Kinh nghiệm tổ chức hoạt động Đọc phát triển năng lực học sinh 1 Huy động tri thức nền

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM THIẾT kế các CHỦ đề dạy học THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực QUA các HOẠT ĐỘNG đọc VIẾT nói NGHE từ CHỦ đề TRỮ TÌNH dân GIAN VIỆT NAM (Trang 54 - 55)

- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh hóm hỉnh của người lao động cho dù cuộc sống của họ còn

5. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động Đọc phát triển năng lực học sinh 1 Huy động tri thức nền

5.1. Huy động tri thức nền

Giáo viên sử dụng các câu hỏi huy động kiến thức nền cho giáo viên. - Câu hỏi hình dung về văn bản: Nhìn vào tựa đề văn bản/ hình ảnh minh

họa, đoán xem văn bản này nói về vấn đề gì? Văn bản này thuộc loại nào, theo em cách đọc nào là phù hợp? Những thông tin nào về lịch sử, văn hóa, xã hội liên quan đến văn bản mà em cần tìm hiểu?....

- Câu hỏi định hướng mục đích đọc: Em đọc văn bản này với mục đích gì? Em muốn biết gì về văn bản? Em muốn thảo luận điều gì?...

Sử dụng phiếu học tập hình dung về văn bản

Họ và tên: Lớp:

Tên văn bản: Tác giả:

Đọc tựa đề và đoán văn bản này có thể nói về vấn đề gì?

-

Đọc lướt văn bản và cho biết văn bản thuộc thể loại nào cách đọc ra sao?

-

Những thông tin nào về lịch sử, văn hóa, xã hội liên quan đến văn bản mà em cần tìm hiểu?....

Em hình dung những điều gì về văn bản?

-

Văn bản này khiến em gọi nhớ đến văn bản nào khác em đã học?

-

Có những câu hỏi nào em hy vọng có thể trả lời trong văn bản này?

-

*Kinh nghiệm khơi gợi và phát triển tri thức nền trong khi đọc hiểu văn bản

- Cho học sinh tự do thẩm bình

VD: Nguyễn Du đã khắc họa hình tượng Tiểu Thanh bằng hình ảnh, ngôn từ nào? Em ấn tượng với hình ảnh, ngôn từ nào nhất, vì sao ?

HS: phát biểu tự do

Mục đích của chúng tôi là không gò ép sự cảm nhận của học sinh. Bởi lẽ trên tư cách là một người đọc, mỗi học sinh sẽ có cách cảm thụ của riêng mình dựa trên những tri thức nền tảng vốn có của cá nhân về ngôn ngữ và đời sống. Giáo viên lắng nghe các cảm nhận của học sinh và cũng có thể nêu ra cảm nhận của riêng mình sau đó giáo viên chốt lại những vấn đề cơ bản nhất mà thôi. Các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh không nên nhiều câu hỏi tái hiện, nên hướng tới các câu hỏi mở cho phép học sinh được quyền nói lên cảm nhận của mình. Khi đặt câu hỏi theo hướng mở, giáo viên cần thể hiện sự tôn trọng với quan điểm cá nhân của học sinh, miễn là những cảm nhận đó không trái với chuẩn mực đạo đức. Giáo viên chỉ nên định hướng những cảm nhận sai trái, sau đó đưa ra những kiến giải cơ bản về vấn đề.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM THIẾT kế các CHỦ đề dạy học THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực QUA các HOẠT ĐỘNG đọc VIẾT nói NGHE từ CHỦ đề TRỮ TÌNH dân GIAN VIỆT NAM (Trang 54 - 55)