Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số BIỆN PHÁP GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp (Trang 56 - 60)

Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.2. Thực nghiệm sư phạm

3.2.3. Nội dung thực nghiệm

Trên cơ sở đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, lựa chọn thực nghiệm sƣ phạm 2 biện pháp:

* Sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL để thực hiện mục tiêu giáo dục KNS đã được tích hợp.

Nội dung đƣợc lựa chọn trong thực nghiệm biện pháp này là thiết kế kịch bản, tổ chức hoạt động “sân chơi trí tuệ” cho học sinh.

Nâng cao nhận thức về vai trò, mục đích của việc tổ chức sân chơi trí tuệ cho các đối tƣợng giáo viên bộ môn, phụ huynh và học sinh. Đa số giáo viên bộ môn rất ngại tổ chức các hoạt động ngoại khoá, vì vậy qua tổ chuyên môn chúng tôi vừa giao trách nhiệm nhiệm vụ, vừa động viên và khẳng định hoạt động này nhằm giúp học sinh ôn lại, nâng cao một phần kiến thức đã học. Đối với một số phụ huynh, họ không muốn cho con tham gia sợ ảnh hƣởng tới việc học, với các phụ huynh này chúng tôi chủ yếu giải thích để họ thấy tác dụng tích cực của hoạt động, không những không ảnh hƣởng tới chất lƣợng học tập của học sinh mà còn giúp các em trƣởng thành hơn, Mặt khác chúng tôi đề nghị Giáo viên chủ nhiệm tích cực tuyên truyền các em chƣa thích hoặc còn phân vân sẵn sàng tham gia hoạt động.

Xây dựng quy trình hoạt động: Dựa vào hình thức chƣơng trình đƣờng lên đỉnh Olympia của VTV3 chúng tôi đã tiến hành xây dựng quy trình các sân chơi trí tuệ phù hợp đặc điểm của trƣờng, quy trình sân chơi nhƣ sau:

Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh ôn lại, nâng cao một phần kiến thức đã học; Có

phản xạ nhanh trƣớc các câu hỏi; Biết ứng xử trong những tình huống của cuộc sống, rèn luyện kỹ năng nói trƣớc đám đông.

Nội dung hoạt động

- Tổ chức một sân chơi trí tuệ tập hợp kiến thức nhiều môn học. - Đƣa ra một số tình huống để học sinh ứng xử.

Công tác chuẩn bị

- Xây dựng thể lệ cuộc thi, các nội dung và yêu cầu của cuộc thi sau đó phổ biến cho học sinh chuẩn bị.

+ Có 4 đội chơi/ 1 sân chơi. + Cuộc thi gồm 5 phần:

Tự giới thiệu: Các đội chơi lần lƣợt tự giới thiệu về đội của mình (Tên đội, mục đích của đội khi tham gia cuộc chơi...). Điểm tối đa cho phần thi này là 20 điểm.

Khởi động: Mỗi đội sẽ lựa chọn 1 hình ảnh để trả lời. Mỗi câu hỏi đƣợc suy nghĩ 10 giây riêng câu toán đƣợc suy nghĩ 30 giây. Mỗi câu trả lời đúng đội chơi sẽ đƣợc 10 điểm, nếu trả lời sai quyền trả lời sẽ thuộc về các đội còn lại.

Lắng nghe thấu hiểu: Khán giả sẽ cùng đội của bạn vƣợt qua các câu hỏi. Các bạn phải quay mặt đi không nhìn màn hình. Khán giả nhìn hình ảnh hoặc khái niệm mô tả để các bạn hiểu và trả lời (không đƣợc dùng tiếng lóng, không đƣợc dùng tiếng nƣớc ngoài và không đƣợc nói đến một từ nào của khái niệm). Nếu trong 10 giây các bạn trả lời đƣợc các bạn sẽ đƣợc cộng 20 điểm cho một khái niệm và khán giả đƣợc một phần quà nếu các bạn trả lời sai các bạn không đƣợc cộng điểm và khán giả không đƣợc quà.

Ai nhanh hơn: Khi câu hỏi nêu lên đội nào bấm chuông trƣớc sẽ đƣợc quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng đội chơi đƣợc 30 điểm. Sau 2 phút không có đội nào trả lời đƣợc thì quyền trả lời dành cho khán giả.

Tinh hoa xử thế: Các bạn chọn một tình huống để xử lý. Các đội đƣợc suy nghĩ 2 phút. Tuỳ cách xử lý của đội bạn ban giám khảo sẽ cho điểm, điểm tối đa là 50 điểm. - Giáo viên bộ môn, học sinh gửi ban cố vấn các câu hỏi và đáp án.

Tổ chức hoạt động:

- Phần 1:

+ Ngƣời dẫn chƣơng trình cho các bạn hát một bài tập thể. + Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích và công bố thể lệ cuộc thi.

+ Ngƣời dẫn chƣơng trình giới thiệu khách mời; giới thiệu ban giám khảo; thƣ ký. + Các đội chơi ra mắt, giới thiệu về đội mình.

+ Ban giám khảo cho điểm các đội. - Phần 2

+Vòng thi khởi động: có 6 hình ảnh thuộc các lĩnh vực Lịch sử, Địa lý, Hoá học, Toán, Tiếng Anh, Văn học để các đội lựa chọn (các đội chơi không biết hình ảnh nào thuộc lĩnh vực gì; mỗi hình ảnh có 3 câu hỏi. Căn cứ vào câu trả lời của các đội ban giám khảo quyết định có cho điểm hay không, điểm tối đa hay chỉ một phần.

+ Kết thúc vòng thi khởi động, tổ thƣ ký công bố số điểm của các đội. - Phần 3

+ Lắng nghe thấu hiểu: Đây là vòng thi có sự giao lƣu giữa khán giả và các đội chơi. Trong phần thi này các đội chơi lựa chọn hình ảnh để giao lƣu cùng khán giả, mỗi hình ảnh chứa đựng 2 khái niệm. Đội chơi đƣợc điểm, khán giả đƣợc quà nếu sự giao lƣu thành công.

+ Kết thúc vòng thi lắng nghe thấu hiểu, tổ thƣ ký công bố số điểm của các đội chơi. - Phần 4

+ Ai nhanh hơn: Khi ban giám khảo nêu một câu hỏi, đội nào bấm chuông trƣớc sẽ đƣợc quyền trả lời.

+ Kết thúc vòng thi ai nhanh hơn, tổ thƣ ký công bố số điểm của các đội chơi.

- Phần 5

+ Tinh hoa xử thế: Các đội lựa chọn hình ảnh mình thích. Trong mỗi hình ảnh ẩn chứa một tình huống. Các đội chơi suy nghĩ và trả lời, căn cứ vào câu trả lời, cách diễn đạt của các đội chơi ban giám khảo sẽ cho điểm và đƣa ra các lời khuyên.

+ Kết thúc vòng thi tinh hoa xử thế, tổ thƣ ký công bố số điểm của các đội chơi.

Kết thúc hoạt động:

- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết hoạt động, nhận xét ƣu điểm, nhƣợc điểm của lớp, của từng đội chơi, của ban tổ chức.

- Phát phần thƣởng.

- Cho học sinh viết bài thu hoạch. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức:

Cùng là sân chơi trí tuệ có thể tổ chức nhiều hình thức khác nhau: - Theo hình thức đƣờng lên đỉnh olympia.

- Thi giải ô chữ. - Hái hoa dân chủ. - Thảo luận theo chủ đề.

Qua tổ chức các sân chơi trí tuệ, chúng tôi đã xây dựng cho học sinh kỹ năng tổ chức sân chơi, dẫn chƣơng trình, kỹ năng diễn đạt trƣớc đám đông, kỹ năng hợp tác giữa các bạn trong đội đồng thời hình thành cho học sinh tính tự tin, năng động, sáng tạo, tính nhân văn, lòng nhân ái, cách tiếp nhận thắng lợi cũng nhƣ đối mặt với các thất bại.

* Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các nội dung, hoạt động thực hiện

chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT

Bốn chủ đề (tƣơng ứng 4 kỹ năng sống theo giới hạn của đề tài) đƣợc xây dựng để thực nghiệm là:

- Chủ đề: xác định giá trị. - Chủ đề: giao tiếp hiệu quả.

- Chủ đề: đƣơng đầu với cảm xúc, căng thẳng. - Chủ đề: giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực.

Các chủ để trên đƣợc thử nghiệm trƣớc khi tích hợp vào các nội dung, hình thức hoạt động của “Sân chơi trí tuệ” để thực nghiệm.

Việc thử nghiệm các chủ đề này nhằm thẩm định tính bổ ích, tính phù hợp của các chủ đề giáo dục kỹnăng sống đã thiết kế. Mỗi chủ đề đƣợc triển khai thử nghiệm trong 2 tiết vào các ngày nghỉ cuối tuần.

Kết quả thử nghiệm đƣợc thể hiện qua số liệu bảng 3.3.

Bảng 3.3: Sự bổ ích của các chủ đề giáo dục KNS

STT Chủ đề Không Không trả

lời

1 Giải quyết mâu thuẫn 1312/1370 0 58/1370

2 Giao tiếp 1327/1370 0 43/1370

3 Xác định giá trị 1370/1370 0 0

4 Đƣơng đầu với căng thẳng 1370/1370 0 0

Nhƣ vậy đa số HS cho rằng các chủ đề giáo dục kỹ năng sống đã thiết kế là bổ ích. Hai chủ đề “xác định giá trị” và “Đƣơng đầu với căng thẳng” đƣợc tất cả các em tham gia khẳng định là có ích. Bên cạnh đó có 2 chủ đề còn có một số HS không trả lời. Điều này cho thấy có em còn băn khoăn rằng chủ đề đó có ích hay không.

Bảng 3.4: Về nội dung các chủ đề giáo dục KNS

STT Chủ đề Cần điều chỉnh Không cần điều chỉnh Không trả lời

2 Giao tiếp 0 1348/1370 22/1370

3 Xác định giá trị 0 1350/1370 20/1370

4 Đƣơng đầu với căng thẳng 0 1356/1370 14/1370 Số liệu bảng 3.4 cho thấy, đa số HS tham gia khẳng định nội dung của các chủ đề không cần điều chỉnh. Bên cạnh đó chủ đề nào cũng còn một vài HS không trả lời vì các em chƣa xác định đƣợc nhƣ thế nào là hợp lý.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số BIỆN PHÁP GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)