Loại lợn Lợn con Lợn nái hậu bị Lợn nái sinh sản
32
Tuy nhiên, do vaccine không có hiệu quả 100% nên để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cho vật nuôi phải phòng bệnh bằng vaccine kết hợp với nuôi dưỡng tốt, tránh ký sinh trùng và có biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc với các con vật bị bệnh khác.
3.4.3.2. Chẩn đoán bệnh tại cơ sở
Trong thời gian thực tập tại trang trại, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của kỹ thuật và công nhân trong trại em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại.
Bệnh viêm tử cung
- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục.
- Phương pháp thực hiện:
+ Thụt rửa 2 lần/ngày, 2 ngày liên tục bằng nước muối sinh lý. Sau đó, đặt kháng sinh (penicillin, streptomycin hoặc kết hợp cả hai) bằng cách: pha kháng sinh với nước đun sôi để nguội, tỷ lệ pha: 1 lọ/250ml nước.
+ Tiêm kháng sinh vetrimoxin L.A liều 1ml/10kg TT.
+ Tiêm oxytocin: 1,5 ml/con.
+ Dexamethazone: 1ml/10kg TT. Bệnh viêm vú
- Triệu chứng: Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng,
ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5°C - 42°C. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Lợn con thiếu sữa kêu la, lợn con ỉa chảy, xù lông.
- Điều trị:
+ Dùng khăn nóng chườm lên bầu vú bị viêm kết hợp với xoa bóp bầu
33
+ Oxytoxin: 1,5ml/con.
+ Analgin – C: 1ml/10kg TT. Điều trị liên tục trong 3 – 5 ngày.
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ
- Triệu chứng: Phân lỏng, có màu trắng hoặc vàng nhớt, phân dính đít, lợn gầy, ốm yếu.
- Điều trị: tiêm co – amox 1ml/10kg TT/lần/ngày, tiêm 3 ngày liên tục. Trường hợp nặng hơn tiêm enro fast 1ml/10 – 12kg TT.
Các công việc khác
- Mài nanh, cắt đuôi: Lợn con sau khi sinh được 12-24 giờ tiến hành mài nanh, cắt đuôi.
- Bổ sung sắt cho lợn con: Tiêm bắp cho lợn con 1 ngày tuổi, mỗi con 2ml fe – dextran.
- Phòng bệnh cầu trùng: Nhỏ thuốc phòng cầu trùng cho lợn con vào ngày tuổi thứ 3.
- Thiến lợn: Những con lợn đực sau khi đẻ được 5 ngày tiến hành thiến.
- Xuất bán lợn con: Lợn con thường được xuất vào buổi sáng sớm và chiều tối, xuất vào giờ mát mẻ. Sau đó tất cả lợn con đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyển ra khu vực xuất, ở đây lợn con được cân, ghi chép số lượng và đưa lên xe tải để vận chuyển đi.
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu-Các công thức tính -Các công thức tính + Tỷ lệ mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 + Tỷ lệ khỏi bệnh: Tỷ lệ lợn khỏi (%) = x 100
+ Tỷ lệ lợn con đượcthực hiện thao tác kỹ thuật:
35
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại lợn Cù Xuân Thinh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn qua các năm Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn qua các năm
STT 1 2 3 4 Tổng (Nguồn: Chủ trại)
Từ năm 2018 đến năm 2020, số lượng các loại lợn của trang trại có nhiều biến động, cụ thể như sau:
- Cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, do ảnh hưởng của dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nên số lượng nái hậu bị nhập vào trang trại giảm đi rõ rệt.
- Năm 2020, trang trại mở rộng quy mô chăn nuôi nên số lượng lợn hậu bị tăng lên nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và phải loại thải.
- Theo sự tăng lên về số lượng lợn nái sinh sản thì số lượng lợn con cũng tăng theo qua các năm.
Cơ cấu của trang trại chủ yếu là lợn con và lợn nái sinh sản nên số lượng lợn con là cao nhất, tiếp đến là lợn nái sinh sản. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con lợn nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ qua các số liệu liên quan: số tai, ngày phối
giống, ngày đẻ dự kiến, tình trạng đẻ,… được ghi trên thẻ nái gắn tại ô chuồng nuôi.
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trang trại lợn con theo mẹ tại trang trại
4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng
Sau 4 tháng trực tiếp làm việc tại chuồng đẻ tại trang trại em đã đạt kết quả:
Bảng 4.2. Số lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng
Từ kết quả bảng 4.2, số lợn nái đẻ và lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng qua 4 tháng làm việc tại chuồng đẻ: 99 lợn nái và 1411 lợn con. Từ việc chăm sóc lợn hàng ngày em đã học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản:
- Luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, gọn gàng.
- Cách cho ăn: cho ăn đúng bữa và ăn theo khẩu phần ăn trên bảng cám đã được chỉnh sửa liên tục theo ngày.
- Nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ: trước đẻ 3 ngày lượng thức ăn sẽ giảm dần 0,5kg/con/ngày, sau đẻ lượng thức ăn tăng dần từ 0,5 – 1kg/con/ngày tùy thuộc vào thể trạng lợn nái, tình trạng sức khỏe,…
- Đối với lợn con: khi mài nanh, bấm đuôi cần sát trùng dụng cụ, tránh làm lợn bị tổn thương. Khi tiến hành bắt lợn để tiêm cần nhẹ nhàng, không
37
đuổi bắt. Nên tập ăn sớm từ 4 – 5 ngày tuổi, thức ăn tập ăn sẽ kích thích hệ tiêu hóa lợn con sớm phát triển, đảm bảo cung cấp nước sạch để tránh lợn con bị tiêu chảy, không để thức ăn tồn lâu trong máng.
4.2.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng
Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái
Tháng 8 9 10 20/11/2020 Tổng
Kết quả bảng 4.3 cho thấy, số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là 5,05%, số lợn nái đẻ thường đạt tỷ lệ 94,95%. Số lợn nái đẻ khó do lợn nái ít vận động, thai quá to, chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, sức rặn của nái yếu. Một số biểu hiện đẻ khó: lợn nái đã vỡ nước ối mà không có biểu hiện rặn đẻ, hoặc khi đẻ được 1 – 2 con sau 30 phút – 1 giờ mà lợn mẹ không đẻ nữa nhưng lợn vẫn rặn liên tục thì nhanh chóng sát trùng tay, bôi gel bôi trơn rồi tiến hành đưa tay vào tử cung để đưa lợn con ra ngoài. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi lợn đẻ xong và ra hết nhau thai nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời khi nái đẻ khó.
4.2.3. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn conSTT STT 1 2 3 4 5 6
Kết quả bảng 4.4 cho thấy:
- Trực và đỡ đẻ cho lợn: trước khi đỡ đẻ cần chuẩn bị khăn lau, bột lăn,
ổ úm lợn con, thuốc, xilanh và nước sát trùng phòng trường hợp lợn đẻ khó. Khi lợn con đẻ ra dùng khăn lấy nhớt ở miệng, mũi, toàn thân, sau đó nhúng dây rốn và xung quanh gốc rốn bằng dung dịch sát khuẩn povidone iodine 10% để tránh nhiễm trùng rốn. Cho lợn con vào ổ úm và cho lợn con bú sữa đầu sớm nhất có thể. Trong 4 tháng làm việc tại chuồng đẻ, số lợn con em trực tiếp đỡ đẻ là 409 con chiếm 28,99%.
Sau khi lợn nái đẻ xong tiêm oxytocine 1,5ml/con nhằm làm cho tử cung co bóp đẩy hết dịch ra ngoài, tiêm kháng sinh vetrimoxin L.A 1ml/10kg TT/con/ngày nhằm phòng bệnh viêm tử cung.
- Chăm sóc lợn con: lợn con được 1 ngày tuổi tiến hành mài nanh, cắt đuôi để tránh hiện tượng cắn nhau hoặc tạo vết thương trên bầu vú con mẹ. Lợn con 3 ngày tuổi tiêm sắt và cho uống cầu trùng để phòng thiếu sắt và bệnh ỉa chảy do cầu trùng gây ra. Khi được 4 – 5 ngày tuổi, bắt đầu cho lợn tập ăn bằng thức ăn dành cho lợn con, lúc đầu cho một ít thức ăn vào máng
39
chuyên dụng của lợn con để lợn quen dần với mùi cám, sau đó tăng dần lượng cám trong máng khi đàn lợn ăn hết lượng cám trước đó. Thay máng lợn con ít nhất 2 lần/ngày tránh lợn con bị tiêu chảy do ăn phải cám không đảm bảo (cám bị ẩm ướt, cám dính phân,…). Lợn con được 5 – 7 ngày tuổi tiến hành thiến những con lợn đực trong đàn nhằm tránh chúng phá phách, chạy nhảy và mau tăng trọng lượng. Em thực hiện thiến 228 con chiếm 38,51%.
4.2.4. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản
Trong hơn 5 tháng thực tập tại trang trại, tháng 12/2020 em được phân công làm việc tại chuồng bầu của trại. Các công việc em đã thực hiện như sau:
- Công tác vệ sinh: bao gồm vệ sinh chuồng nuôi (xịt gầm, quét hành lang lối đi, làm vôi, rửa máng) và tắm chải cho lợn nái, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, cuối buổi chiều chở phân ra khu xử lý phân.
- Xác định thời điểm phối giống lợn nái: với lợn nái tơ cho phối giống ngay khi chịu đực và phối lặp lại sau khi phối giống lần đầu 12 giờ, với lợn nái đã sinh sản sau khi chịu đực 12 giờ cho phối giống lần thứ nhất và sau 12 giờ tiếp theo cho phối giống lặp lại lần hai. Nên phối giống hai lần nếu là thụ tinh nhân tạo (lúc sáng sớm và chiều mát), một lần nếu là phối trực tiếp (vào buổi sáng).
+ Biểu hiện lợn nái chịu đực: khi sờ tay lên lợn nái thì lợn đứng yên, đuôi cong lên, hai chân choãi rộng ra, lưng võng xuống, âm hộ chuyển màu sẫm hoặc màu mận chín, chảy dịch nhờn. Khi ở gần lợn đực thì đứng im cho phối. Thời gian này kéo dài khoảng 2 ngày, phối giống ở giai đoạn này thì tỷ lệ thụ thai cao.
- Các bước thụ tinh nhân tạo:
+ Chuẩn bị: khăn sạch, găng tay, giấy ăn, nước sạch, gel bôi trơn, ống dẫn tinh quản, liều tinh, kéo.
+ Phương pháp dẫn tinh:
Bước 1: Cho lợn nái vào ô chuồng phối, cho lợn đực vào ô chuồng bên cạnh. Vệ sinh sạch sẽ âm hộ và xung quanh vùng mông, lau khô bằng vải mềm, lau khô lần hai bằng giấy ăn. Đồng thời nâng dần nhiệt độ liều tinh lên 36 – 370C.
Bước 2: Bôi gel bôi trơn vào đầu ống dẫn tinh quản và âm hộ con cái cho trơn. Đưa ống dẫn vào cổ tử cung, lúc đầu ống dẫn tinh chếch 450 sau đó song song với cơ thể, khi đưa vào đồng thời xoay nhẹ ống dẫn tinh theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Lúc rút ra thuận chiều kim đồng hồ.
Khi đã đưa ống dẫn tinh vào cổ tử cung ta cắm liều tinh vào ống dẫn tinh rồi hướng lên trên để tinh dễ chảy vào tử cung. Sau khi đã hết tinh trong lọ, cần để nguyên ống dẫn tinh quản trong đường sinh dục của con cái từ 5 – 10 phút, đồng thời dùng tay xoa nhẹ 2 mông hoặc dưới bụng để kích thích sự co bóp của cổ tử cung nhằm hạn chế chảy ngược.
- Lưu ý khi phối tinh: liều tinh phải cầm nhẹ nhàng, không sóc lắc. Khi vận chuyển phải tránh ánh sáng. Khi dẫn tinh, nếu tinh chảy ra ngoài thì dừng lại đợi cổ tử cung co bớt rồi mới tiếp tục.
Bước 3: Sau khi phối xong cần vệ sinh sạch sẽ: giặt khăn, bỏ ống dẫn tinh và liều tinh đã dùng vào túi rác, cất dụng cụ dùng cho quá trình phối.
Bảng 4.5. Kết quả phối giống cho đàn lợn tháng 12/2021
Cách nhận biết lợn nái chửa: nái có thai thường xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi, thành bụng. Tuyến vú phát triển to lên, bè ra. Lợn yên tĩnh ăn
41
uống tốt và ngủ ngon, bụng phát triển to lên. Lợn không có biểu hiện động dục sau 21 ngày kể từ lúc phối.
4.3. Công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn
4.3.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn
Trong thời gian thực tập tại trại, qua theo dõi đàn lợn nái và lợn con theo mẹ cho thấy: lợn nái sau khi đẻ thường mắc bệnh viêm tử cung và viêm vú, lợn con thường mắc hội chứng tiêu chảy, kết quả theo dõi được trình bày ở bảng sau: Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn Loại lợn Lợn nái Lợn con Bảng 4.6 cho thấy:
+ Tổng số lợn nái em trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng là 99 con, trong đó, có 4 con mắc bệnh viêm tử cung sau khi đẻ chiếm 4,04% và 6 con bị viêm vú chiếm 6,06%. Số lợn nái mắc các bệnh trên do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng chưa tốt, quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để lấy thai ra ngoài không đúng kỹ thuật đã làm xây xát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Cách khắc phục: luôn giữ ô chuồng nuôi và cơ thể vật nuôi (nhất là vùng mông và bầu vú) luôn sạch sẽ nhằm hạn chế vi sinh vật có hại xâm nhập vào, khi can thiệp lợn đẻ khó phải sát trùng tay, móng tay phải được cắt gọn gàng tránh làm tổn thương niêm mạc đường sinh dục tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
+ Trong tổng số 1411 lợn con em trực tiếp chăm sóc có 297 con mắc hội chứng tiêu chảy chiếm 21,05%. Lợn con mắc bệnh tiêu chảy do khâu vệ sinh chuồng trại chưa tốt (để cho lợn con ăn phải phân của lợn mẹ, chuồng nuôi ẩm ướt, do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như: vi sinh vật có hại, nhiệt độ chuồng nuôi (lạnh quá hay nóng quá). Cách hạn chế lợn con bị tiêu chảy: cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con, đặc biệt trong những ngày thời tiết lạnh giá, bên cạnh đó, luôn giữ ô chuồng luôn sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng.
4.3.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn tại trang trại
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợnTên Tên bệnh Viêm tử cung Viêm vú Hội chứng tiêu chảy
Kết quả bảng 4.7 cho biết:
+ Tỷ lệ điều trị bệnh viêm tử cung và viêm vú là 100% do phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh còn kết
43
hợp với phương pháp thụt rửa đối với bệnh viêm tử cung (bằng nước muối sinh lý kết hợp với đặt thuốc kháng sinh), phương pháp chườm khăn nóng và xoa bóp bầu vú đối với bệnh viêm vú (chườm khăn nóng và xoa bóp trong 30 phút/lần, ngày 2 lần) làm tăng khả năng điều trị lợn khỏi bệnh nhanh chóng, tiết kiệm thời gian điều trị bệnh cho lợn.
+ Do phát hiện và điều trị kịp thời kết hợp việc vệ sinh ô chuồng bằng thuốc sát trùng nên tỷ lệ khỏi hội chứng tiêu chảy ở lợn con rất cao đạt
97,31%. Những con không khỏi do sức đề kháng yếu nên không chịu được nồng độ thuốc dẫn đến chết. Trong đàn lợn con, khi tỷ lệ lợn tiêu chảy chiếm một nửa số con trong đàn, nên cắt cám ô chuồng đó tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại trong đường ruột phát triển làm cho bệnh diễn biến phức tạp và khó điều trị hơn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trang trại Cù Xuân Thinh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc, em có một số kết luận như sau: