Chính xác khống chế ảnh

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao độ chính xác bình đồ ảnh vệ tinh phục vụ công tác hiện chỉnh bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình (Trang 63 - 64)

Để nắn ảnh vệ tinh cần phải đo các điểm khống chế ảnh. Điểm khống chế ảnh là điểm có thể nhận biết rõ ràng trên ảnh đồng thời có mặt trên thực địa hoặc bản đồ tỷ lệ lớn, dựa vào đó mà người ta có thể xác định được tọa độ và độ cao của nó bằng các thiết bị đo đạc như GPS hoặc từ bản đồ tỷ lệ lớn.

Thực tiễn nắn chỉnh hình học ảnh số nói chung cho thấy sai số tồn tại tại điểm khống chế ảnh sau bình sai thường nằm trong khoảng 0.3 – 0.5 pixel. Như vậy có thể thấy rằng độ chính xác đo đạc để xác định vị trí tọa độ của điểm khống chế ảnh trên thực địa không được lớn hơn 0.3 – 0.5 độ phân giải mặt đất của ảnh số. Ví dụ với ảnh vệ tinh QUICK BIRD độ phân giải 0.62m cần đo đạc điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp với độ chính xác không vượt quá 0.2 -0.3m. Tương tự, với ảnh SPOT5 độ phân giải mặt đặt 2.5m cần đo đạc điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp với độ chính xác không vượt quá 0.8 – 1.2m về mặt phẳng.

Về độ cao, khoảng cao đều đường bình độ trên bản đồ tỷ lệ 1:10000 là 2.5m ở đồng bằng và 5m ở vùng đồi, núi. Độ chính xác độ cao của khống chế ảnh cần đo đạc với độ chính xác không lớn hơn 0.3 khoảng cao đều đường bình độ ở vùng bằng phẳng và 0.5m ở vùng đồi núi. Tức là cần đo đạc điểm KCA với độ chính xác độ cao là 0.5m ở vùng đồng bằng và không lớn hơn 2m ở vùng đồi, núi.

Với các tiêu chí như trên cần lựa chọn các loại máy đo đạc, máy GPS để đảm bảo độ chính xác cần thiết của điểm khống chế ảnh.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao độ chính xác bình đồ ảnh vệ tinh phục vụ công tác hiện chỉnh bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)