Qua kết quả thực nghiệm, trên mô hình sai số về mặt phẳng 5.4m và sai số về độ cao 4.2m. Sai số TPTB vị trí điểm sau khi nắn ảnh có độ chính xác Mxy 4.02m ( 1.6 pixel). Khi tăng dày khống chế ảnh đơn trên khu vực thi công địa hình tương đối bằng phẳng không phức tạp trong trường hợp không có điều kiện phân bố đều các điểm KCA, bị khuyết góc như 2 trường hợp trên thì chỉ đảm bảo độ
chính xác cho thành lập bình đồ ảnh tỷ lệ 1: 25 000 và nhỏ hơn. Từ đó các điểm KCA cần thiết kế bố trí rải đều trên ảnh, tốt nhất chia thành các hàng sát các biên của tấm ảnh.
3.3.3.3 Thực nghiệm nắn ảnh SPOT5 Pan theo khối ảnh có góc nghiêng chụp ảnh lớn với số lượng điểm khác nhau lớn với số lượng điểm khác nhau
Ưu điểm của phương pháp bình sai khối ảnh là các cảnh ảnh được liên kết với nhau qua các điểm KC, điểm đo nối sẽ có độ chính xác vị trí điểm tương đối đồng đều, người sử dụng có thể kiểm soát được độ chính xác của toàn khối ảnh và khi thi công theo khối ảnh cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc nắn từng cảnh ảnh đơn. Số lượng điểm KC sử dụng trong phương án 1 là 36 điểm (9 điểm/1 cảnh), trong phương án 2 là 32 điểm (8 điểm/1 cảnh), sai số vị trí điểm của 2 phương án tương đương nhau ( 3,8m); với phương án 3 là 18 điểm (4.5 điểm/1 cảnh) có độ chênh sai số vị trí điểm so với 2 phương án trên khá lớn (Mxy =
4.27m) trên khu vực thực nghiệm tương đối bằng phẳng nên khi sử dụng phương án 3 cho vùng có địa hình có chênh cao lớn thì ảnh nắn sẽ không đạt được độ chính xác cần thiết hơn phương án 1 và 2. Để thỏa mãn yêu cầu về kinh tế thì số lượng điểm KC cần cho 1 cảnh trong khối ảnh tối thiểu 8 điểm là phù hợp nhất.
36 điểm KC 32 điểm KC 18 điểm KC