Kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) mô HÌNH xây DỰNG, vận HÀNH và PHÁT TRIỂN bếp ăn CÔNG đoàn TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 47 - 61)

C. KẾT LUẬN

2. Kiến nghị, đề xuất

Xây dựng, vận hành bếp ăn Công đoàn, căn tin trong mỗi nhà trường là cần thiết, trong những năm gần đây, đời sống vật chất của nhân dân được nâng cao, nhu cầu về vật chất cũng đòi hỏi cao hơn. Vì vậy, việc xây dựng bếp ăn và căn tin sẽ đáp ứng được yêu cầu của giáo viên và học sinh trong mỗi nhà trường. Điều đó tránh tình trạng học sinh mua hàng qua hàng rào trường hay tiếp cận các nguồn thực phẩm không đảm bảo an toàn, trôi nổi trên thị trường, còn giáo viên xa nhà phải tìm quán sá đắt đỏ, hoặc tham gia giao thông không có thời gian nghỉ trưa.

Mặt khác, ngoài việc vận hành bếp ăn phục vụ và nâng cao vật chất tinh thần cho giáo viên, học sinh xa nhà ở trưa tại trường để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường thì mỗi trường học nên vận hành cả căn tin để lấy nguồn thu từ căn tin bổ sung vào quỹ phúc lợi nhà trường, có thêm kinh phí động viên các thầy cô, nhân viên nhà trường những ngày lễ tết.

Để vận hành bếp ăn, căn tin trong nhà trường, ngành giáo dục nên cho cơ chế và hướng dẫn hoạt động để đảm bảo thực hiện đúng quy định, quy chế của ngành đề ra.

Bên cạnh đó, việc xây dựng bếp ăn trong mỗi nhà trường đòi hỏi kinh phí lớn, vì vậy hơn bao giờ hết bên cạnh nguồn kinh phí xã hội hóa, cần có cơ chế hỗ trợ một phần từ chính quyền các cấp, của ngành giáo dục

Có thể nói rằng, với mỗi nhà trường cần nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các chủ thể trong việc quản lý, giáo dục. Đặc biệt lãnh đạo nhà trường phải là người luôn luôn trăn trở và có khát khao, sáng tạo cống hiến, tất cả vì giáo viên và học sinh thân yêu. Việc xây dựng bếp ăn nhà trường hay lớn hơn là phát huy các giá trị văn hóa nhà trường là vô cùng thiết thực. Mỗi trường học không chỉ cần đầy đủ về vật chất mà còn cần một trí tuệ sáng suốt để hành động, một trái tim nồng hậu là năng lượng thắp sáng cho niềm tin thành công. Công trình bếp ăn Công đoàn là sự trăn trở, khát khao của cả tập thể nhà trường, đặc biệt là bao thế hệ học sinh, giáo viên đã từng“cơm đùm, cơm nắm” đến trường và nay đã trở thành hiện thực và phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực, nhân văn.

Với khả năng có hạn, trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Mô hình xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn Công đoàn trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã thể hiện sự cố gắng và đam mê của tác giả nhưng vẫn mang sắc thái chủ quan. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót, để đề tài thực sự có giá trị, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của các đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1998), Nghịquyết Trung ương lần thứ8, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 40-83.

2. TS Phạm Thị Mai Chi và TS Lê Minh Hà Hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm 2006.

3. Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (2013), Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bảnChính trị Quốc gia.

4. Nguyễn Thị Minh Hạnh (2014), Phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong hình thành nhân cách con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí cộng sản chuyên đề cơ sở, số 95.

5. Trịnh Duy Huy (2009), Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Huyện ủy Thanh Chương, (2020), Báo cáo ước tính thực hiện nhiệm vụ kinh tếnăm 2020, phương hướng nhiệm vụ 2021.

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

LỄ KHAI TRƯƠNG BẾP ĂN CÔNG ĐOÀN

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BẾP ĂN CÔNG ĐOÀN VẬN HÀNH BẾP ĂN

CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG VỀ MÔ HÌNH BẾP ĂN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thanh Chương, ngày 15 tháng 01 năm 2021

THƯ NGÕ

Về việc xin hỗ trợ kinh phí để xây dựng bếp ăn tập thể học sinh và cho giáo viên. Kính gửi: - Hội doanh nhân Thanh Chương tại Hà Nội và các vùng phụ cận.

- Đồng kính gửi các cựu học sinh trường Thanh Chương 3

Trường THPT Thanh Chương 3 có bề dày truyền thống hơn 45 năm thành lập và phát triển, hiện đóng trên địa bàn xã Phong Thịnh huyện Thanh Chương, thuộc huyện miền núi của tỉnh Nghệ An. Học sinh và giáo viên nhà trường rất nhiều người sống ở xa khu vực nhà trường, điều kiện giao thông đi lại hết sức khó khăn, phức tap và cách xa từ 15 đến 20 km. Hiện nay trường có 77 CBGV đang công tác giảng dạy. Hàng ngày vào buổi trưa, nhiều giáo viên và học sinh không thể trở về nhà để quay lại trường tham gia giảng dạy và học tập vào buổi chiều nên số lượng giáo viên và học sinh phải thuê phòng trọ ở qua ngày hoặc tạm trú lại nhà trường trong các lớp học vào buổi trưa lên đến vài trăm người, khoảng ... giáo viên sống tại ký túc xá của trường và khoảng 60 em học sinh thuê phòng trọ của nhà dân ở gần trường. Do trường đóng trong khu vực địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, các dịch vụ ăn uống rất đắt đỏ nên việc đáp ứng cho các CBGV và học sinh có điều kiện ăn ở để làm việc và học tập cả ngày là nỗi trăn trở của trường trong nhiều năm qua.

Để tạo điều kiện cho các giáo viên và học sinh ở xa làm việc và học tập cả ngày có chỗ ăn nghỉ đảm bảo an toàn, yên tâm công tác và học tập, Ban giám hiệu cùng Công đoàn trường đã thông qua Đảng ủy và đã tiến hành xây dựng kế hoạch thành lập một bếp ăn để phục vụ cho CBGV và học sinh vào các buổi trưa. Tuy nhiên, do nhà trường đã gặp phải khó khăn về kinh phí xây dựng, mua sắm dụng cụ và duy trì nhà ăn tập thể, nếu đưa kinh phí xây dựng nhà ăn vào giá bữa ăn thì chi phí mỗi bữa ăn không khác gì giá ngoài hàng quán, cho nên đến nay vẫn chưa thể thực hiện được kế hoạch đề ra.

Trước khó khăn trên, Ban Giám hiệu nhà trường kính mong Hội doanh nhân Thanh Chương tại Hà Nội và các vùng phụ cận, các tổ chức, cá nhân và các anh, chị cựu học sinh nhà trường quan tâm, hỗ trợ kinh phí để nhà trường có điều kiện xây dựng, mua sắm vật dụng và duy trì sử dụng bếp ăn đầy đủ phục vụ công tác ăn ở cho giáo viên và học sinh của nhà trường.

Mọi sự ủng hộ xin gửi trực tiếp về Công Đoàn trường THPT Thanh Chương 3, xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An hoặc qua tài khoản số: 3615201005331, tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, người thụ hưởng: Ban chấp hành Công đoàn trường THPT Thanh Chương 3.

Xin trân trọng cảm ơn và rất mong nhận được sự ủng hộ của Quý cơ quan, tổ chức và Quý cựu học sinh của Trường.

HIỆU TRƯỞNG

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3

Số: 36/KH-THPTTC3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thanh Chương, ngày 20 tháng 12 năm 2020

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG BẾP ĂN CÔNG ĐOÀN

Căn cứ vào tình hình và nhu cầu thực tế của giáo viên và học sinh trường THPT Thanh Chương 3, Nhằm xây dựng bếp ăn tập thể tại trường THPT Thanh Chương 3 đảm bảo an toàn thực phẩm để phục vụ giáo viên và học sinh nhà trường. Trường THPT Thanh Chương 3 ban hành Kế hoạch với các nội dung cụ thể sau :

I. Đặc điểm tình hình

Trường THPT Thanh Chương 3 là ngôi trường có bề dày truyền thống hơn 45 năm thành lập và phát triển. Trường đóng trên địa bàn xã Phong Thịnh huyện Thanh Chương, thuộc khu vực khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Thanh Chương – Một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An. Giáo viên và học sinh nhà trường rất nhiều người ở xa khu vực nhà trường, điều kiện giao thông đi lại hết sức khó khăn và phức tap. Hiện nay trường có 77 CBGV đang công tác giảng dạy. Hàng ngày, nhất là buổi trưa, nhiều giáo viên và học sinh không thể trở về nhà để quay lại trường tham gia giảng dạy và học tập vào buổi chiều nên số lượng giáo viên và học sinh phải thuê phòng trọ ở qua ngày hoặc tạm trú lại nhà trường trong các lớp học vào buổi trưa. Mỗi ngày, thường có khoảng 45 giáo viên và gần 150 em học sinh ở lại trong trường và có khoảng 60 em học sinh thuê phòng trọ của nhà dân ở gần trường. Do trường đóng trong khu vực địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, các dịch vụ ăn uống còn rất hạn chế nên việc đáp ứng cho các CBGV và học sinh có điều kiện ăn ở để làm việc và học tập cả ngày là nỗi trăn trở cho trường trong nhiều năm qua.

Để tạo điều kiện cho các giáo viên và học sinh ở xa làm việc và học tập cả ngày có chỗ ăn nghỉ đảm bảo an toàn, yên tâm công tác và học tập, Ban giám hiệu cùng Công đoàn đã thông qua Đảng ủy và đã tiến hành xây dựng kế hoạch thành lập một bếp ăn để phục vụ cho CBGV và học sinh vào các buổi trưa. Tuy nhiên, do nhà trường đã gặp phải khó khăn về kinh phí xây dựng cũng như mua sắm dụng cụ nhà ăn tập thể nên đến nay vẫn chưa thể thực hiện được kế hoạch đề ra.

II. Địa điểm, thời gian và đối tượng phục vụ

1. Địa điểm: Trong khuôn viên trường THPT Thanh Chương 3 2. Thời gian: bắt đầu từ năm học 2020 - 2021.

3. Đối tượng: Giáo viên và học sinh nhà trường có nguyện vọng III. Cơ sở vật chất và kinh phí xây dựng bếp ăn

1. Cơ sở vật chất

- Nhà ăn và bếp ăn: nhà trường cải tại 1 dãy nhà cấp 4 gồm 4 gian nhà để làm nhà và bếp ăn.

- Dụng cụ sử dụng và phục phục vụ trong nhà ăn: các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nhà ăn như bàn ghế, quạt điện, bóng đèn, bếp, xoong nồi, bát đũa … và các dụng cụ chế biến đồ ăn nhà trường kêu gọi sự Công đoàn ngành GD, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các anh chị cựu học sinh nhà trường … hỗ trợ kinh phí mua sắm hoặc tặng hiện vật để sử dụng.

1. Kinh phí xây dựng và sử dụng a, Kinh phí xây dựng

- Tổng kinh phí các hạng mục cải tạo nhà học cấp 4 để làm nhà ăn, bếp ăn, khu vực chế biến thực phẩm, kho để lương thực, thực phẩm … khoảng: 240 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí xây dựng: từ nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân …

- Chi tiết chi phí các hạng mục xây dựng: có bảng biểu kèm theo b, Kinh phí sử dụng

- Kinh phí sử dụng và vận hành căn tin hoạt động như: mua sắm lương thực, thực phẩm, chế biến thức ăn, đồ uống, điện nước … và chi trả cho bộ phận phục vụ nhà bếp do nhà trường hỗ trợ một phần, phụ huynh học sinh hỗ trợ và đóng góp, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ …

III. Phương thức quản lý và hoạt động 1. Phương thức điều hành, quản lý

- Hiệu trưởng nhà trường trình cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động của bếp ăn nhà trường.

- Nhà trường ký hợp đồng với nhân viên nhà bếp đế mua, chế biến và nấu ăn, phục vụ trong nhà ăn.

- BGH nhà trường trực tiếp quản lý và chỉ đạo điều hành tất cả các hoạt động của bếp ăn đảm bảo phục vụ chu đáo và an toàn cho giáo viên và học sinh. - BGH thành lập đoàn kiểm tra, giám sát việc phân công, quản lý, điều hành, xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất, lương thực, thực phẩm và việc đăng ký tham gia ăn uống tại bếp ăn của giáo viên và học sinh.

- Phân công kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình mua và chế biến lượng thực, thực phẩm và cách phục vụ của nhà bếp.

- Liên kết với cơ quan y tế gần nhất để xử lý những sự cố về việc mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của giáo viên và học sinh. - Xem xét trách nhiệm, đề xuất xử lý hoặc kỷ luật những cá nhân làm vi phạm đến việc làm thất thoát kinh phí, lương thực, thực phẩm, cơ sở vật chất, thiết bị của nhà ăn, cũng như vi phạm an toàn thực phẩm và làm ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của người ăn uống tại bếp ăn.

2. Cách thức hoạt động của nhà ăn

- Nhà trường kêu gọi xây dựng, mua sắm đầy đủ các thiết bị, dụng cụ phục vụ trong nhà ăn.

- Hoàn thành các thủ tục pháp lý để duy trì hoạt động của nhà ăn - Xây dựng quy chế quản lý, điều hành hoạt động của nhà ăn

- Hợp đồng với nhân viên phục vụ trong nhà ăn: yêu cầu phải có kiến thức về ATTP, chế biến thức ăn đảm bảo an toàn, chất lượng.

- Tổ chức cho giáo viên và phụ huynh học sinh đăng ký ăn, uống tại bếp ăn và ký cam kết về việc chấp hành tốt nội quy bếp ăn.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể để kiểm tra lương thực, thực phẩm, cách chế biến, phục vụ ăn uống và số lượng giáo viên, học sinh tham gia ăn uống từng ngày.

- Mua sắm, chế biến lương thực, thực phẩm để phục vụ bếp ăn hàng ngày. - Đăng ký tập huấn kiến thức vệ sinh, ATTP cho nhân viên phục vụ nhà ăn.

- Rút kinh nghiệm, điều chỉnh và xử lý kịp thời những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý, vận hành, sử dụng bếp ăn.

IV. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân 1. Ban Giám hiệu

- Xây dựng kế hoạch, dự kiến kinh phí cho các hoạt động triển khai ATTP bếp ăn tập thể trường học.

- Chỉ đạo họp giao ban định kỳ và đột xuất đánh giá tiến độ và triển khai các nhiệm vụ tiếp theo.

- Thành lập tổ tự giám sát về ATTP bếp ăn tập thể nhà trường.

+ Thành phần giam gia: Ban giám hiệu, phụ trách bếp ăn tập thể, nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm tại các BATT; Đại diện hội cha mẹ học sinh.

+ Nhiệm vụ: Cập nhật kiến thức ATTP; thực hiện theo đúng quy định về ATTP khi tham gia sơ chế, chế biến thức ăn tại BATT, chủ động giám sát nguồn gốc và chất lượng của thực phẩm hàng ngày nhập vào BATT.

2. Công Đoàn, Đoàn thanh niên, HCMHS và GVCN a, Công Đoàn

- Tổ chức tuyên truyền đến tất cả các CB, GV, NV nhà trường về chủ trường xây dựng bếp ăn tập thể

- Báo cáo và xin sự ủng hộ của Công đoàn ngành GD Nghệ An về chủ trương cũng như kinh phí xây dựng, duy trì bếp ăn.

- Vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân để xây dựng bếp ăn và nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày cho GV.

- Sử dụng ao sẵn có của nhà trường, phân công thả cả, chăn nuôi hiệu quả để hỗ trợ, phục vụ một phần bữa ăn cho GV và học sinh.

- Tăng cường giám sát và phối hợp với các bộ phận liên quan để duy trì

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) mô HÌNH xây DỰNG, vận HÀNH và PHÁT TRIỂN bếp ăn CÔNG đoàn TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 47 - 61)