Số phiếu phát ra: 44 Số phiếu thu vào:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) HÌNH THÀNH tư DUY PHÁT TRIỂN nền NÔNG NGHIỆP HÀNG hóa ở HUYỆN ANH sơn CHO học SINH THÔNG QUA dạy học TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo CHỦ đề một số vấn đề PHÁT TRIỂN và PHÂN bố NÔNG NGHIỆP địa lí 12 THPT (Trang 47 - 51)

- Số phiếu thu vào: 44

Câu Tổn g số khả o sát

Trước khi dạy chủ đề Sau khi dạy chủ đề

TT SL A % B % C % A % B % C %

2 44 2 4,5 22 50,0 20 45,5 17 38,6 24 54,6 3 6,8 3 44 3 6,8 23 52,3 18 40,9 17 38,7 25 56,9 2 4,5 3 44 3 6,8 23 52,3 18 40,9 17 38,7 25 56,9 2 4,5 4 44 2 4,5 24 54,5 18 41,0 15 34,1 27 56,9 2 4,5 5 44 4 9,0 20 45,5 20 45,5 18 41,0 24 54,5 2 4,5 6 44 3 6,8 25 56,9 16 36,3 19 43,1 25 56,9 0 0 7 44 3 6,8 23 52,3 18 40,9 17 38,6 25 56,9 2 4,5 8 44 4 9,0 26 59,1 14 31,9 18 40,9 25 56,9 1 2,2

Qua đối chiếu so sánh, chúng tôi nhận thấy số lượng học sinh hứng thú với tiết học môn Địa lí 12 tăng lên, các em sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập, tự tin trình bày một vấn đề trước tập thể lớp, biết cách vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn tăng lên rõ rệt.

Số lượng học sinh không biết gì, không quan tâm đến môn học, không sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập, không tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể lớp, không vận dụng được kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn giảm nhanh và chỉ chiếm một phần rất thấp trong tổng số học sinh được khảo sát.

Lúc đầu học sinh luôn xem nhẹ môn Địa lí và ít đầu thời gian vào việc học môn này ở trường cũng như ở nhà. Đồng thời các em chưa quan tâm đến các hoạt động nhằm giáo dục bảo vệ môi trường tài nguyên và phòng chóng thiên tai. Thậm chí có nhiều em chưa từng nghĩ đến việc rèn luyện kĩ năng sống trong môn Địa lí, chưa thấy hết được việc rèn luyện các kĩ năng là cần thiết và quan trọng với cuộc sống sau này của các em. Sau khi trải qua quá trình học tập, trải nghiệm các hoạt động các em đã thay đổi nhận thức, thái độ đối với môn học, đối với vấn đề rèn luyện kĩ năng sống. Các em thấy được rèn luyện kĩ năng sống góp phần vào việc phát triển kinh tế tại địa phương sau này là rất quan trọng, tích cực học tập nâng cao kiến thức và rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong tương lai, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết.

Chứng tỏ qua việc tổ chức các hoạt động dạy học TNST chủ đề Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp trong môn Địa lí 12 đã tạo nên sự chuyển biến về nhận thức cũng như thái độ và năng lực học tập của học sinh một cách rõ rệt.

Thứ nhất, nâng cao tinh thần học tập của học sinh. Khi được giao nhiệm vụ, mỗi nhóm học sinh có cơ hội để tự khẳng định bản thân nên rất phấn chấn và quyết tâm cao khi thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ hai, nâng cao tinh thần học tập của lớp. Khi được bạn cùng lớp trình bày bài giảng, học sinh cảm thấy tiếp thu nhẹ nhàng, mới lạ và thích thú giúp tiết học trở nên sôi nổi và tích cự hơn, lượng kiến thức lĩnh hội được cũng nhiều hơn.

vệ môi trường tại địa phương. Giúp các em thích thú, biết cách lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch,... hoàn thành các hoạt động học đó với sự yêu thích. Những kiến thức, những kĩ năng các em đạt được qua hoạt động học chính là kinh nghiệm để các em vững vàng, tự tin hơn trong tương lai.

Thứ tư, đưa một phần hoạt động dạy học ra bên ngoài lớp học và thông qua hoạt động học tập, rèn luyện cho học sinh khả năng hoạt động nhóm, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, rèn luyện khả năng giải quyết các tình huống khó khăn xuất phát trong thực tiễn cuộc sống.

Thứ năm, giúp hình thành và phát triển các năng lực toàn diện hơn. Ngoài năng lực chuyên môn được hình thành và phát triển tốt, các năng lực cần thiết khác cũng được phát triển theo để chuẩn bị cho học sinh sống và làm việc trong thế giới công nghệ.

Thứ sáu, giúp học sinh bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ hôm nay.

Thứ bảy, kết quả học tập và thái độ học tập bộ môn được nâng cao.

2. Một số hạn chế.

Tuy nhiên, khi thực hiện đề tài chúng tôi nhận thấy bên cạnh những ưu điểm trên cũng gặp những khó khăn: Tốn nhiều thời gian ngoài giờ lên lớp, Học sinh còn phải học nhiều môn khác, nếu các môn cùng tổ chức các hoạt động dạy học theo các nội dung hình thức tổ chức hoạt động TNST qua các dự án thì Học sinh sẽ quá tải, phản tác dụng. Do đó, chúng tôi đề xuất chỉ nên chọn những nội dung mang tính thực tiễn gần gũi, gắn với các vấn đề có tính thời sự nổi bật và tích hợp được kiến thức nhiều môn để dạy, phải vừa sức và phù hợp với thời gian học tập của HS, tránh được sự nhàm chán khi thực hiện TNST bằng các dự án.

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN. I. KẾT LUẬN.

1. Nhận định chung.

Thực hiện tốt dạy học gắn với việc tổ chức các hoạt động TNSTcũng chính là thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến tức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học…” của người học.

Đề tài đã xây dựng các nội dung hoạt động TNST ở một số chủ đề trong chương trình Địa lí 12- CB hiệu quả, mới mẻ mới mẻ mà chưa có trong sách giáo khoa Địa lí 12 hay tài liệu tham khảo dùng cho bộ môn Địa lí 12 đề cập và trình bày.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hiện nay nhằm rèn luyện kĩ năng sống, phát triển các năng lực toàn diện, vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn lao động sản xuất tại địa phương, tôi đã thiết kế và tổ chức dạy học với giáo án thể nghiệm là: Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở huyện Anh Sơn cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm sáng tạo chủ đề " Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp" Địa lí 12_ THPT. Đây là điều mà lâu nay chưa hề có một thiết kế giáo án và tổ

chức dạy học nào đề cập tới khi tổ chức hoạt động TNST trong môn môn Địa lí 12. Không chỉ dừng lại ở đó tại bản sáng kiến chúng tôi đã hướng dẫn xây dựng, thiết kế và tổ chức hoạt động TNST trong các hoạt động giáo dục của nhà trường như: làm vườn hoa, lao động chăm sóc cây,... Qua hoạt động TNST học sinh được trải nghiệm, biết vận dụng kiến thức đã học vào đời sống, lao động sản xuất tại địa phương. Đồng thời hình thành kĩ năng sống, rèn luyện và nâng cao các năng lực (nhất là năng lực tự học) và phát triển các phẩm chất cần thiết hiện nay.

Sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi được trình bày, giải quyết vấn đề một cách rõ ràng và mạch lạc. Mọi vấn đề đều được lập luận chặt chẽ, có cơ sở, có tính thuyết phục cao.

2. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài làm phong phú thêm lí luận phương pháp dạy học Địa lí nói chung và phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề "Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp" nói riêng.

2.1. Về phía học sinh

đã giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức. Biết vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn, biết định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương. Học sinh hứng thú và yêu thích môn Địa lí nói chung và môn Địa lí 12 nói riêng hơn.

Thứ hai, qua hoạt động trải TNST, giáo viên là người định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập, rèn luyện kĩ năng sống và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hướng đến phát triển năng lực. Học sinh là người tham gia các hoạt động cần tiến hành để giải quyết vấn đề, lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp, phân tích. Để lĩnh hội được kiến thức đồng thời rèn luyện và phát triển các năng lực, cụ thể:

- Phát triển năng lực tự học, tính sáng tạo: Qua thực hiện dự án học sinh xây dựng được những ý tưởng hay thể hiện rất rõ trên sản phẩm là Powerpoint của các dựng được những ý tưởng hay thể hiện rất rõ trên sản phẩm là Powerpoint của các nhóm. Qua quá trình thực hiện các em có thêm các kiến thức, kĩ năng để vận dụng vào việc học tập, chọn nghề. Học sinh đã tìm kiếm và khai thác thông tin từ sách giáo khoa, mạng Internet,… chọn lọc và xử lý thông tin. Biến kiến thức đó thành kiến thức của mình.

- Phát triển năng lực hợp tác: thể hiện rất rõ trong làm việc nhóm, các nhóm đã phân công nhiệm vụ phù hợp với từng cá nhân trong nhóm. Có sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp với nhau để dự án tiến hành đúng kế hoạch. Đồng thời các nhóm còn học hỏi lẫn nhau trong quá trình thực hiện dự án. Có sự thi đua giữa các nhóm tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực.

- Phát triển năng lực Công nghệ: Mặc dù các em mới là học sinh lớp 12 lại sinh sống ở vùng kinh tế khó khăn nhưng việc tìm kiếm khai thác mạng Internet, sử dụng máy tính, máy quay, máy ảnh,…đã được các em sử dụng khá thành thạo và hoàn thành báo cáo rất ấn tượng.

- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ: Nhìn chung học sinh sử dụng ngôn ngữ để trình bày báo cáo hoạt động TNST một cách hợp lý và logic.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) HÌNH THÀNH tư DUY PHÁT TRIỂN nền NÔNG NGHIỆP HÀNG hóa ở HUYỆN ANH sơn CHO học SINH THÔNG QUA dạy học TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo CHỦ đề một số vấn đề PHÁT TRIỂN và PHÂN bố NÔNG NGHIỆP địa lí 12 THPT (Trang 47 - 51)