Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các chủ thể trong nhà

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) mô HÌNH xây DỰNG, vận HÀNH và PHÁT TRIỂN bếp ăn CÔNG đoàn TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG III : NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ XÂY DỰNG

1. Kết quả đạt được

1.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các chủ thể trong nhà

nhà trường

Để xây dựng một trường học hạnh phúc, ở đó chỉ có tình yêu thương, an toàn và tôn trọng, nơi có niềm vui giữa thầy trò, bè bạn giành cho nhau là mục tiêu mà mỗi trường cần hướng tới. Xây dựng bếp ăn tập thể là sự phối kết hợp của nhiều tổ chức trong đó công tác xã hội hóa là hình thức được thực hiện thành công. Việc xây dựng, duy trì và phát triển bếp ăn đều được thực hiện theo chủ trương của cấp ủy lãnh đạo và phân công cho các tổ chức thực hiện. Bếp ăn được xây dựng, vận hành trên tinh thần tự nguyện hỗ trợ của các tổ chức...bởi vậy sẽ nâng cao tầm nhận thức cho giáo viên và học sinh về vị trí, vai trò của công tác chăm lo sức khỏe cho học sinh và giáo viên qua bữa cơm tại trường, rèn luyện kĩ năng sống cho các em học sinh về chia sẻ, yêu thương, gắn bó học đường. Đây là chủ trương, mục tiêu của Đảng và Nhà nước để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, chăm lo cho đời sống cán bộ công nhân viên.

BGH cùng các tổ chuyên môn thay phiên nấu ăn cho học trò và đồng nghiệp

Nhận thức rõ điều đó, các chủ thể trong trường học sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Trong mỗi bữa ăn học sinh và giáo viên được đối xử công bằng, gần gũi, thân thiện, là sự chia sẻ giữa giáo viên và giáo viên, giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau. Với sự quản lý và hoạt động của bếp ăn đã tạo sự an toàn về vệ sinh thực phẩm, an toàn về an ninh trường học, thoải mái về tâm lý, tạo sự cởi mở, chia sẻ những suy nghĩ, sở thích của cá nhân, được lắng nghe, tôn trọng, tạo sự tự tin cho mỗi người. “Hành vi sẽ sinh thói quen, thói quen sinh nhân cách”, mỗi cá nhân được sống, làm việc trong môi trường phát triển lành mạnh thì sẽ khơi dậy, nuôi dưỡng những điều tốt đẹp. Giáo viên sống trong môi trường lành mạnh sẽ thoải mái, nhiệt tình cống hiến cho giáo dục.

Và chúng ta biết rằng “Bạn không thể bắt một cái cây lớn lên bằng cách kéo lá của chúng. Điều bạn có thể làm là tạo nền tảng để cây có thể phát triển”. Cũng như vậy đối với mỗi con người, chúng ta tạo một môi trường giáo dục lành mạnh để mỗi cá nhân vui vẻ, hài lòng, hạnh phúc. Từ đó sẽ phát huy được hiệu quả của dạy học, giáo dục.

Việc xây dựng, duy trì và phát triển bếp ăn Công đoàn là nhiệm vụ của tất cả các tổ chức trong nhà trường. Mỗi tổ chức đều tham gia xây dựng, tham gia vào quá trình vận hành của nhà bếp. Cấp ủy xây dựng chủ trương, các cấp lãnh đạo xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên và học sinh cùng thực hiện. Các tổ chức hoạt động dưới sự thống nhất, dựa trên tinh thần tích cực, tự nguyện, lấy lợi ích, niềm vui của học sinh và giáo viên làm mục tiêu. Kiểm tra thực đơn, các khâu chế biến, ATVSTP, giám sát quy trình chế biến, tổ chức bữa ăn. Đoàn thanh niên trồng, cung cấp rau sạch, vận động và tiếp nhận các nguồn tài tài trợ từ các nhà hảo tâm để phục vụ bữa ăn. Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh đăng kí, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em. Thầy cô sẵn sàng tham gia vào công tác phục vụ bữa ăn khi số lượng học sinh đông. Học sinh tham gia sắp xếp bàn ghế, vệ sinh, chia thức ăn vào các khay, thu dọn gọn gàng, sạch sẽ sau khi ăn. Công tác này được đồng bộ trong các tổ chức của nhà trường, được thực hiện nhịp nhàng, hiệu quả.

Hạnh phúc chỉ có được khi chúng ta biết cho đi, biết yêu thương, biết sẻ chia. Hoạt động của bếp ăn Công đoàn, những bữa cơm đầy tình yêu thương đã có sức lan tỏa tốt đẹp đến mọi mặt của trường.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) mô HÌNH xây DỰNG, vận HÀNH và PHÁT TRIỂN bếp ăn CÔNG đoàn TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 38 - 39)