.1 – Vị trí của các vệ tinh SPOT trên quỹ đạo

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao độ chính xác bình đồ ảnh vệ tinh phục vụ công tác hiện chỉnh bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình (Trang 40 - 42)

Vệ tinh SPOT bay ở độ cao 832km, quỹ đạo đồng bộ mặt trời với chu kỳ 101,4 phút ; góc nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo là 98,7o ; thời điểm bay qua xích đạo là 10h30’ sáng và chu kỳ lặp 26 ngày. Hiện nay, hệ thống vệ tinh SPOT đã gần như có thể chụp ảnh hàng ngày đối với bất kỳ khu vực nào trên Trái đất.

Vệ tinh SPOT có khả năng chụp nghiêng, nên có thể chụp lặp lại bất kỳ vị trí nào trên mặt đất trong vòng không quá 5 ngày ở vùng xích đạo và không quá 3 ngày đối với vùng vĩ độ trên 45. Khả năng này của vệ tinh SPOT còn cho phép tạo ra cặp ảnh lập thể từ hai ảnh chụp vào hai thời điểm với góc chụp nghiêng khác nhau.

Các thế hệ vệ tinh SPOT1, 2, 3 có bộ cảm HRV với kênh toàn sắc độ phân giải 10m; ba kênh đa phổ có độ phân giải 20m. Mỗi cảnh có độ phủ mặt đất là 60x 60km. Các kênh toàn sắc và kênh đa phổ của vệ tinh SPOT1, 2, 3 có thiết bị thu CCD nằm ở mặt phẳng tiêu cự, thu nhận ảnh trong cùng thời gian.

Vệ tinh SPOT4 với kênh toàn sắc có độ phân giải 10m; ba kênh đa phổ của HRVIR có độ phân giải 20m và kênh thực vật độ phân giải 1km. Đối với vệ tinh SPOT4 đường quét đơn phổ được đưa ra bởi đầu phân tích sóng B2. Đặc tính này cho phép tạo ra sản phẩm kết hợp gồm các kênh đa phổ XS với độ phân giải 10m.

Vệ tinh SPOT5 phóng lên quỹ đạo ngày 3 tháng 5 năm 2002. Trên vệ tinh SPOT5 trang bị một cặp đầu thu HRG và đầu thu HRS. Vệ tinh SPOT5 với kỹ thuật xử lý ảnh đặc biệt có thể nhận đuợc ảnh có độ phân giải 2.5m; dải chụp phủ mặt đất từ 60km đến 80km. Đây chính là một ưu điểm lớn của vệ tinh SPOT5.

Ảnh SPOT có 2 loại:

- Đa phổ (Multispectral): độ phân giải 20m (SPOT1, 2, 3, 4); độ phân giải 10m (SPOT5).

- Toàn sắc (Panchromatic): độ phân giải 10m (SPOT1, 2, 3, 4); 2.5m (SuperMode) và 5m (SPOT5).

Ảnh SPOT được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực sử dụng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đo vẽ bản đồ và theo dõi biến động môi trường như cháy rừng, xói mòn, phát triển đô thị v.v... ảnh SPOT5 có độ phân giải cao, đặc biệt ảnh độ phân giải 2.5m có nhiều ứng dụng như thành lập bản đồ tỷ lệ lớn, quy hoạch đô thị, quản lý điều hành sân bay, bến cảng, quản lý hiểm họa và thiên tai.

2.4.2Ảnh QUICKBIRD

Vệ tinh QUICKBIRD được phóng ngày 18 tháng 10 năm 2001 tại California. Vệ tinh được định vị ở độ cao quĩ đạo là 450km với góc nghiêng quĩ đạo là 97,20

với quỹ đạo đồng bộ mặt trời.

Vệ tinh QUICKBIRD của Công ty Digital Globe cung cấp dải quét rộng, là một trong những vệ tinh có khả năng lưu trữ trong lớn và tạo ảnh có độ phân giải cao so với các loại vệ tinh khác. Vệ tinh QUICKBIRD có khả năng thu nhận trên 75 triệu km2 dữ liệu ảnh mỗi năm (lớn hơn 3 lần diện tích vùng Bắc Mỹ), cho phép Công ty Digital Globe có thể chụp và cập nhật các dữ liệu lưu trữ của Công ty một cách liên tục. Vệ tinh QUICKBIRD đã và đang nhanh chóng trở thành một trong những lựa chọn tốt cho việc sử dụng ảnh vệ tinh phân giải cao cho mục đích thành lập bản đồ.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao độ chính xác bình đồ ảnh vệ tinh phục vụ công tác hiện chỉnh bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình (Trang 40 - 42)