CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Tích hợp mục tiêu giáo dục kỹnăng sống với mục tiêu của hoạt động giáo dục
2.1.2. Nội dung và cách thức hiện biện pháp
Để tích hợp mục tiêu giáo dục KNS trong hoạt động giáo dục NGLL, vấn đề đầu tiên cần quan tâm là tổ chức hoạt động giáo dục NGLL theo tiếp cận kỹ năng sống. Tiếp cận KNS đề cập đến quá trình tƣơng tác giữa dạy và học tập trung vào kiến thức, thái độ và kỹ năng cần đạt đƣợc để có những hành vi giúp con ngƣời có trách nhiệm cao đối với cuộc sống riêng bằng cách lựa chọn cuộc sống lành mạnh, kiên định từ chối sự ép buộc tiêu cực và hạn chế tối đa những hành vi có hại. Tập trung làm thay đổi hành vi nhƣ là mục tiêu đầu tiên của tiếp cận KNS, là điểm làm cho tiếp cận KNS khác với cách tiếp cận khác nhƣ cách tiếp cận dạy học chỉ đơn giản để thu đƣợc thông tin.
Thứ hai, để phân biệt tiếp cận KNS khác với cách tiếp cận khác là trong cách tiếp cận KNS tồn tại sự hài hòa 3 thành tố:
- Kiến thức (hay là thông tin). - Thái độ hay là giá trị.
- Các kỹ năng là thành tố có hiệu quả nhất giúp phát triển hoặc thay đổi hành vi. Thành tố kỹ năng bao gồm các kỹ năng liên nhân cách và các kỹ năng tâm lí - xã hội. Nếu nhƣ các phƣơng pháp thu nhận thông tin có thể tập trung chủ yếu vào thành tố kiến thức thì tiếp cận KNS chứa đựng và hài hòa cả 3 thành tố kiến thức, thái độ và kỹ năng.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy hành vi có tính ổn định và khó thay đổi hơn nên đòi hỏi có những cách tiếp cận mạnh mẽ hơn so với sự thay đổi kiến thức và thái độ. Mục tiêu của tiếp cận KNS là thúc đẩy những hành vi xã hội lành mạnh để ngăn ngừa và giảm những hành vi có nguy cơ cũng nhƣ tạo ra sự tác động đối với các thành tố thái độ và kiến thức.
Thứ 3 là những thách thức đối với hệ thống giáo dục và đánh giá. Một số hànhvi của ngƣời học cần thay đổi vì có liên quan đến sự rủi ro, mạo hiểm, cho nên mục tiêu của tiếp cận KNS là tạo ra tác động đối với những hành vi mạo hiểm đó. Với mục tiêu
cao nhất là thay đổi hành vi, nên tiếp cận KNS sẽ không giới thiệu toàn bộ những thông tin để hiểu về chủ đề, mà chỉ giới thiệu những thông tin đƣợc coi là cần thiết có ảnh hƣởng đến thái độ và để đạt đƣợc mục tiêu là làm giảm thiểu những hành vi mạo hiểm và thúc đẩy những hành vi tích cực. Kết quả là có những kết quả tích cực về cả kiến thức, thái độ, giá trị và các KNS trên cơ sở của kiến thức và các giá trị đó. Tiếp cận KNS trong quá trình tích hợp mục tiêu giáo dục KNS vào mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL gồm các công việc sau:
- Thiết kế các mục tiêu của giáo dục KNS.
Mục tiêu của giáo dục KNS đƣợc thiết kế cho chƣơng trình giáo dục KNS đối với từng lứa tuổi học sinh THPT (khối lớp) và với từng KNS cụ thể cần hình thành và phát triển cho học sinh ở từng khối lớp. Trong đó, thiết kế mục tiêu cho từng KNS cụ thể là quan trọng nhất vì nó cụ thể hóa mục tiêu chung của giáo dục KNS cho học sinh THPT và là chất liệu để tích hợp vào các nội dung của hoạt động giáo dục NGLL. Mục tiêu đó phải bao hàm các lĩnh vực học tập của học sinh khi tiếp cận KNS nhƣ tri thức, kỹ năng và thái độ.
- Phân tích các mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL để tích hợp mục tiêu của giáo dục KNS.
Mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh THPT đã đƣợc hoạch định trong chƣơng trình hoạt động giáo dục NGLL. Do vậy, cần phân tích các mục tiêu của mỗi chủ đề trong chƣơng trình hoạt động giáo dục NGLL của từng khối lớp để lựa chọn các mục tiêu phù hợp với mục tiêu giáo dục KNS là cơ sở cho việc tích hợp. - Thể hiện mục tiêu tích hợp của giáo dục KNS và hoạt động giáo dục NGLL. Đây là bƣớc cuối cùng của quá trình tích hợp mục tiêu của giáo dục KNS với mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL. Sản phẩm của bƣớc này là mục tiêu tích hợp của giáo dục KNS và hoạt động giáo dục NGLL đƣợc biểu đạt cho từng chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL theo khối lớp học sinh ở trƣờng THPT. Nhƣ vậy, các mục tiêu tích hợp đƣợc xác định là cơ sở để thiết kế nội dung cho mỗi chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL. Việc thực hiện chủ đề này cho phép thực hiện đồng thời cả mục tiêu của giáo dục KNS và mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL.