp.

8. Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn

Công, (2017). Giáo trình thú y. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

9.Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016). “ Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”. Tạp chí khoa học Nông Nghiệp Việt Nam,14(2), p.720-726.

10. Lê Văn Năm (1997). Phòng và trị bệnh ở lợn. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

11. Lê Văn Năm (2009). Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

46

13. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thi Hảo, (2004). Giáo trình chăn nuôi lợn. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, p.149, p.168, p.170,p.182.

14. Tô Thị Phượng, Khương Văn Nam (2014). “Tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản và thử nghiệm điều trị tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa”. Tạp chí khoa học – trường Đại học Hồng Đức,21.

15.Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ

(2016). Giáo trình bệnh sinh sản gia súc. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

16. Đặng Thanh Tùng (2011). Phòng và trị bệnh viêm tử cung trên heo nái. Chi cục thú y An Giang.

II. Tài liệu nước ngoài

17. Smith B.B, Martineau. G, Bisaillon. A. (1995). “Mammary gland and lactaion

problems”. In disease of swine, 7th edition. Iowa state university press, pp. 40 – 57.

18. W Pendl, B Jenny, PR Torgerson, P Spring, D Kümmerlen, X Sidler, (2017).

“Effect of herd health management on the prevalence of Postpartum Dysgalaktie Syndrome (PPDS) and the treatment incidence”. Schweiz Arch Tierheilkd, 159(2), p.109-116.

III. Tài liệu Internet

19. Nguyễn Thị Út (2018). Kỹ thuật chọn thời điểm phối giống thích

hợp cho lợn nái. Available at: http://laocai.tnu.edu.vn/index.php/vi/cac-

don-vi/khoa- n%C3%B4ng-l%C3%A2m/tin-t%E1%BB%A9c/1068-k

%E1%BB%B9- thu%E1%BA%ADt-ch%E1%BB%8Dn-th%E1%BB

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN CHUYÊN ĐỀ

Hình 1: Tắm lợn bầu Hình 2: Thiến lợn con

Hình 3: Phối giống lợn Hình 4: Lợn bị

viêm tử cung

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại cù xuân thinh – phúc yên – vĩnh phúc (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w