- Cung cấp tài liệu.
6. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động Viết phát triển năng lực học sinh
học sinh
6.1. Tổ chức cho học sinh ghi chép
* Tổ chức cho học sinh ghi chép dự đoán, suy luận, đánh giá về văn bản
Dự đoán về điều sẽ xảy ra
Suy luận về ý nghĩa Đánh giá về điều đã xảy ra
*Tổ chức cho học sinh ghi chép đối thoại:
Chi tiết, ngôn từ, hình ảnh…
Nhận xét bản thân Ý kiến đánh giá của người khác
Phản hồi của bản thân
*Hướng dẫn học sinh ghi chép hai lần về văn bản: Tên văn bản
Suy nghĩ ban đầu về văn bản Suy nghĩ sau khi đọc hiểu văn bản
*Phiếu học tập cảm nhận ngôn từ
*Ghi chép bên lề trang sách: Ngoài những ghi chép theo hình thức giáo viên thiết kế sẵn, giáo viên nên khuyến khích học sinh ghi tự do các ý tưởng, cảm xúc của mình về văn bản. Những ghi chép này có thể được ghi vào vở, trên những mẩu giấy nhỏ dán vào trang sách hoặc ghi chú bên lề trang sách.. .Loại ghi chép này thường ghi lại những ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc đến nhanh khi học sinh tương tác với văn bản và những người đọc khác.
*Ghi chép cá nhân: Là tập hợp những suy nghĩ, cảm xúc tự do của học sinh, có thể không cần quan tâm đến ngữ pháp, chính tả, cũng không cần viết câu hoàn chỉnh. Người viết không bó hẹp vào một khuôn mẫu, có thể chia se với bạn đọc khác hoặc giữ cho riêng mình.
6.2. Tổ chức cho học sinh viết bài:
Viết một cách hoàn chỉnh những suy nghĩ, cảm xúc cá nhân về văn bản đã đọc hiểu. Giáo viên lưu ý cho học sinh viết cần phải quan tâm cả hai phương diện nội dung và hình thức. Bài viết thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về văn bản, có cấu trúc chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, gãy gọn.