Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: Qua hoạt động TNST giúp học sinh phát triển các kĩ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) HÌNH THÀNH tư DUY PHÁT TRIỂN nền NÔNG NGHIỆP HÀNG hóa ở HUYỆN ANH sơn CHO học SINH THÔNG QUA dạy học TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo CHỦ đề một số vấn đề PHÁT TRIỂN và PHÂN bố NÔNG NGHIỆP địa lí 12 THPT (Trang 51 - 56)

phát triển các kĩ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thể hiện sự tự tin,… trang bị cho học sinh kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực và giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

- Trải nghiệm hoạt động sáng tạo: Để thực hiện dự án hoặc một vấn đề mà giáo viên đặt ra, mỗi nhóm đều tham gia vào hoạt động TNST tại địa phương mình để tìm hiểu thông tin, quá trình sản xuất tại địa phương. Qua hoạt động trải nghiệm

các mô hình sản xuất lúa, ngô, sản xuất cây giống lâm nghiệp, trồng chè thực phẩm và công nghiệp, mô hình chế biến chè xanh quy mô công nghiệp, trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở các hồ đập học sinh có hiểu biết thêm về các ngành nghề hiện có tại địa phương, hướng phát triển các ngành đó từ đó nảy sinh tình cảm, yêu thích và có thể vận dụng được vào cuộc sống sau này. Qua trải nghiệm các em sẽ tự tin, yêu thích môn Địa lí 12 hơn. Thấy có ý nghĩa khi tham gia học tập môn môn Địa lí 12. Qua đó học sinh có hành động cụ thể, thiết thực để gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam trong lao động sản xuất và đời sống; góp phần bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ hôm nay.

Ngoài ra học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, hoặc tư vấn, giúp đỡ gia đình hoặc tuyên truyền cho người dân trong quá trình lao động, sản xuất. Và hơn cả là giúp các em định hướng được nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.

2.2. Đối với giáo viên

Thứ nhất, chúng tôi đã góp phần tích cực để xây dựng nội dung hoạt động

TNST trong chủ đề "Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp" trong chương trình Địa lí 12. Trong quá trình thiết kế và tổ chức dạy học đã sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hiện nay giúp người học hoàn thiện phẩm chất và phát triển năng lực cần thiết.

Thứ hai, việc xây dựng, thiết kế và tổ chức hoạt động TNST giúp tôi nâng cao

kiến thức tổng hợp như: chúng tôi hiểu truyền thống quê hương đất nước, tình hình địa phương. Từ đó, hướng dẫn, tổ chức và đánh giá các hoạt động TNST của học sinh trong môn Địa lí 12 và các hoạt động giáo dục trong nhà .

Thứ ba, phần nào chúng tôi gạt bỏ được những băn khoăn, trăn trở làm sao để

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Giúp học sinh "hứng thú-yêu thích" môn Địa lí 12.

Thứ tư, trong quá trình xây dựng, thiết kế, tổ chức hoạt động TNST bằng việc

vận dụng các phương pháp và KTDH tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin bản thân tôi cũng tìm được hứng thú trong quá trình dạy, và từ đó kết quả dạy và học cũng khả quan hơn.

2.3. Đối với đồng nghiệp

Một là, dạy học theo cách này đã góp phần tạo được mối quan hệ, đoàn kết

đồng nghiệp. Chẳng hạn: khi xây dựng nội dung, thiết kế và tổ chức hoạt động TNST tôi đã thường xuyên trao đổi để tiếp thu một số kiến thức, kinh nghiệm của giáo viên trong trường mình. Và điều quan trọng là chúng tôi tìm thấy được sự cởi mở, hứng thú của các đồng nghiệp mỗi khi chúng tôi nhắc đến hoạt động TNST. Điều này thật tốt cho việc xây dựng một môi trường giáo dục đoàn kết, thân thiện, vững mạnh.

Hai là, cũng từ đó, chúng tôi nhận thấy đề tài của mình đã tạo điều kiện cho các đồng nghiệp trong tổ, trong trường tiếp thu, áp dụng vào dạy học và có những sáng tạo hơn nữa để góp phần nâng cao hiệu quả khi tổ chức hoạt động TNST trong các bộ môn, trong trường học.

Ba là, sáng kiến này có thể trực tiếp làm giáo án để các giáo viên bộ môn Địa lí

12 sử dụng khi dạy chủ đề Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp trong chương trình Địa lí 12-CB hoặc dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên bộ môn Địa lí 12 nói riêng và giáo viên làm công tác đoàn, các bộ môn khác sử dụng khi thiết kế giáo án dạy học. Hơn nữa, nó còn là tài liệu tham khảo tin cậy cho sinh viên, giảng viên, các nhà khoa học vận dụng trong nghiên cứu hoạt động TNST ở trường THPT.

2.4. Đối với nhà trường

Thành công của mỗi giáo viên trong mỗi tiết dạy chính là thành công của nhà trường trên chặng đường đổi mới dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Từ kết quả thu được sau khi áp dụng đề tài, tôi thấy đó là một thành công dù đang còn ở mức khiêm tốn song, nó đã khẳng định được hiệu quả khi tổ chức hoạt động TNST trong bộ môn, trong nhà trường.

Kết quả thu được từ đề tài này sẽ là kênh thông tin, nguồn minh chứng để nhà trường tiếp tục phát động phong trào thi đua dạy tốt trong toàn thể cán bộ, giáo viên của trường. Việc xây dựng và tổ chức hoạt động TNST này chắc chắn sẽ mang lại kết quả đầy hứa hẹn với trường THPT Anh Sơn 2.

Việc xây dựng và tổ chức hoạt động TNST trong dạy học bộ môn và trong nhà trường đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong trường phổ thông. Trong điều kiện và yêu cầu hiện nay thì đổi mới phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học trên càng trở nên cần thiết và cần được nhân rộng để khẳng định được vị thế của nhà trường.

Như vậy, những định hướng và cách giải quyết vấn đề mà chúng tôi đã trình bày trên đây là khả thi và có hiệu quả. Từ đây, chúng ta có thể áp dụng vào xây dựng, thiết kế và tổ chức hoạt động TNST trong các môn học khác. Không chỉ dừng lại đó, với kết quả trên là cơ sở để chúng ta mạnh dạn tiến hành đưa hoạt động TNST vào nhiều bài học, nhiều chủ đề của các bộ môn trong trường THPT.

II. KIẾN NGHỊ.

Trong quá trình thiết kế xây dựng và tổ chức hoạt động “Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở huyện Anh Sơn cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm sáng tạo chủ đề "Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp" Địa lí 12_ THPT chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

1. Đối với Sở GD – ĐT.

Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An cần tăng cường đào tạo và bồi dưỡng giáo

dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy,…một cách thường xuyên hơn. Tăng cường tổ chức các hội thảo, tập huấn về nghiệp vụ tổ chức các hoạt động TNST cho giáo viên.

2. Đối với các trường THPT.

- Các trường phổ thông cần chủ trọng đưa các chủ đề và tổ chức các hoạt động TNST cho học sinh đồng thời cần tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa chuyên môn.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ giáo viên bộ môn về mặt kinh phí và nhân lực trong việc tổ chức các hoạt động TNST gắn với bộ môn.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác dạy và học như phòng máy chiếu, tivi, các tài liệu, sách tham khảo...

3. Đối với tổ chuyên môn.

Các tổ chuyên môn cần có sự trao đổi, phối hợp nhiều hơn và thiết thực hơn trong xây dựng và tổ chức các hoạt động tăng cường TNST cho học sinh thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học đa dạng. Tổ chuyên môn phải chú ý tập trung đổi mới sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để điều chỉnh và góp ý điều chỉnh nội dung hoạt động TNST theo từng bài hoặc chủ đề, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá hoạt động TNST theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

4. Đối với giáo viên bộ môn.

Tích cực trau dồi chuyên môn, tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm tổ chức hoạt động TNST với đồng nghiệp.

Phối hợp với GVCN, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là tổ chức Đoàn Thanh niên trong việc tổ chức, quản lí, hướng dẫn học sinh trong các hoạt động TNST.

Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi khi thiết kế xây dựng và tổ chức hoạt động TNST chủ đề "Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp" Địa lí 12 “Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở huyện Anh Sơn cho học sinh”. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng tuy nhiên sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý từ các đồng nghiệp và Ban nghiệm thu Sáng kiến kinh nghiệm. Để bản sáng kiến ngày một hiệu quả hơn và được mọi người xem là một kinh nghiệm hay có thể tham khảo.

Chúng tôi xin gửi tới Ban nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm, các đồng nghiệp đã, đang và sẽ góp ý cho bản đề tài này sự trân trọng, lời cảm ơn chân thành nhất.

PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ủy ban nhân dân huyện Anh Sơn. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch huyện Anh Sơn, 2022

2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lý THPT, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

3. Tài liệu tập huấn: “Định hướng phát triển năng lực trong kiểm tra, đánh giá môn Địa lý THPT”

4. Sách giáo khoa Địa lý 12-Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 5. Sách giáo viên Địa lý 12-Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

6. Sách thiết kế bài giảng Địa lý 12-Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 7. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Địa lí 12-Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

8. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí ở trường THPT-Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

9. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, tìm hiểu qua Internet và các tư liệu tham khảo khác.

PHẦN 5. PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu học tập – giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. I. Mục tiêu và sản phẩm cần đạt được

(GV photo: Bộ câu hỏi định hướng HS tạo sản phẩm dự án cho mỗi nhóm)

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) HÌNH THÀNH tư DUY PHÁT TRIỂN nền NÔNG NGHIỆP HÀNG hóa ở HUYỆN ANH sơn CHO học SINH THÔNG QUA dạy học TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo CHỦ đề một số vấn đề PHÁT TRIỂN và PHÂN bố NÔNG NGHIỆP địa lí 12 THPT (Trang 51 - 56)