Ảnh hưởng tích cực trong nhân dân trên địa bàn và các trường, các cấp học

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) mô HÌNH xây DỰNG, vận HÀNH và PHÁT TRIỂN bếp ăn CÔNG đoàn TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 40)

CHƯƠNG III : NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ XÂY DỰNG

1. Kết quả đạt được

1.3. Ảnh hưởng tích cực trong nhân dân trên địa bàn và các trường, các cấp học

cấp học trong huyện Thanh Chương

Mô hình xây dựng, duy trì và phát triển bếp ăn Công đoàn tại trường THPT Thanh Chương 3 là kết quả của sự trăn trở, quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao của lãnh đạo và giáo viên trường THPT Thanh Chương 3. Nhu cầu ấy đã nhận được sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức, các ban ngành, các cựu học sinh, phụ huynh có lòng hảo tâm hỗ trợ về vật chất, động viên về tinh thần để bếp ăn được hoàn thiện tốt đẹp, được duy trì và phát triển.

Xây dựng bếp ăn Công đoàn tại trường để phục vụ học sinh và giáo viên ở xa là sự mong muốn, là mơ ước của người dân vùng tuyển sinh, của học sinh và giáo viên của trường. Bếp ăn giải quyết nhu cầu thiết yếu của học sinh và giáo viên xa trường ở lại ăn trưa. Bếp ăn cũng phục vụ nhân dân vùng cách ly trong mùa dịch tới 620 suất ăn tại 15 khu cách ly tập trung trên 10 xã. Tại bếp ăn, thầy cô và học sinh

đã tình nguyện góp tiền, lương thực, thực phẩm, tự chế biến những suất ăn đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đẹp mắt, vận chuyển đến các vùng cách ly cho bà con. Bếp ăn cũng phục vụ nhân dân, học sinh trong mùa lũ lụt và các hoạt động thiện nguyện khác.

Tổ chức nấu 620 suất cơm cho 15 khu cách ly trên địa bàn

Mục đích của bếp ăn là để phục vụ, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, không vì mục đích lợi nhuận.

Bởi mục đích mang tính nhân văn của bếp ăn nên đã có sức ảnh hưởng tích cực trong nhân dân trên địa bàn. Nhân dân tin tưởng vào chủ trương, cách vận hành, tổ chức của bếp ăn nên đã gửi gắm con em học tại trường. Bữa cơm đảm bảo dinh dưỡng, an toàn, sạch sẽ, học sinh học tập được nhiều kĩ năng qua bữa ăn từ đó giúp các em phát triển thể chất, nhân cách tốt hơn.

Con em ăn trưa ở lại trường dưới sự quản lý của nhà trường cũng thực hiện tốt nội quy, nề nếp, không có hiện tượng ngủ trong giờ buổi chiều, chơi game, bài bạc... nên đã đem lại sự yên tâm cho phụ huynh. Phụ huynh và con em cựu học sinh, các tổ chức, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong huyện, tỉnh tiếp tục ủng hộ lương thực, thực phẩm để duy trì và phát triển bếp ăn.

Mô hình bếp ăn của nhà trường đã được các trường trong huyện và trong tỉnh tìm hiểu và học tập triển khai xây dựng. Những trường có số lượng học sinh và giáo viên ở xa ở lại trường đều trăn trở nhưng với giải pháp của trường THPT Thanh Chương 3 đã giúp các trường bạn, các cấp học tháo gỡ các vướng mắc để thực hiện việc xây dựng bếp ăn Công đoàn phục vụ thiết yếu cho học sinh và giáo viên ở xa.

1.4. Tính khoa học, sư phạm trong quản lý và tổ chức bếp ăn Công đoàn cho học sinh và giáo viên nhà trường

Hình thức quản lý mọi quy trình của bếp ăn tại trường THPT Thanh Chương 3 đều khoa học, nhất quán, được tiến hành hiệu quả từ việc nhập nguyên liệu, chế biến, tổ chức bữa ăn đến kiểm tra chất lượng của bữa ăn.

Bếp ăn không chỉ đáp ứng nhu cầu về cung cấp bữa ăn, nâng cao thể chất mà còn thể hiện tính sư phạm và giáo dục tốt trong quản lý và tổ chức bữa ăn cho học

sinh. Bữa ăn tại trường được quản lý chặt chẽ. Học sinh có nhu cầu ăn trưa tại trường được sự nhất trí của phụ huynh. Các em đăng kí với giáo viên phụ trách của trường, đồng thời số lượng học sinh này được thông qua giáo viên chủ nhiệm.

Các em ở lại có sự phối hợp kiểm tra của Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách, Đoàn trường. Bởi vậy học sinh luôn được kiểm tra, được quan tâm an toàn, tránh được hiện tượng gây mất an ninh trường học. Học sinh cũng được sinh hoạt trong môi trường lành mạnh, không có cơ hội tiếp xúc, lêu lổng với những đối tượng lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

Bên cạnh việc quản lý về đối tượng học sinh ăn trưa tại trường thì việc quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được thực hiện nghiêm túc. Bữa ăn được Ban Giám hiệu, Công đoàn kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu sạch, được lấy mẫu lưu tại bếp ăn. Thức ăn được chế biến đúng quy trình, sạch sẽ, an toàn, đảm bảo về định lượng nguồn dinh dưỡng cho đúng lứa tuổi học sinh.

Ban Giám hiệu, Đoàn thanh niên thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh bữa ăn từ các dụng cụ bát đũa sạch sẽ, khô ráo trước và sau bữa ăn để đảm bảo bữa ăn an toàn, chất lượng. Từ đó sẽ góp phần vào công tác giáo dục trong nhà trường. Học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường, nâng cao ý thức cho học sinh, đảm bảo tính sư phạm, giáo dục đạo đức học sinh.

Bữa cơm tại bếp ăn Công đoàn không chỉ giải quyết vấn đề nhu cầu lượng bữa ăn mà còn là tinh thần, tính giáo dục sâu sắc qua cách tổ chức của nhà trường. Thói quen sẽ tạo nên tính cách con người. Nhận thức rõ điều đó, các hoạt động của nhà trường đều hướng đến giáo dục học sinh. Cách tổ chức bữa ăn mang tính sư phạm và giáo dục sâu sắc.

Mỗi bữa ăn từ 50 đến 80 học sinh và giáo viên tham gia, sau giờ học buổi sáng, học sinh và giáo viên ăn trưa tại trường được tập trung về nhà ăn. Các em được hướng dẫn thực hiện việc rửa tay sát khuẩn vệ sinh sạch sẽ, thầy cô cùng nhân viên phục vụ, học sinh cùng tham gia vào chuẩn bị bữa ăn. Học sinh lau chùi, sắp xếp bàn ghế theo từng bàn.

Nếu bữa ăn tổ chức vào mùa dịch thì giữa các bàn, học sinh có khoảng cách cần thiết để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch. Học sinh cùng tham gia chia các suất ăn vào các khay cho thầy cô cùng các bạn của mình. Bếp ăn vừa tạo cho học sinh tính tự chủ, tự lập nhưng đồng thời cũng gắn kết các mối quan hệ.

Từ việc các em cùng ăn chung bữa cơm cùng thầy cô và các bạn đã giúp các em học cách ăn, nét văn hóa cần thiết trong môi trường tập thể, học sinh cũng hiểu về “ăn xem nồi, ngồi xem hướng” hay“nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Thức ăn sử dụng vừa đủ, không lấy quá nhiều với sức ăn, sắp xếp đồ trong khay gọn gàng, đẹp mắt.

Văn hóa của bữa cơm rất quan trọng đối với sự hình thành tính cách của mỗi con người. Trong bữa ăn mỗi người đều giữ vệ sinh chung như hạn chế nói năng,

nhẹ nhàng, lịch sự. Không khí bữa ăn diễn ra thoải mái, thân thiện, vui vẻ. Sau bữa ăn, học sinh tự thu dọn đồ dùng của bữa ăn, thức ăn thừa, bàn ghế được trả lại chỗ cũ ngăn nắp. Học sinh quét dọn nhà ăn sạch sẽ, ngăn nắp, chào thầy cô, bạn và lên lớp nghỉ ngơi chuẩn bị học tập vào buổi chiều.

Việc tổ chức bữa ăn mang tính khoa học, tính giáo dục sâu sắc. Học sinh tạo được thói quen sinh hoạt nhanh nhẹn, linh hoạt, tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tinh thần trách nhiệm. Bữa ăn cũng giúp các em có tinh thần tự chủ, tự lập. Từ những hành động nhỏ nhất nhưng giúp các em tạo nên thói quen tốt. Với bữa ăn tập thể các em đã được tham gia tích cực vào quá tình rèn luyện kĩ năng sống trong lao động, sinh hoạt, giao tiếp. Đó là tình yêu lao động, là sự sẻ chia trong công việc, nề nếp trong sinh hoạt cá nhân, lịch sự, ân cần trong cách phục vụ, vui vẻ, thân thiện với những người xung quanh. Không phân biệt khối lớp, giới tính, các em hòa đồng, vui vẻ, chia sẻ gắn kết yêu thương. Từ những điều các em được học tập, giáo dục từ việc quản lý và tổ chức bữa ăn, sẽ tạo môi trường học tập lành mạnh, an toàn, góp phần hình thành những kĩ năng cần thiết cho học sinh. Các em có thể sống tự lập, có thể phụ giúp gia đình, có thể chung sống thân thiện với bạn bè, vui vẻ trong sinh hoạt, giàu lòng nhân ái.

1.5. Lan tỏa trực tiếp đến mọi mặt của nhà trường

Theo điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện mục tiêu đó, trường THPT Thanh Chương 3 đã có những giải pháp thiết thực, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn. Nhà trường quan tâm đến nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Một trong số những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, có sức lan tỏa lớn đó là xây dựng, duy trì bếp ăn Công đoàn, tổ chức bữa ăn tại trường.

Công tác xây dựng, duy trì bếp ăn Công đoàn tại trường THPT Thanh Chương 3 là sự kết nối giữa nhà trường, hội cha mẹ học sinh, cựu học sinh của nhà trường, các tổ chức, các nhà hảo tâm, là cầu nối những tấm lòng nhân ái với những hoàn cảnh khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng nếp sống đẹp, kĩ năng làm việc, ứng xử, giao tiếp văn minh trong trường học và trong cộng đồng.

Cơ sở vật chất của bếp ăn là những món quà từ các cá nhân, các tổ chức đồng lòng, đồng sức cùng chung tay xây dựng. Nguồn gạo của bữa ăn được đem đến bởi những tấm lòng “yêu thương là chia sẻ”, nguồn rau sạch từ sự gieo trồng chăm bón của Đoàn thanh niên; bữa ăn được tổ chức bởi sự phối hợp của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên mang tính sư phạm và giáo dục trong sự thân thiện, thoải mái, vui vẻ giữa thầy cô với học sinh, học sinh với học sinh. Điều này đã tạo nên sự lan

tỏa tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, tính kỉ luật, lối ứng xử văn minh...tích cực đến mọi mặt trong nhà trường.

Việc quản lý, duy trì khoa học, hiệu quả bếp ăn với các bữa ăn đã cung cấp năng lượng cần thiết cho giáo viên và học sinh nâng cao thể chất, nâng cao tinh thần cho người học. Ở trường học sinh được học tập, được trải nghiệm, có cơ hội điều chỉnh hành vi từ đó tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức cho giáo viên và học sinh. Ngoài việc đảm bảo chất dinh dưỡng, nguồn năng lượng cho người dạy và người học thì bữa cơm còn gắn kết các mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh tạo sự đoàn kết, sẻ chia, môi trường học tập thân thiện. Mọi đối tượng đều vui vẻ, dân chủ, được tôn trọng, yêu thương, được thấu hiểu nên đã đem đến cảm giác ấm áp, thoải mái . Điều này góp phần quan trọng vào việc duy trì bầu không khí học tập tích cực, hiệu quả. Học sinh tự tin hơn trong việc tham gia vào quá trình học tập, tiếp thu kiến thức dễ dàng, hiệu quả hơn.

Qua các bữa ăn trưa cùng các bạn và thầy cô, các em học sinh có điều kiện được trải nghiệm, được làm việc một cách nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của các thầy cô và bạn bè nên đã hình thành những năng lực quan trọng, năng lực tổ chức, năng lực giải quyết tình huống, năng lực hợp tác, tự chủ cao, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết như kĩ năng thực hành, kĩ năng giao tiếp.

Sự lan tỏa về mặt tích cực của bữa ăn tạo sự chuyển biến về nề nếp trong trường học. Chúng tôi đã tuyên truyền, giáo dục học sinh về ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần lễ phép, sự quan tâm đến mọi người, giữ vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp...từ bữa ăn đến sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy trong nhà trường nề nếp luôn ổn định. Học sinh thực hiện giờ giấc nghiêm túc, lễ phép, biết giữ gìn vệ sinh chung, ngăn nắp, gọn gàng, có ý thức trong mọi sinh hoạt tập thể, có ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.

Từ việc xây dựng bếp ăn và quản lý, tổ chức bữa ăn cũng tạo nên những tình cảm tốt đẹp, sự cảm kích của các cá nhân, tổ chức, sự tin tưởng của thầy cô và học sinh nên đã tạo được sự đồng lòng, đồng sức, sự hài lòng, thân thiện của của mọi người. Đây là cơ sở tạo sự đồng thuận trong mọi hoạt động của nhà trường. Giáo viên tin tưởng vào sự lãnh đạo, quản lý của Cấp ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, học sinh tin tưởng, trân trọng, gần gũi thầy cô, các bạn bè chia sẻ thấu hiểu lẫn nhau nên từ hoạt động này nhà trường đã tạo nên được nhiều thành công tiếp theo trong công tác vận động tài trợ về trang thiết bị phục vụ học tập cho học sinh, chương trình ủng hộ học sinh nghèo vượt khó học tập, ủng hộ các gia đình phụ huynh trên địa bàn có hoàn cảnh éo le.

Việc xây dựng, duy trì bếp ăn, quản lý và tổ chức bữa ăn tại trường đã lan tỏa trong nhà trường về tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương, tính khoa học, kỉ luật. Từ bếp ăn đã có sự chuyển biến về mọi mặt trong nhận thức, hiệu quả học tập, nề nếp, nâng cao thể chất tinh thần, khơi dậy lòng nhân ái, nhân rộng lối sống đẹp, chia

sẻ và yêu thương đã tạo một không khí thân thiện “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, trường thực sự đã là nhà của cả thầy và trò.

2. Bài học kinh nghiệm

2.1. Cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện tình hình thực tế thực tế

Trường THPT Thanh Chương 3 đã có những chủ trương, mục tiêu đúng đắn trong thực hiện công tác dạy học, giáo dục. Những mục tiêu đó được xây dựng kế hoạch cụ thể. Dựa vào tình hình thực tế của trường vùng miền núi, tận dụng cơ sở vật chất cũ, tu sửa nâng cấp phù hợp, vận dụng các nguồn lực xã hội hóa để phục vụ người dạy, người học. Trong các hoạt động giáo dục cần xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp nhằm vạch ra công việc sẽ thực hiện theo một cách thức, trình tự, tiến độ nhất định để đạt mục tiêu đề ra. Việc lập kế hoạch cụ thể sẽ giúp chúng ta đi đúng hướng, tránh tự do, tự phát, tránh tốn kém không cần thiết. Kế hoạch hợp với hình thực tế, như vậy sẽ đem lại hiệu quả nhất định.

2.2. Lãnh đạo luôn sáng tạo để xây dựng môi trường giáo dục toàn diện

Lãnh đạo trong tình hình mới cần sáng tạo, có đức, có tài, có tầm nhìn chiến lược. Trong nhà trường, để xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực, lãnh đạo luôn tìm tòi, trăn trở để tạo môi trường giáo dục toàn diện. Ở đó không chỉ chăm lo chất lượng dạy và học mà công tác giáo dục con người đặc biệt quan trọng, nó đòi hỏi tâm đức của người thầy, sự năng động sáng tạo của lãnh đạo quản lý. Trường học cần tạo sự thân thiện, an toàn, niềm hạnh phúc cho học sinh, giáo viên. Đó là học sinh được học tập, sinh hoạt trong không gian sạch đẹp, được yên tâm an toàn, đủ sức khỏe, đảm bảo phát triển thể chất và tinh thần.

2.3. Lựa chọn, xác định nội dung trọng tâm xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường với điều kiện thực tế của nhà trường

Trong thực hiện mục tiêu giáo dục của các trường học thì lãnh đạo nhà trường cần linh hoạt lựa chọn, xác định nội dung trọng tâm phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Trường THPT Thanh Chương 3 ở vùng miền núi, học sinh ở xa, cơ sở

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) mô HÌNH xây DỰNG, vận HÀNH và PHÁT TRIỂN bếp ăn CÔNG đoàn TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 40)