Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) mô HÌNH xây DỰNG, vận HÀNH và PHÁT TRIỂN bếp ăn CÔNG đoàn TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 45 - 46)

CHƯƠNG III : NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ XÂY DỰNG

2. Bài học kinh nghiệm

2.1. Cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện tình hình thực tế thực tế

Trường THPT Thanh Chương 3 đã có những chủ trương, mục tiêu đúng đắn trong thực hiện công tác dạy học, giáo dục. Những mục tiêu đó được xây dựng kế hoạch cụ thể. Dựa vào tình hình thực tế của trường vùng miền núi, tận dụng cơ sở vật chất cũ, tu sửa nâng cấp phù hợp, vận dụng các nguồn lực xã hội hóa để phục vụ người dạy, người học. Trong các hoạt động giáo dục cần xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp nhằm vạch ra công việc sẽ thực hiện theo một cách thức, trình tự, tiến độ nhất định để đạt mục tiêu đề ra. Việc lập kế hoạch cụ thể sẽ giúp chúng ta đi đúng hướng, tránh tự do, tự phát, tránh tốn kém không cần thiết. Kế hoạch hợp với hình thực tế, như vậy sẽ đem lại hiệu quả nhất định.

2.2. Lãnh đạo luôn sáng tạo để xây dựng môi trường giáo dục toàn diện

Lãnh đạo trong tình hình mới cần sáng tạo, có đức, có tài, có tầm nhìn chiến lược. Trong nhà trường, để xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực, lãnh đạo luôn tìm tòi, trăn trở để tạo môi trường giáo dục toàn diện. Ở đó không chỉ chăm lo chất lượng dạy và học mà công tác giáo dục con người đặc biệt quan trọng, nó đòi hỏi tâm đức của người thầy, sự năng động sáng tạo của lãnh đạo quản lý. Trường học cần tạo sự thân thiện, an toàn, niềm hạnh phúc cho học sinh, giáo viên. Đó là học sinh được học tập, sinh hoạt trong không gian sạch đẹp, được yên tâm an toàn, đủ sức khỏe, đảm bảo phát triển thể chất và tinh thần.

2.3. Lựa chọn, xác định nội dung trọng tâm xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường với điều kiện thực tế của nhà trường

Trong thực hiện mục tiêu giáo dục của các trường học thì lãnh đạo nhà trường cần linh hoạt lựa chọn, xác định nội dung trọng tâm phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Trường THPT Thanh Chương 3 ở vùng miền núi, học sinh ở xa, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên cần xác định nhiệm vụ quan trọng đó là ổn định bữa ăn học đường, quản lý nề nếp, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh rất quan trọng song song với nâng cao chất lượng học tập. Nhà trường xây dựng bếp ăn Công đoàn đã đáp ứng nhu cầu của học sinh, giáo viên xa trường, góp phần lớn vào công tác giáo dục học sinh, lan tỏa đến mọi hoạt động của trường, tạo niềm tin trong nhân dân.

2.4. Nhà trường luôn lấy học sinh làm trung tâm trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục hoạt động giáo dục

Trong các hoạt động dạy học và giáo dục nhà trường luôn lấy học sinh làm trung tâm. Điều đó sẽ giúp học sinh có tính chủ động trong học tập, khám phá bản thân, độc lập, trách nhiệm giúp các em có những suy nghĩ tích cực, sáng tạo. Khổng

Tử đã dạy rằng: “Tôi nghe tôi quên. Tôi nhìn tôi nhớ. Tôi làm tôi hiểu”. Học sinh là đối tượng trực tiếp, là chủ thể của quá trình giáo dục.

Trong việc xây dựng, duy trì và phát triển bếp ăn, nhà trường đã phân công nhiệm vụ cho học sinh từ việc trồng và chăm sóc rau xanh, vệ sinh bếp ăn, sắp xếp bàn ghế, quản lý bạn ăn, chia khẩu phần, thu dọn sau bữa ăn. Khi học sinh được tham gia vào quá trình học tập, trải nghiệm các em sẽ hình thành kiến thức, kĩ năng cần thiết qua sự hướng dẫn của giáo viên. Bởi vậy từ bữa ăn tập thể mà đã hình thành ở các em những hiểu biết về sự cần thiết trong nhu cầu về dinh dưỡng, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm, kĩ năng làm việc thành thạo để tự chủ trong cuộc sống, tạo không khí vui vẻ, thân thiện, trường học an toàn, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) mô HÌNH xây DỰNG, vận HÀNH và PHÁT TRIỂN bếp ăn CÔNG đoàn TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 45 - 46)