CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các nội dung, hoạt động
động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL ở trƣờng THPT
2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các nội dung, hoạt động để thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL về bản chất là tích hợp nội dung giáo dục KNS vào nội dung của hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh THPT. Do vậy, biện pháp cho phép tạo ra nội dung giáo dục mang tính trọn vẹn, thống nhất giữa nội dung giáo dục KNS và nội dung của hoạt động giáo dục NGLL. Biện pháp này không chỉ có ý nghĩa với việc thực hiện tốt các nội dung giáo dục KNS mà còn có tác dụng trong việc tạo sức hấp dẫn cho học sinh trong các hoạt động giáo dục NGLL.
2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Nội dung khái quát của biện pháp là luôn làm mới các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục NGL; đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các hoạt động đƣợc thiết kế phải bao gồm các dạng hoạt động cơ bản của lứa tuổi học sinh THPT nhƣ: hoạt động xã hội, hoạt động học tập, hoạt động văn hoá thể thao, hoạt động vui chơi giải trí.
Việc thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL ở trƣờng THPT đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau:
1. Phân tích chương trình hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT để xác định
những chủ đề nào của chương trình có thể thiết kế được các chủ đề về giáo dục KNS.
Căn cứ vào phân phối chƣơng trình hoạt động giáo dục NGLL của từng khối lớp, ngƣời thiết kế phân tích các nội dung và hình thức hoạt động của từng chủ đề thuộc chƣơng trình để xác định có thể thiết kế đƣợc các chủ đề giáo dục KNS nào làm cơ sở cho việc tích hợp vào nội dung hình thức hoạt động của chủ đề hoạt động giáo dục NGLL đó. Cụ thể:
- Nghiên cứu văn bản phân phối chƣơng trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đề làm đƣợc điều này, cần căn cứ vào văn bản chƣơng hoạt động giáo dục NGLL ở trƣờng THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đặc biệt là văn bản hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình này của các Sở giáo dục và đào tạo. Minh họa về phân phối chƣơng trình hoạt động giáo dục NGLL của khối 10,11,12 trƣờng THPT ở phụ lục 3.
- Căn cứ vào nội dung và các hoạt động để thực hiện chủ đề trong phân phối chƣơng trình hoạt động giáo dục NGLL, xác định các nội dung và hoạt động nào có thể thiết kế đƣợc các chủ đề giáo dục KNS tƣơng ứng. Chủ đề giáo dục KNS phục vụ mục
tiêu của giáo dục KNS, vì thế, phải có sự phân tích khoa học và lôgic để tìm ra các nội dung và hoạt động của hoạt động giáo dục NGLL phù hợp để thiết kế các chủ đề này. Cũng cần lƣu ý rằng, có sự trùng lặp về các nội dung và hoạt động để thực hiện các chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL. Vì thế không nhất thiết phải thiết kế chủ đề giáo dục KNS với tất cả các nội dung và hoạt động này. Từ bảng 2.1 nêu trên, qua phân tích sẽ tìm đƣợc các nội dung và hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL ở bảng 2.2.
Bảng 2.1: Các chủ đề giáo dục KNS đƣợc xây dựng theo nội dung và hình thức hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động GDNGLL
Tháng Chủ đề hoạt động Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động Chủ đề GDKNS 9 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.
Hoạt động: Vị trí, vai trò của ngƣời thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.
KN xác định giá trị
10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.
Hoạt động: Thi hỏi - đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình. Hoạt động Thi xử lí tình huống trong giao tiếp, ứng xử.
KN xác định giá trị KN giao tiếp
11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sƣ trọng đạo
Hoạt động: Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
KN giao tiếp
12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Hoạt động: Thảo luận về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần xây dựng đất nƣớc.
- Hoạt động: Thanh niên và nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội.
KN xác định giá trị
KN đƣơng đầu với cảm xúc, căng thẳng
1 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Hoạt động: Nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên.
KN xác định giá trị
2 Thanh niên với lý tƣởng cách mạng.
Hoạt động: Tọa đàm “Thanh niên với lý tƣởng cách mạng”.
KN xác định giá trị
3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.
Hoạt động: Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp.
KN chọn nghề
4 Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp
Hoạt động: Tọa đàm “Hãy hợp tác cùng nhau”.
KN GQ mâu thuẫn một cách tích cực.
5 Thanh niên với Bác Hồ.
Hoạt động: Công lao của Bác Hồ với dân tộc. KN xác định giá trị 6+7+ 8 Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. - Hoạt động 1: Câu lạc bộ “Mùa hè tình nguyện”, “ Tiếp sức mùa thi”.
- Hoạt động 2: Câu lạc bộ dân số.
KN xác định giá trị; KN giao tiếp
KN đƣơng đầu với CX
2. Thiết kế các chủ để giáo dục KNS để tích hợp vào nội dung hoạt động thực
hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL.
Sau khi đã xác định đƣợc các KNS có thể đƣợc tích hợp trong nội dung, hoạt động để thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL, bƣớc tiếp theo là thiết kế chủ đề để giáo dục kỹ năng đó cho học sinh.
Nội dung thiết kế chủ đề giáo dục KNS để tích hợp vào nội dung hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL là:
- Xác định mục tiêu của chủ đề giáo dục KNS. - Xác định thông điệp chính của chủ đề.
- Xác định các tài liệu và phƣơng tiện cần thực hiện. - Hƣớng dẫn tổ chức hoạt động thực hiện chủ đề.
Dƣới đây là minh họa một trong những chủ đề giáo dục KNS cho học sinh THPT đã đƣợc thiết kế.
Chủ đề: Xác định giá trị Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh hiểu xác định giá trị là một KNS, nắm đƣợc giá trị với mỗi ngƣời là gì, biết xác định những giá trị riêng cho bản thân và thấy đƣợc những giá trị này chi phối hành vi/ hành động của bản thân.
2. Thái độ: Học sinh có thái độ tự hào và bảo vệ những giá trị của mình, đồng thời biết tôn trọng những giá trị riêng của ngƣời khác.
3. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức, tự đánh giá, tự xác định giá trị, tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trình bày, kỹ năng hợp tác.
Thông điệp
Giá trị với mỗi ngƣời trong cuộc sống góp phần tạo nên danh dự, nhân phẩm của mỗi ngƣời. Nó giúp ta định hƣớng trong hành động nói riêng và cuộc sống nói chung. Mỗi ngƣời cần biết tự xác định những giá trị đối với mình và những giá trị của mình để có thể ra quyết định đúng và giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời mỗi ngƣời cần hiểu và tôn trọng những giá trị riêng của ngƣời khác.
Tài liệu, phƣơng tiện
Giấy mầu, giấy khổ A4 để học sinh viết ý kiến của mình; bút dạ, băng dính, tài liệu phát tay.
Hƣớng dẫn thực hiện
Hoạt động 1. Hoạt động 2. v.v...
Khi xây dựng nội dung chủ đề về giáo dục KNS phải đòi hỏi tính khoa học và tính giáo dục phải thống nhất với nhau. Tính khoa học thể hiện ở mức độ xác thực, đúng đắn của tri thức, nó sẽ giúp cho cá nhân tiếp nhận kiến thức KNS nhƣ một vấn đề khoa học. Tính giáo dục có đƣợc vì kiến thức KNS có luận cứ khoa học và tính định hƣớng mục tiêu rõ ràng, làm cho cá nhân có thái độ, hành vi và thói quen tự nguyện thực hiện. Đảm bảo sự thống nhất này khắc phục đƣợc tình trạng đƣa những nội dung giáo dục KNS một cách máy móc, áp đặt, gò ép hay tình trạng ngƣời học ít có tác dụng giáo dục vào thực tiễn. Tuy kiến thức KNS cung cấp cho học sinh phổ thông là những vấn đề rất cơ bản, ít phức tạp nhƣng phải đƣợc thiết kế, xây dựng và trình bày một cách khoa học và phải có tác dụng giáo dục, hình thành và nuôi dƣỡng ý thức đặc biệt là niềm tin, thái độ tích cực đối với cuộc sống.
2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Giáo viên phải nắm vững chƣơng trình, phân phối chƣơng trình hoạt động giáo dục NGLL của từng khối lớp, đặc biệt là khối lớp trực tiếp giảng dạy và thực hiện hoạt động giáo dục NGLL.
- Giáo viên nắm đƣợc nội dung của các KNS cơ bản cần giáo dục cho học sinh; có kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục, thiết kế dạy học theo quan điểm dạy học tích cực.
- Cơ sở vật chất của nhà trƣờng đáp ứng yêu cầu tối thiểu về các phƣơng tiện phục vụ chủ đề đã đƣợc thiết kế.
- Giáo viên phải có kỹ năng thiết kế tài liệu phát tay cho học sinh.